Monday, 6 July 2015

Mối lo ngại từ TPP tới tự do trên Internet (Tom Malinowski, Electronic Frontier Foundation)





Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Jul 6, 2015

Hiệp ước Hợp tác Xuyên Thái bình dương là gì (TPP)?

Hiệp ước Hợp tác Xuyên Thái bình dương là một hiệp ước thương mại đa quốc gia, bí mật, có thể gây nguy hại bằng những luật bảo hộ bản quyền (IP) nghiêm ngặt xuyên hành tinh và viết lại luật pháp quốc tế về cơ chế hành pháp của nó. Hai vấn đề chính của hiệp ước này đó là:

(1) Chương về Sở hữu Trí tuệ: Bản dự thảo bị rò rỉ của hiệp ước này cho thấy chương về Sở hữu Trí tuệ sẽ khuếch trương những hệ lụy tiêu cực đối với tự do ngôn luận, quyền riêng tư của người dùng Internet, quyền pháp lý (due process), và ngăn cản khả năng sáng tạo của người dân.

(2) Thiếu Minh bạch: Toàn bộ quá trình đàm phán bị giấu kín.
Mười hai quốc gia đàm phán TPP là Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Peru, Malaysia, Vietnam, New Zealand, Chile, Singapore, Canada, Mexico, và Brunei Darussalam. TPP chứa một chương về sở hữu trí tuệ, trong đó bàn về bản quyền, thương hiệu, và bằng sáng chế. Bởi bản nháp của hiệp ước chưa từng được chính thức thông báo cho công chúng, chúng ta chỉ biết từ các văn bản bị rò rỉ, ví dụ như bản nháp tháng 5 năm 2014 của Chương Sở hữu Trí tuệ trong TPP, một chương các đàm phán viên của Hoa Kỳ thúc ép áp dụng cơ chế bản quyền khắc nghiệt hơn nhiều so với những thỏa thuận quốc tế hiện nay, bao gồm Hiệp ước Chống Nhái mạo (ACTA).

TPP sẽ viết lại Luật lệ Toàn cầu về Cơ chế hành pháp đối với Sở hữu trí tuệ

Tất cả các quốc gia ký kết sẽ đều được yêu cầu điều chỉnh luật pháp và chính sách quốc nội để phù hợp với Hiệp ước này. Tại Hoa Kỳ, điều này sẽ có khả năng rất lớn cơi nới những mặt gây tranh cãi trong luật bản quyền của Hoa Kỳ (ví dụ như Digital Millennium Copyright Act[DMCA]) và giới hạn khả năng của Quốc hội tham dự vào cải cách luật pháp quốc nội nhằm đáp ứng nhu cầu Sở hữu Trí tuệ biến đổi của công dân Hoa Kỳ và mảng công nghệ sáng tạo. Chương Sở hữu Trí tuệ do Hoa Kỳ đề xuất bị rò rỉ gần đây cũng bao gồm các cơ chế có vẻ như vượt ra khỏi luật pháp Hoa Kỳ hiện nay.

Chương Sở hữu Trí tuệ của Hoa Kỳ bị rò rỉ bao gồm nhiều yêu cầu cặn kẽ nghiêm ngặt hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế hiện tại, và sẽ yêu cầu những thay đổi mạnh mẽ đối với luật bản quyền tại nhiều quốc gia khác. Nó bao gồm các cam kết đối với quốc gia phải:

  • Đặt Trách nhiệm lớn hơn đối với các thành phần trung gian trên Internet: TPP sẽ ép các thành phần trung gian trên Internet tuân thủ b bộ luật DMCA của Hoa Kỳ một cách toàn bộ. Ví dụ, điều này sẽ yêu cầu Chi Lê phải viết lại luật bản quyền tiến bộ của năm 2010 hiện đang thiết lập cơ chế cảnh báo-và-gỡ xuống theo pháp luật, một cơ chế bảo vệ tốt hơn nhiều cho tự do biểu hiện và quyền riêng tư của người dùng Internet so với DMCA.

