Hải
Ninh, phóng viên RFA
2015-03-04
2015-03-04
Buổi ra mắt cuốn sách “It’s not OK” tại Washington DC hôm
2/3/2015. RFA PHOTO
Một
cuốn sách e-book về những phụ nữ đấu tranh cho quyền con người ở Châu Á vừa được
tái bản. Cuốn sách bao gồm 17 chân dung của những phụ nữ quả cảm trong những quốc
gia và vùng lãnh thổ mà nhân quyền bị đàn áp dữ dội. Hải Ninh có bài tường
trình về sự kiện ra mắt cuốn sách nói trên tại Washington D.C. hôm 2/3 vừa qua.
“It’s
not OK”
Tựa
đề của cuốn sách vừa được tái bản có tên “It’s not OK”. Đây là một câu nói thảng
thốt của một phụ nữ trên toà án, khi mà án của chồng bà bị kéo dài thêm 8 năm.
Cuốn sách là bộ sưu tập 17 chân dung của phụ nữ Châu Á trong cuộc đấu tranh vì
nhân quyền tại cộng đồng của họ. Có những người tự nguyện dấn thân vào con đường
này, tuy nhiên cũng có người bị hoàn cảnh xô đẩy. Mỗi câu chuyện là một lời chứng
thực cho lòng quả cảm và sự quyết tâm của những phụ nữ đó.
Bà Catherine Antoine, tổng biên tập của
RFA Online và người phụ trách xuất bản cuốn sách, cho biết về sự ra đời của
“It’s not OK.” như sau:
“Cũng
vào thời điểm này năm ngoái, quanh ngày Phụ nữ Quốc tế, chúng tôi bắt đầu nghĩ
tới vấn đề phụ nữ tại các nước và đặt câu hỏi, chúng tôi có thể làm gì. Sứ mệnh
của Đài Á châu Tự do là đưa những thông tin bị kiểm duyệt tại các quốc gia
không có tự do báo chí và phần lớn nguồn tin của chúng tôi là những phụ nữ: mẹ,
vợ, em gái của những nhà hoạt động bị bỏ tù vì những ý tưởng của họ. Chúng tôi
nghĩ rằng đã đến lúc đưa những câu chuyện của những phụ nữ này ra ánh sáng vì
thường là họ phải trả những giá rất đắt.
Chúng
ta thường nói đến tên tuổi những nhà hoạt động nổi tiếng nhưng không hề nhắc đến
vợ của họ dù người vợ phải đối mặt với những sự trừng phạt cũng phải tương
đương với người chồng. Chúng tôi mất tới một năm để hoàn thành cuốn sách này vì
rất khó khi liên lạc với phần lớn những phụ nữ nói trên. Một số chúng tôi bị mất
liên lạc với họ từ đầu năm, một số bị giam lỏng trong khi đó đường liên lạc điện
thoại của chúng tôi bị chặn. Chúng tôi muốn vinh danh lòng quả cảm của những phụ
nữ này và hướng sự chú ý vào họ quanh thời điểm này trong năm về cuộc sống và
cuộc đấu tranh của họ.”
Hai phụ
nữ đến từ Việt Nam
Mỗi
phụ nữ được phóng viên thuộc 9 ban tiếng địa phương của Đài Á châu Tự do chọn
ra sau nhiều năm viết bài và phỏng vấn. Cuốn e-book cũng bao gồm những nội dung
đa phương tiện, bao gồm video, đồ hoạ và hình hoạ. Những
phụ nữ được khắc hoạ chân dung trong cuốn sách này bao gồm những phụ nữ đến từ
Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Bắc Hàn, Tây Tạng, Lào và Tân Cương.
Trong số 17 người này
có hai phụ nữ đến từ Việt Nam là Trần Thị Nga và Đỗ Thị Minh Hạnh. Trần Thị Nga là một nhà hoạt động nhân quyền tại Hà Nam. Chị Nga và
con trai cáo buộc công an Việt Nam bắt cóc và đánh đập chị tàn bạo. Còn Đỗ Thị Minh Hạnh là một cô gái trẻ, trở
thành nhà đấu tranh vì quyền lao động khi cô mới 20 tuổi.
