Thanh Nguyễn - Vien Dong Daily
05/07/2015
Thủ môn Hope Solo #1 của Mỹ nâng cúp vô địch sau trận
thắng Nhật chiều Chủ Nhật tại Vancouver, Canada. (Ronald Martinez/Getty Images)
Chung
kết World Cup Nữ: Mỹ hạ Nhật 5-2, đoạt chức vô địch thế giới
VANCOUVER - Sau 19 ngày tuy không liên tục kể
từ 6 tháng Sáu với trận mở màn để qua hết các vòng cho đến bán kết, đươc rải ra
trên 6 sân đấu từ Vancouver ở tận cùng miệt Tây Canada qua đến Moncton ở tận
cùng phía Đông thì hôm Chủ Nhật là trận chung kết giữa Mỹ và Nhật. Kể từ hôm
1/7, sau khi Nhật thắng Anh 2-1 ở bán kết để người ta có thể biết chắc ai sẽ đấu
với Mỹ ở chung kết thì báo chí Âu, Á, Mỹ đã không ngớt bình luận về những gì sẽ
tới. Và ấy cũng là chuyện bình thường từ xưa đến giờ khi sắp sửa có môt trận
banh thuộc loại “tầm cỡ.”
Cứ
khách quan mà xét thì tình hình trước trận đấu là như sau :
Nhật là đương kim vô địch kể từ giải World Cup cho
phụ nữ vào năm 2011 ở bên Đức mà sau khi hòa 2-2 với Mỹ thì Nhật thắng ở vòng
đá luân lưu. Năm 2012 có giải Thế Vận Hội thì Mỹ thắng Nhật 2-1 và đoạt Huy
Chương Vàng. Năm 2014 có giải Algarve Cup, một giải bóng đá quốc tế được tổ chức
hàng năm bên Bồ Đào Nha do hiệp hội bóng đá Bồ tổ chức, thì Mỹ hòa với Nhật
1-1. Cho đến trận diễn ra ngày Chủ Nhật ở Vancouver, Canada!
Đội nữ của Mỹ được FIFA xếp vào hạng 2 trong khi Nhật
được xếp vào hạng 4. Về mặt thể lực cùng chiều cao thì đội Mỹ có ưu thế hơn đội
Nhật. Một điểm thuộc loại then chốt không kém nữa là Mỹ có thủ môn Hope Solo mà
ngoài vóc dáng cùng chiều cao còn có khả năng trấn giữ khung thành xuất sắc vào
hàng đầu trong giới thủ môn bóng đá của phái nữ trên thế giới.
Đội nữ của Nhật nhỏ con hơn, với đội trưởng Aya
Miyama đầy kinh nghiệm và tài năng nhưng lại là cầu thủ thấp nhất trong đội;
cao 5 ft 2. Thủ môn Kaihori cao 5 ft 7 trong khi Solo cao 5 ft 11. Cao nhất
trong đội Nhật có lẽ là cỡ như Kumagai với 5 ft 8 trong khi Wambach của Mỹ là 5
ft 11. Tranh banh mà dùng đến chước ngáng chân nhau không đến mức vi phạm hoặc
vai-ủi-vai thì thể lực của đội Mỹ lấn lướt đội Nhật. Những cú đá tự do -free
kick- mà xuất phát từ khoảng giữa sân thì không sao, nhưng hễ cách khung thành
đối phương chừng 45 mét trở lại, với cầu thủ đôi bên kềm nhau trong vùng cấm địa
thì chiều cao cùng thể lực của đội Mỹ chiếm ưu thế với những cú đánh đầu.
Kỹ thuật giao đấu của đội Mỹ dựa vào vận tốc, với lối
đá hiệp đồng với khả năng giao banh chính xác cho dù với khoảng cách, và chủ về
áp đảo, tấn công. Nhưng bàn về kiểu đá hiệp đồng, gắn bó, giao banh ngắn, giữ
được banh lâu, giao đấu trông “đẹp mắt” thì vẫn là đặc điểm của đội Nhật. Chả
thế mà người ta vẫn ví von kiểu đá của đội nữ Nhât như kiểu “Tiki Taka” của đội
Barcelona nói riêng và đội Tây Ban Nha nói chung.