  • Leo thang bảo vệ Khóa số: Hiệp ước sẽ ép các quốc gia ký kết phê chuẩn các luật lệ cấm các hành vi phá khóa số (một cơ chế bảo vệ công nghệ) digital locks (technological protection measures or TPMs)[PDF] phản chiếu DMCA và đối xử với việc vi phạm luật TPM như một hành vi riêng rẽ ngay cả khi không hề có việc ăn cắp bản quyền. Điều này sẽ yêu cầu các quốc gia như New Zealand phải viết lại hoàn toàn một luật bản quyền sáng tạo của họ trong năm 2008, cũng như vô hiệu hóa một dự luật TPM được dự thảo cẩn thận trong năm 2007 của Úc về việc loại bỏ mã khu vực về phim trên đĩa DVD, trò chơi điện tử, và đối với người chơi, và đối với các phần mềm nhúng trong các thiêt bị, một loại mã giới hạn truy cập vào sản phẩm và dịch vụ cho các thiết bị – đây là một động thái chu đáo của các nhà lập chính sách của Úc nhằm tránh những bẫy ngầm cho người dùng như trong trường hợp đối với cơ chế khóa số của Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ, các đối thủ kinh doanh đã sử dụng DMCA nhằm khóa dịch vụ đổ mực khi máy in bị hết mực, rồi khóa mở garage cũng cạnh tranh với nhau, và khóa cả điện thoại di động cho một số nhà cung cấp mạng nhất định.


  • Mở rộng các Điều khoản Bản quyền: Tạo mới các điều khoản bản quyền vượt xa những gì đã được thỏa thuận trên toàn cầu vào năm 1994 trong Hiệp ước về các Điều khoản Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS). TPP có thể nới bảo vệ bản quyền từ 50 năm sau khi tác giả chết tới 70 năm đối với các tác phẩm được làm ra bởi các cá nhân, và hoặc 95 năm sau khi xuất bản, hoặc 120 sau khi xuất bản các tác phẩm được sở hữu bởi các tập đoàn (ví dụ như Chuột Mickey). Đọc thêm về Bẫy bản quyền trong TPP.


  • Áp dụng Xử phạt Tội phạm: Áp dụng sử phạt tội phạm đối với các hành vi vi phạm bản quyền được thực hiện mà không có động cơ thương mại. Người sử dụng có thể bị vào tù hoặc xử phạt cho suy yếu vì tội chia sẻ dữ liệu, và hoàn toàn có thể bị tịch thu tài sản, domain mà không cần một đơn kiện gì từ người giữ bản quyền.

Tóm lại, các quốc gia sẽ phải từ bỏ mọi nổ lực học hỏi từ các sai lầm của Hoa Kỳ và những kinh nghiệm của nó với DMCA trong vòng 12 năm qua, và phải áp dụng nhiều trong số các khía cạnh gây tranh cãi của Luật bản quyền Hoa Kỳ tại quốc gia họ. Cùng lúc đó, chương Sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ không bao gồm những điều khoản như sử dụng hợp lý (fair use), một trong những cơ chế cho phép tự do thể hiện và thúc đẩy sáng tạo công nghệ tại Hoa Kỳ. Điều này dấy lên một lo ngại về chủ quyền của các quốc gia khác và khả năng các chínhp hủ thiết lập các luật lệ và chính sách nhằm đạt được ưu tiên quốc nội của họ.

Tại sao bạn lại nên quan tâm?

TPP làm dấy lên những mối lo ngại lớn về tự do biểu hiện của công dân, sáng tạo, gán tội, tương lai của nền tảng Internet toàn cầu, và quyền làm chủ chủ quyền để phát triển các chính sách và pháp luật phù hợp nhất với cácưu tiên quốc nội. Tóm lại, TPP đặt một số quyền căn bản nhất cho phép con người truy cập vào tri thức thế giới vào 
trạng thái nguy hiểm.

Văn phòng Thương mại Hoa Kỳ đang theo đuổi hiệp định TPP, yêu cầu các quốc gia tham gia áp dụng luật bảo hộ bản quyền nghiêm ngặt thúc đẩy chiến lược của các ngành giải trí, công nghiệp dược của Hoa Kỳ, nhưng loại bỏ tính linh động và ngoại lệ có thể bảo vệ người dùng Internet và các nhà sáng tạo công nghệ.

TPP sẽ ảnh hưởng xa hơn 11 quốc gia hiện đang tham gia vào quá trình đàm phán.

Giống như ACTA, Hiệp định TPP là một hiệp định đa phương được dùng để tạo ra những quy tắc củng cố bảo hộ bản quyền toàn cầu nghiêm ngặt. Các quốc gia chưa là thành phần của TPP sẽ có khả năng lớn bị yêu cầu phải chấp nhận TPP như một điều kiện trong các hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ hay các thành viên khác của TPP, hoặc sẽ được đánh giá dựa trên các chuẩn bảo hộ bản quyền trong TPP tại annual Special 301 process được điều hành bởi Văn phòng Thương mại Hoa Kỳ.

© 2007-2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info







No comments:

Post a Comment

View My Stats