Saturday, 4 July 2015

Nhân quyền vẫn là mối quan tâm lớn trong quan hệ Việt – Mỹ (Trần Quang Thành | Nguyễn Quang A)






Theo thông báo của Ban đối ngoại trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam viếng thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 6 đến 10/7/2015.

Cùng đi có 2 Ủy viên Bộ chính trị là bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội, ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh 1 Bí thư Trung ương Đảng là ông Trần Quốc Vượng, Chánh văn phòng Trung ương Đảng; 1 Phó Thủ tướng là ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao; ông Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại trung ương và một số ủy viên Trung ương Đảng là bộ trưởng, thứ trưởng.

Chuyến đi thăm của Tổng bí thứ Nguyễn Phú Trọng đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa mối bang giao giữa 2 nước.

20 năm qua quan hệ kinh tế, giáo dục, văn hóa giữa 2 nước có nhiều bước phát triển nổi bật. Tuy nhiên về mặt nhân quyền thì ở Việt Nam có bước tiến chậm chạp. Trên lĩnh vực tự do báo chí, tự do thông tin, tín ngưỡng tôn giáo vẫn bị xếp hạng vào nhóm cuối bảng của nhiều tổ chức quốc tế.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã có một số đánh giá về quan hệ Việt Mỹ 20 năm qua và sự liên quan đến các hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành.

Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe

(Youtube PV Tiến sĩ Nguyễn Quang A)

***

Trần Quang ThànhThưa tiến sĩ Nguyễn Quang A,

Trong tháng 7 này, có 2 sự kiện ở Việt Nam được dư luận, trong và ngoài nước rất quan tâm. Đó là kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ: chuyến đi thăm Mỹ của ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A bình luận gì về 2 sự kiện lịch sử này ạ?

Nguyễn Quang A: Ngày 12/7/1995, Tổng thống Bill Clinton đã ra thông báo về việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Năm nay là đúng 20 năm kỷ niệm ngày bình thường hóa quan hệ ngoai giao đó. Đồng thời ngày mai (4/7/2015) là Quốc khánh Mỹ. Tối hôm qua (2/7/2015) Đại sứ quán đã tổ chức một buổi chiêu đãi với sự hiện diện của cựu Tổng thống Bill Clinton.

Sự kiện đánh dấu phát triển mối quan hệ giữa 2 nước hết sức là quan trọng. 20 năm qua đã chứng kiến sự phát triển rất nhiều ở Việt Nam về kinh tế và mọi thứ.

TQT : Trong chuyến đi thăm sắp tới của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ông quan tâm điều gì nhất?

NQA: Cuộc viếng thăm của ông Trọng khởi đầu vào ngày 5 tức là chỉ còn 2 ngày nữa thôi kéo dài đến ngày 9 tôi thấy đây là một cuộc đi thăm rất đặc biệt. Bởi vì ông Trọng không gì một chức vụ gì trong nhà nước. Thật lấy làm lạ. Đối với chính giới Mỹ đây cũng là lần đầu tiên đón một tổng bí thư một đảng cộng sản nhưng không giữ một chức vụ nào về nhà nước. Ông Khơ-rút-sốp ngày xưa hay ông Hồ Cẩm Đào, ông Giang Trạch Dân, hay ông Tập Cận Bình đều có một chức vụ nhà nước. Còn ông Nguyễn Phú Trọng không có một chức nào trong nhà nước cả. Đó là một sự lạ. Nhưng theo tôi bên phía Mỹ họ rất thực dụng. Ai là người thực sự cầm quyền, trong mối quan hệ ấy sao tốt cho phía Mỹ họ cũng không câu nệ về chuyện nghi thức như thế nào. Còn nội dung cuộc gặp gỡ thì nó chưa diễn ra, tuy rằng người ta đồn đoán cái này, cái kia. Tôi không bình luận cái gì mình không chắc chắn, nó chưa diễn ra. Nếu có bình luận thì là sau cuộc đi thăm này mới có thể bình luận một vài câu gì đó.

TQT: Trong chuyến thăm Mỹ, có một sự kiện diễn ra ở New York. Đó là Tổng bí Nguyễn Phú Trọng sẽ gặp những đồng chí của mình là Đảng Cộng sản Mỹ. Phải chăng đây cũng là một sự đặc biêt.? Ở nước Mỹ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể gặp đảng đối lập. Nhưng ở Việt Nam chắc ông Obama không thẻ gặp đại điện đảng đối lập khi đến thăm Việt Nam phải không TS Nguyễn Quang A?

