Friday, 3 July 2015

Suy tư (Trần Quang Cơ - Viet Studies)





Suy tư    
Trần Quang Cơ 
Viet Studies    30-6-15

Lời giới thiệu của Nguyễn Vĩnh: Trân quý một nhân cách

*
Đối chiếu bài "Suy tư" của Trần Quang Cơ giữa bản gốc và bản đăng trên Vietnamnet (viet-studies 2-7-15) -- Hôm nay VNN đã đăng bài Ông Trần Quang Cơ suy tư biến cố cuộc đời và vận nước mà báo này nói là của ông Trần Quang Cơ.  Đây chính là bài Suy tư mà viet-studies đã đăng hôm 30-6-2015  

Đối chiếu hai bản này thật là thú vị: Tất nhiên có nhiều đoạn mà tòa soạn bỏ đi (có thể hiễu được) như đoạn về gia đình tác giả, còn thì hầu hết những đoạn bị xóa là những đoạn mà tác giả, vô cùng tâm huyết, viết về tham nhũng và về âm mưu hiểm độc của kẻ thù truyền kiếp của nước ta là Trung Quốc.  Đăng lại đây không phải để trách các bạn trong ban biên tập VNN (các bạn cũng buộc lòng mà làm thế thôi) nhưng để thấy những gì mà "trên"xem là nhạy cảm, dù đó là tâm tình cuối đời của một chính khách lão luyện, thuộc hàng "khai quốc công thần" của chế độ. 


------------------------------

Đinh Hoàng Thắng 

TẠI SAO PHẢI CẮT XÉN?
 
Viet-studies xin đăng dưới đây bản gốc bài “Trần Quang Cơ với quan hệ Việt – Mỹ” của  Đinh Hoàng Thắng (tựa đề do chính tác giả đặt). Bản này đã được gửi cho Vietnamnet, và được đăng với tựa đề do tòa soạn Vietnamnet đặt: "Ông Trần Quang Cơ: Người thúc đẩy bình thường hóa Việt- Mỹ" (http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/247889/ong-tran-quang-co--nguoi-thuc-day-binh-thuong-hoa-viet--my.html)

So sánh bản trên VNN (đã được tòa soạn "biên tập") với bản gốc(viet-studies tô vàng những chỗ bị cắt bỏ hoặc thay đổi), có thể thấy vài sự vênh nhau như sau
(1) Tên và nội dung bài viết đề cập đến công lao Trần Quang Cơ đối với toàn bộ vấn đề Việt – Mỹ chứ không chỉ bó hẹp vào mỗi một khâu “bình thường hóa quan hệ”. Tại sao lại phải “ăn bớt” công lao của cụ như thế?
(2) Bỏ đoạn Mãi tới năm 2009, nhân dịp 30 năm cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, ông mới “bật mí” cái triết lý sống còn về an ninh quốc gia với truyền thông: “Trong cái thế anh nằm ngay cạnh nước lớn, nước khổng lồ, mà không có bạn thì anh sẽ bị ép”. Tại sao VNN lại bỏ đoạn này? Có phải vì  VNN không muốn ai nhắc lại cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc và dấu nhẹm luôn cả cái kế sách mà Trần Quang Cơ tâm đắc?
(3) VNN lại bỏ luôn cả ý “phi ý thức hệ” trên sap-pô bài của Đinh Hoàng Thắng và cuốn Hồi ký của cụ (chú thích [5]). Vì sao?
(4) Đặc biệt hơn, VNN thay hai cái subtitles để giảm nhẹ hai nội dung bản gốc muốn nhấn mạnh. (a) Thay subtitle thứ nhất là bỏ luôn cả sự tiếc nuối của cụ Cơ, mà tác giả đã hàm ý an ủi cụ, “Muộn còn hơn không”. Thay subtitle thứ hai làm thay đổi hoàn toàn thông điệp của cả người đã khuất lẫn tác giả ĐHT. Câu cuối cùng bài viết trích tâm sự cụ Cơ Tiếc thay hiện nay điều đó còn là sự mong đợi của chúng ta” bị VNN “quên” hay “cố cắt bỏ”; thành ra tâm sự của cụ Cơ (trên bản của VNN) trở thành một thông điệp sáo rỗng, một lời khuyên chung chung. Trong khi đó, với câu kết này (trên bản gốc), cụ Trần Quang Cơ đã đưa ra một cảnh báo mạnh mẽ và nghiêm trọng về quan hệ hiện nay giữa đảng và dân.

Bái phục các biên tập viên của VNN/TVN, phân ưu với cụ Cơ, gia quyến và tác giả!









No comments:

Post a Comment

View My Stats