Và khi phản công chớp nhoáng, với những quả banh
chuyền xa thì đội Nhât cũng chả thua một ai. Thế nhưng kiểu đá như vậy chỉ hiệu
nghiệm nếu như đấu với một đối thủ nó không biết “ngón nghề” của mình, chứ còn
một khi nó đã biết rồi, biết thể lực của mình là kém nó và nó cứ thế ào ào tấn
công bằng mọi giá thì đương nhiên là nó dễ phá “thế võ” của mình!
Chuyện đó đã xảy ra vào hiệp 2 trong trận bán kết giữa
Anh và Nhật mấy hôm trước. Bởi thế mà trong trận chung kết này thì đội Mỹ sẽ
tìm cách áp đảo, phá vỡ thế trận của Nhật càng nhiều càng tốt, càng liên tục
càng tốt, theo kiểu “lấy thịt đè người.” Chỉ có điều là hung hăng tấn công thì
tất nhiên sẽ có lúc sơ hở, nếu như lại găp lúc hai trong bốn tay hậu vệ của đội
Mỹ thấy tình hình phía khung thành của Nhật có vẻ “đầy triển vọng” để cũng chạy
rốc lên miệt đó.
Chuyện hậu vệ bỏ cửa ngỏ để chạy tuốt lên cấm địa đối
phương thì xưa nay ở các đội nam như Real Madrid với tay Sergio Ramos là chuyện
cơm bữa. Nhờ chiều cao mà Ramos vừa trấn giữ cấm địa của mình hữu hiệu để đối
phó với những quả banh chuyền từ xa tới của đối phương, mà cũng vừa lợi hại khi
chạy tuốt lên khung thành địch để đánh đầu. Real Madrid đã thắng được những giải
lớn nhờ các cú đánh đầu như vậy của Ramos.
Huấn luyện viên Norio Sasaki của Nhât đã nhấn mạnh
khá nhiều đến lối chơi dựa vào thể lực và cách tiến quân cũng như phòng ngự có
tổ chức của đội Mỹ. Còn khi bàn về trận Nhật thắng Mỹ hồi năm 2011 bên Đức thì huấn
luyện viên Jill Ellis của đội Mỹ đã có ý kiến cho rằng cách chơi thế nào để giữ
cho được banh đã đóng góp vào những thành quả bấy nay của đội Nhật chứ không phải
do cậy khỏe! Cũng là một cách để răn đe đội ngũ của mình một cách tế nhị!
Tóm lại thì huấn luyện viên của cả hai đội đều thuộc
diện “biết người biết ta” cả. Người hâm mộ bóng đá không thôi thì không thể cho
là mình rành rọt về hai đội ngũ Mỹ và Nhật hơn hai con người trực tiếp gánh
trách nhiệm trên vai đó!
Trận đấu
Sân BC Place Stadium vào một buổi xế trưa nắng ráo.
Trên dưới 80 độ F. Có tổng cộng 54,320 chỗ trên bốn mặt khán đài thì số người
đi xem cũng cỡ chừng đó. Chưa bao giờ đông thế, kể từ hôm khai mạc giải này!
Các láng giềng ở “sát vách” phía Nam , tức tiểu bang Washington của Mỹ, hẳn đã
đem theo cờ quạt lên ủng hộ đội Mỹ đông đảo; bởi từ Seattle lên Vancouver thì
cũng chỉ có 120 miles đường bộ. Những tỉnh lẻ dọc theo biên giới phía Bắc của
Washington dễ chừng nếu vểnh tai nghe thì cũng sẽ nghe đươc tiếng reo hò từ sân
đấu ở Vancouver!
Vẫn những nghi thức cùng thủ tục ban đầu trên sân chả
khác gì những trận khác. Trọng tài chính là người Ukraine.
Vào trận một cái là phe Mỹ khởi sự tấn công. Và có kết
quả ngay tức khắc. Ngay phút thứ 3, đợt tấn công dẫn đến một quả phạt góc bên
cánh phải sân của Nhật. Nắng chiếu vào hướng một phần tư phần sân của Nhật.
Banh theo cú sút bay vào trước khung thành. Hậu vệ của Nhật chưa kip trở chân
thì Carli Lloyd từ làn ranh cấm địa chạy bay vào và sút lọt lưới! Mỹ gác Nhật 1
bàn trắng ngay từ phút thứ 2.
Mỹ tiếp tục tấn công và Nhật chưa kịp bày thế trận
thì đã thua ngay quả thứ nhì vào phút thứ 5 . Từ môt cú đá tự do bên cánh phải
cấm điạ của Nhật, lại Lloyd sút vào lưới. Mỹ gác Nhật 2 bàn trắng. Phút thứ 14,
nhận được banh từ cánh phải trên phần sân của Nhật chuyền qua, Morgan sút thẳng
vào lưới! Mỹ gác Nhật 3-0.