NQA : Đó là sự khác biệt giữa Việt Nam và Mỹ. Bởi vì Mỹ là một nền dân chủ. Ở Việt Nam là một chế độ độc tài, họ không cho bất cứ đảng đối lập nào hoạt động. Tôi thấy có lẽ đó là một bài học thấm thía cho ông Trọng để ông ấy thay đổi cái tư duy của mình. Tôi nghĩ ông ấy vẫn còn trẻ chưa đến nỗi già lắm. Nhưng mà một sự kiện như thế cũng không làm cho ông thay đổi chút nào đâu

TQT: Trước khi diễn ra cuộc đi thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vào 2 ngày 23 và 24/6 mới đây tại Washington DC đã diễn ra cuộc đối thoại giữa Mỹ và Trung Quốc. Dẫn đầu đoàn Trung Quốc là 2 phó thủ tướng; phía Mỹ là phó tổng thống. Trong cuộc đối thoại này họ đã nói thăng với nhau đừng có biến bất đồng thành bất hòa. Ông bình luận gì về sự kiện này?

NQA: Tôi nghĩ là mối quan hệ Mỹ - Trung là một mối quan hệ rất quan trọng không chỉ với nhân dân Mỹ và nhân dân Trung Quốc mà nó ảnh hưởng đến toàn thế giới. Đây là 2 nước lớn rất là hùng mạnh. Tôi nghĩ là ngay đối với cả người Việt Nam nếu chúng ta suy nghĩ một cách chín chắn thì chúng ta có thể thấy là mối quan hệ giữa 2 nước đó nó được yên thắm, nó được yên bình, nó cũng tốt cho Việt Nam. Bởi vì sự xấu đi giữa 2 cường quốc lớn như thế thì nó có thể ảnh hưởng đến toàn thế giới và đến bản thân cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Tất nhiên là người Việt Nam ai cũng đau đáu cái chuyện giữa mình và Trung Quốc nó thế nào ấy? Tôi nghĩ điều quan trong là làm sao cho chúng ta mạnh lên, khỏe lên và có sức tự cường. Cái đó mới là chính. Mình không bao giờ kỳ vọng trong mối quan hệ giữa 2 nước lớn này, ngoài điểm chung là ổn định, hòa bình sẽ có lợi chung cho thế giới và mình cũng được hưởng cái chung đó. Nhưng cũng rất có thể người Việt Nam rất e ngại trong sự bình ổn chung như thế Trung Quốc họ tìm cách họ xỉa mình ở Biển Đông, ở nơi này, nơi kia. Tôi nghĩ đó là một thực tế mà chúng ta phải đối mặt, phải đương đầu và đương đầu với sức mạnh của chính chúng ta, bằng trí tuệ của chính chúng ta không thể dựa dẫm vào ai được. Tất nhiên chúng ta phải vận dụng tất cả các mối quan hệ để làm sao mình có nhiều bạn hơn khi khả năng xấu giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông nó xảy ra. Đấy là việc người Việt Nam chúng ta phải lo. Chứ không phải mong chờ vào những người khác.

TQT: Trong quan hệ Việt Nam – Mỹ ấm lên, tốt lên như vậy nó có là rào cản cho mối quan hệ Việt – Trung không thưa Tiến sĩ Nguyễn Quang A?

NQA: Nếu tôi là người lãnh đạo Trung Quốc tôi cũng không muốn điều ấy. Nhưng mà họ cũng phải chấp nhận sự thực như vậy. Họ không muốn, nhưng đời nó vẫn thế. Tôi nghĩ nếu chúng ta khéo léo thì cái chuyện quan hệ tốt lên giữa Việt Nam và Mỹ sẽ không có ảnh hưởng gì nhiều lắm đến quan hệ Việt Nam và Trung Quốc.

TQT: Trở lại 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam và Mỹ với sự có mặt của cựu Tổng thống Bill Clinton trong dịp này ông đánh giá như thế nào ạ?