Mẹ con chị Trần Thị
Nga . RFA files
Tù nhân lương tâm Đỗ
Thị Minh Hạnh
Bà Nguyễn Thể Bình, giám đốc tổ chức
Nhân quyền cho Việt Nam, cũng có mặt trong sự kiện ra mắt cuốn sách “It’s not
OK.”. Bà nhận định về phong trào đấu tranh của phụ nữ châu Á có những thuận lợi
nhất định. Bà nói:
“Một
điều thú vị trong các phong trào đấu tranh vì nhân quyền ở các quốc gia như
Trung Quốc, Việt Nam là ngày càng có nhiều người phụ nữ nhận ra rằng họ phải
làm chủ vận mệnh của mình. Vì thế, họ ngày càng trở nên xông xáo hơn. Đúng là trong
thời điểm đầu của phong trào, họ có một chút lợi thế khi không bị cảnh sát hay
giới an ninh đánh đập vì điều đó sẽ phản ánh xấu lên hình ảnh của quốc gia. Tuy
nhiên, qua thời gian, họ nhận ra sức mạnh của bản thân, họ có được sự đoàn kết
và tiến tới đấu tranh cho quyền sở hữu đất, quyền lao động hay quyền phụ nữ nói
chung. Họ cũng mạnh dạn lên tiếng phản đối chính phủ và tìm tới sự ủng hộ của
chính phủ các nước ngoài nhằm giúp cho nhiều người hiểu về cuộc đấu tranh vì
nhân quyền của họ.”
Về
sự gia tăng ngày càng nhiều của những nhà đấu tranh nữ trẻ, bà Bình nhận định:
“Với
tư cách là những người trẻ, họ chứng kiến những gì cha mẹ họ phải trải qua, chẳng
hạn như cha mẹ họ bị bỏ tù, ví dụ như trường hợp của tôi, cha tôi bị sát hại
trong trại cải tạo của chính quyền Việt Nam. Những nhà hoạt động trẻ họ đã gánh
trên vai trách nhiệm thay đổi tương lai, họ nhận thấy việc cha mẹ họ bị chính
quyền đàn áp và họ không muốn bị hứng chịu hoàn cảnh tương tự. Với tư cách là
người trẻ, họ thấy rằng họ có nhiều sức mạnh hơn, họ có nhiều mối quan hệ qua
Internet và vì thế họ có thể kết nối với cộng đồng bên ngoài tốt hơn bậc cha mẹ
của họ. Nhất là khi họ thấy những biến chuyển sau các phong trào như Mùa xuân Ả
rập hay ở Myanmar, những nhà đấu tranh ở Trung Quốc hay Việt Nam cảm thấy được
khích lệ rất nhiều. Hơn thế nữa, sự ra đời của tầng lớp trung lưu ở các nước
này cho phép giới này những thuận lợi về kinh tế mà bậc cha mẹ họ không có được.”
Bà Zin Mar Aung, từng bị kết án 28
năm tù giam vì tham gia phong trào đấu tranh dân chủ ở Myanmar, là một nhà hoạt
động vì dân chủ xuất hiện trong cuốn e-book “It’s not OK.”. Vào năm 2009, bà bất
ngờ được trả tự do sau khi mới thụ án được 11 năm. Sau khi tự do, bà thành lập
trường về khoa học chính trị ở Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar. Bà được giải
thưởng quốc tế dành cho phụ nữ về sự can đảm năm 2012. Zin Mar cho biết mục
tiêu khi trở về Myanmar lần này là tuyển mộ những phụ nữ quan tâm tới chính trị
và giúp họ tham gia nhiều hơn vào chính trường.
Cuốn sách “It’s not
OK.” được xuất bản bằng tiếng Anh. Độc giả muốn tìm đọc có thể tải về miễn phí
trên iTunes hoặc Google Play hoặc truy nhập trực tiếp vào trang web tại địa chỉ
www.womensrights.asia.
Hải
Ninh tường trình từ Washington DC.
No comments:
Post a Comment