Kể như như là vào trận thì chiến thuật tấn công ào ạt
và mạnh bạo của Mỹ đã phá vỡ cung cách giao đấu của đội Nhật. Phút thứ 16, banh
lại bay về hướng sân của Nhật; nhằm lúc thủ môn Kaihori chạy ra đến làn ranh cấm
địa. Lloyd từ xa sút vòng cầu, Kaihori tay vừa che nắng để theo dõi đường banh
vừa chạy trở lui nhưng không kip. Mỹ gác Nhật 4-0.
Chưa từng có trận nào từ xưa đến giờ mà Nhật để cho
đối phương gác kiểu như thế này! Và chỉ trong vòng 15 phút thì hình như chuyện
thắng thua ở giải World Cup cho phụ nữ năm 2015 này đã được quyết định!
Nhưng phút 27 thì banh trong vòng cấm địa của Mỹ.
Ogimi nhận đươc banh, xoay người, sút thẳng vào lưới, Solo không kip đỡ. Tỷ số
giữa Mỹ với Nhật bấy giờ là 4-1. Hiệp 1 kết thúc với 1 phút phụ trội.
Xem tình hình hiệp 1 thì vấn đề đã rõ. Nếu như Mỹ
tìm cách lấn lướt bằng mọi giá thì Nhât không có điều kiện để áp dụng kiểu giao
banh nhịp nhàng uyển chuyển của mình. Và cũng do Mỹ liên tục tấn công, phe Nhật
lo đỡ trên phần sân của mình thì thể nào cũng dẫn dến những cú phạt góc hoặc những
cú đá tự do theo vị trí đươc chỉ định. Với tỷ số 4-1 sau một hiêp đấu, và với một
đối thủ như vậy thì kể như hy vọng lật ngược thế trận của đội Nhật kể như là
tiêu tan.
Phút 52, từ một cú đá tự do, xa bên cánh trái phần
sân của Mỹ, gần giáp làn ranh sân đấu, Miyama sút vào hướng khung thành. Cầu thủ
đôi bên theo dõi hướng banh, nhưng chưa kip làm gì thì banh đã rơi xuống trước
khung thành rồi theo đà mà văng luôn vào lưới, Solo không kip trở tay! Tỷ số
bây giờ là 4-2. Vì mới là phút thứ 2 cho nên người xem có thể liên tưởng đến trận
năm 2011 khi Nhật bi gác 2-1 mà rồi rốt cuộc vẫn gỡ hòa để đá luân lưu với Mỹ.
Thế nhưng tỷ số hôm nay, vào lúc ấy, là 4-2 chứ không phải là 2-1; mà cách đấu
của Mỹ thì cũng đã khác!
Quả nhiên, phút thứ 3, tức là chỉ 1 phút sau bàn thắng
của Nhật, lại từ một quả phạt góc bên cánh trái khung thành của Nhật, tức là
cũng từ môt cú “set piece,” thủ môn Kaihori đỡ văng quả banh qua bên cánh phải,
một cầu thủ Mỹ đá ngang vào trước khung thành, và Heath sút thẳng vào lưới. Tỷ
số bây giờ là 5-2.
Từ phút ấy, đội Nhật không còn đá theo kiểu giao
banh ngắn mà đổi qua kiểu chuyền banh đường dài, xoay qua tấn công liên tục.
Năm lần bảy lượt Nhật áp đảo khung thành của Mỹ thế
nhưng hàng phòng ngự của Mỹ ngăn chặn kịp thời các đợt tấn công đó.
Và với tỷ số chênh lệnh như thế, sau 90 phút cộng
thêm 3 phút phụ trội, Mỹ thắng trận chung kết và đọat giải vô địch thế giới về
bóng đá phụ nữ năm 2015. Trên khán đài, khi trận đấu đang tiếp diễn, có một
“fan” của đội Mỹ giơ cao cái biểu ngữ với hàng chữ: “Tìm thân nhân thất lạc từ
năm 1999”! Đấy là năm mà đội nữ của Mỹ đoạt chức vô địch thế giới rồi sau đó mất
chức. Năm nay thì cái cô “fan” kia đã tìm lại được “thân nhân bị thất lạc” từ bấy
đến nay! (tn)
by FIFATV
No comments:
Post a Comment