NQA: Tôi nghĩ trong bài phát biểu tối hôm qua (2/7) cựu Tổng thống Clinton nói là ông cảm động. Ông nhắc lại những khó khăn lúc đó khi đưa ra quyết định rất táo bạo của ông về bình thường hóa quan hệ. Ông kết luận trong quan hệ giữa con người, giữa các nước với nhau việc đối thoại ôn hòa, hợp tác là tốt hơn rất nhiều so với việc đối đầu, đe dọa lẫn nhau.

Tôi nghĩ những thành tích của Việt Nam trong phát triển quan hệ với Mỹ trong 20 năm qua là minh chứng cho sự khôn ngoan ấy. Rất đáng tiếc là trong một thời gian dài vì lý do này, lý do nọ người ta còn đang tranh cãi nhau vì Việt Nam và Mỹ đã có một cuộc đối đầu hết sức là quyết liệt và thực sự là chẳng có lợi cho ai cả. Tôi nghĩ bài học đó có lẽ nó còn đúng cho cả muôn đời sau và không phí khi phải nhắc lại những bài học như thế. Bời vì đấy là những thứ ai cũng phải thấm nhuần để có hành động cho nó phù hợp. Ngược lại nếu chúng ta lơ là thì sẽ có thể xảy ra những cuộc nồi da nấu thịt và thật sự không có lợi cho bất kể một người nào cả

TQT: Trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ cũng có lúc chúng ta bỏ lỡ nhịp. Đó có phải là những bài học chúng ta phải rút ra để không phải lỡ nhịp trong thời gian sắp tới không thưa Tiến sĩ Nguyễn Quang A?

NQA: Tôi nghĩ rằng đứng là như vậy nhưng nếu nói rằng chỉ chúng ta lỡ nhịp thì không hoàn toàn đúng. Bởi vì cả người Mỹ cũng nhiều khi lỡ nhịp nữa chứ không phải chỉ có người Việt Nam. Về cái ấy người Việt Nam cũng phải học, người Mỹ cũng phải học từ những bài học xấu của quá khứ để vun đắp cho tương lai tốt đẹp hơn.

TQT: Quan hệ giữa nhà nước Mỹ và nhà nước Việt Nam ấm lên, phát triển tốt lên trong quan hệ chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế và nhiều mặt khác. Điều đó nó có ảnh hưởng gì đến hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự, các hoạt động đòi dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam không thưa Tiến sĩ Nguyễn Quang A?

NQA: Việc này nó có 2 mặt của nó. Tôi nói ví dụ với chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng, với bài phát biểu của cựu Tổng thống Clinton tối hôm qua (2/7) ông áy rất ca ngợi những thành tích của Việt Nam trong 20 năm vừa qua và tương lại rất xán lạn. Cái đó có thể làm cho người dân thấy hệ thống này nó có tính chính đáng của nó và như thế nó cũng có thể ảnh hưởng đến việc hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự, những người đấu tranh dân chủ, phán đấu cho dân chủ hóa ở Việt Nam. Nhưng ngược lại với sự ấm lên của mối quan hệ giữa 2 nước nó lại giúp cho những người hoạt động xã hội dân sự hoạt động một cách ôn hòa đỡ hơn thời kỳ trước. Tôi nói ví dụ bài phát biểu của ông đại sứ Mỹ tối hôm qua (2/7) ở đoạn đầu khi ông nói bằng tiếng Việt ông chào mừng những người cộng sản, những người khác, rồi đến những người hoạt động xã hội dân sự. Nó có mặt này mặt kia nhưng nhận xét tổng thể lại tôi thấy vì việc đấu tranh cho nhân quyền, đấu tranh cho dân chủ là một quá trình dài, rất là gian khổ, không phải một sớm, một chiều. Cái ấm lên của mối quan hệ ám lên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ xét về tổng thể nó có lợi hơn cho các hoạt động xã hội dân sự, đấu tranh cho dân chủ.

TQTTrong quá trình 20 năm có nhiều sự kiện chứng minh nhà nước cộng sản luôn nuốt lời. Khi gia nhập WTO họ cũng hứa hẹn nhiều điều có lợi cho xã hội dặn sự, cho phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ. Nhưng khi vào WTO rồi thì họ quay lưng lại đàn áp phong trào dân chủ rất là tàn khốc. Sau khi được Mỹ đáp ứng những điều họ mong muốn hì họ cũng lật lại. Khi được ký hiệp ước song phương về kinh tế rồi bây giờ sắp sửa váo TPP họ cũng hứa rất nhiều điều. Nhưng người ta cũng đang lo ngại khi được vào TPP rồi, lời hứa có được thực hiện hay nó lại như vết xe đổ?

NQA: Nhận xét của anh như vừa nói nó vừa đúng và nó vừa không đúng. Nó đúng hiện tượng như thế là có. Nhưng nó không đúng ở một điểm là nếu chúng ta xét quá trình tiến hóa trong dài dài chứ không phải trong dăm ba việc cụ thể ngay sau một vài sự kiện thì phải nói thực sau khi Việt Nam vào WTO, sau khi hiệp định song phương về kinh tế được ký kết các quan hệ nó được cải thiện thêm. Nếu nhìn dài, nhìn xa như thế thì có thể thấy tình hình kẻ cả về nhân quyền hay không gian hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự là có được nới ra. Nó có được cải thiện chứ không phải là không có. Tất nhiên nó không được như chúng ta mong muốn. Mình nhìn sự phát triển của cả mặt này, mặt kia. Tôi nghĩ chúng ta chỉ nhìn thấy một nửa sự thật thì có lẽ chưa hẳn hoàn toàn là sự thật. Nói như thế không có nghĩa là tôi phủ nhận ý kiến của anh nêu. Ý kiến của anh là đúng không có sai. Chúng ta phải đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa để thay đổi tình trạng đó. Nhưng mà bảo họ không có thay đổi gì cả, họ luôn luôn nuốt lời, họ không có cải thiện gì thì theo tôi cũng không hoàn toàn đúng

TQT: Vậy thì trong thời gian tới đây các tổ chức xã hội dân sự sẽ làm gì để đẩy mạnh cuộc đấu tranh của mình được tốt đẹp hơn, được điều kiện thuận lợi hơn để đất nước ta nhanh chóng sớm có dân chủ, nhân quyền thật sự?

NQA: Tôi nghĩ – đây là ý kiến riêng của tôi – Tôi nghĩ là các tổ chức xã hội dân sự vẫn phải bám lấy quyền của mình và vận động người dân biết rõ các quyền của mình. Những quyền ấy là quyền hiển nhiên của con người. Những quyền ấy thậm chí đã được ghi vào Hiến pháp Việt Nam từ lâu rồi. Hãy thực thi những quyền ấy không đợi ai ban phát cả. Đó là điều rất quan trọng. Những người nào cản trở người dân thực thi những quyền của mình thì những người đó chính là người phạm pháp. Và thật sự trong trường hợp này phải vạch rõ ra chính các quan chức nhà nước, các cơ quan nhà nước mới là những người vi phạm Hiến pháp, vi phạm pháp luật. Chỉ có kiên trì như thế các hoạt động mới khởi sắc.

Anh có nhắc đến chuyện mau chóng có một nền dân chủ. Ở đây có một điều hiểu mau chóng là thế nào? Mau chóng là 6 tháng, 18 tháng, 36 tháng hay là 5 năm, hay là hơn nữa? Tôi nghĩ mau chóng hay không mau chóng là tùy thuộc vào bản thân chúng ta, bản thân người dân Việt Nam. Nếu người dân Việt Nam với một cách hợp pháp, một cách xây dựng hoạt động để thực hiện các quyền của mình gây sức ép liên tục 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần lên mọi lĩnh vực đối với chính quyền, buộc chính quyền phải thay đổi, buộc chính quyền phải giải trình với dân từ kinh tế, môi trường cho đến quyền con người, chuyện thực hiện quyền dân chủ. Nếu làm như thế thì thời gian anh gọi là mau nó sẽ đến mau. Còn nếu chúng ta chỉ có lo thế thôi nhưng mà không làm gì hoặc là thỉnh thoảng phán một vài câu, mà không bắt tay vào làm hàng ngày, hàng giờ, mà thờ ơ, tôi nghĩ cái anh mong là mau có thể kéo ra rất là dài. Tùy thuộc váo chúng ta và tất nhiên cả vào nhà cầm quyền nữa. Cho nên việc làm sao để cho họ hiểu họ đã làm ngược, họ đã làm trái với luật do họ đề ra.

Trong mối liên hệ bên trong và bên ngoài phối hợp tạo ra áp lực quốc tế làm cho chính quyền họ thay đổi nhưng áp lực từ bên trong ra là quan trọng nhất.

TQT: Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Quang A

04/07/2015







No comments:

Post a Comment

View My Stats