Posted
on Mar 7, 2015
Tuần
vừa qua lại có thêm hai cuộc tấn công vào trẻ em, đều xảy ra tại Afghanistan, một
vụ tại trường dành cho nữ sinh, nơi các nhân viên bị cưỡng ép và bom phát nổ; một
vụ khác diễn ra ngay tại một trường học bên cạnh dành cho nam sinh, nơi một lớp
học bị xả đạn liên tục.
Con
số thương vong tại cả hai trường hiện tại vẫn chưa được điều tra rõ. Nhưng
nguyên nhân thì rất rõ ràng: có một cuộc chiến đang diễn ra nhằm vào hoạt động
giáo dục.
Hơn
28 triệu trẻ em không được tới trường hàng ngày vẫn lớn lên ở những khu vực
giao tranh, trong đó có thể kể tới biên giới Afghan-Pakistan, vùng rìa ngoại ô
của Myanmar, và Nam Sudan. Tất cả các em đều bị đe doạ bởi bạo lực cực đoan.
Trường
học cần phải được an toàn như bệnh viện có hình chữ thập đỏ, hoặc như những toà
nhà và phương tiện với biểu tượng xanh dương của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, đáng
tiếc thay, thực tế lại không được như vậy.
Có
một cách để biến trường học trở thành nơi an toàn như thế, đó là phải định
nghĩa việc tấn công lên học sinh và giáo viên là tội ác chống lại con người.
Theo luật quốc tế, trường học vốn đã có tư cách pháp lý ngang bằng với bệnh viện,
và chúng cũng cần được đưa vào trong các hiệp định nhằm đảm bảo không bao giờ bị
sử dụng như các công cụ chiến tranh.
Một
bản
báo cáo mới đây của Văn phòng Nhân quyền trực thuộc Liên hợp quốc có trụ sở
tại Geneva đã đưa ra danh sách 70 quốc gia, nơi các nữ sinh phải đối mặt với những
đe doạ, tấn công vũ lực và những lạm dụng khác trong 5 năm vừa qua chỉ đơn thuần
vì cố gắng tới trường. Bản báo cáo chỉ ra rằng “các vụ tấn công lên nữ sinh đòi
được đi học vẫn xảy ra liên tục và xuất hiện tại các quốc gia với tần số tăng dần
một cách đáng báo động.”
Những
số liệu mới nhất đều gây hoang mang, và mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.
Bắt đầu từ năm 2010, khi nhóm cực đoan Somali có tên gọi Al-Shabaad thực hiện vụ
bắt cóc các nữ sinh từ trường học, Văn phòng Chính uỷ Nhân quyền đã theo dõi được
hơn 10 nghìn vụ tấn công khác vào các trường học.
Chỉ
trong năm 2012, đã có tới 3600 vụ tấn công riêng lẻ tới các cơ quan giáo dục,
giáo viên và trường học. Bản báo cáo cũng cảnh báo một “hiệu ứng lan toả”;
bên cạnh ảnh hưởng trực tiếp lên nạn nhân và cộng đồng của họ, các vụ tấn công
như thế này cũng gây hoang mang cho phụ huynh và những người bảo trợ về sự an
toàn của trường học. Do đó, học sinh sinh viên sợ hãi bị tấn công giờ đây đều từ
chối tới trường, còn phụ huynh thì lo lắng cho sự an toàn của con em mình, vì
thế cũng không đồng ý gửi các em tới trường nữa. Nhưng bên ngoài trường học,
các em nữ sẽ có nguy cơ lớn trở thành nạn nhân của các vụ lạm dụng, buôn bán nô
lệ, cưỡng bức.
Bản
báo cáo của Liên hợp quốc đã theo dõi các vụ bạo lực với nữ sinh, dẫn tới những
lo ngại lớn hơn về bạo lực cũng như phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em
gái trên toàn thế giới. Bản báo cáo kêu gọi cần phải thi hành luật nhằm bảo vệ
trẻ em gái và phụ nữ, và cần có những hành động chống lại nạn hiếp dâm, buôn lậu
và các điều kiện lao động khổ sai.
Tuy
nhiên, bản báo cáo cũng kêu gọi các biện pháp nhằm trấn an phụ huynh và học
sinh rằng mọi nỗ lực đều đang được thực hiện nhằm chống các đe doạ cực đoan và biến
trường học trở thành nơi an toàn hơn. Chúng ta phải ủng hộ nỗ lực của Liên minh
Toàn cầu chống Tấn công Giáo dục, một tổ chức hoạt động với phương châm của
tuyên ngôn “Cương
lĩnh Bảo vệ Trường học và Đại học khỏi Quân dụng” được đưa ra trước mùa hè
năm nay. Các chính phủ cần phải đảm bảo rằng các biện pháp hướng tới trường học
an toàn được áp dụng bất kỳ ở nơi nào có học sinh bị đe doạ tấn công.
Tôi
đã hỗ trợ triển khai Chương trình Trường học An toàn đầu tiên, được đưa ra sau
vụ việc Boko Haram bắt
cóc 276 học sinh tại Chibok, Nigeria vào tháng 4 vừa qua. Các thương nhân,
chính phủ Nigeria, các nhà hảo tâm quốc tế đã gây một quỹ khoảng 30 triệu đô la
Mỹ và một tín quỹ đã được thành lập bởi Liên Hợp Quốc.
Chương
trình tại Nigeria tập trung vào can thiệp vào trường học và cộng đồng với các
biện pháp đặc biệt dành cho các trẻ em có nguy cơ và dễ bị tổn thương nhất. Chi
tiết chương trình hoạt động bao gồm xây dựng phòng thủ vững chắc hơn cho trường
học, kết nối trường học với trung tâm cảnh sát qua điện đàm, và tạo ra các nhóm
an ninh cộng đồng – bao gồm thầy cô, bố mẹ, cảnh sát, lãnh đạo cộng đồng, và
chính các bạn trẻ – nhằm đưa trường học trở thành một nơi an toàn cho hoạt động
giáo dục.
Một
số trường đầu tiên đã nhận được quỹ tài trợ, và một số nhóm nữ sinh bị đe doạ
nhiều nhất đã được di chuyển tới các trường học công tại các khu vực an toàn.
Điểm đến tiếp theo trong chương trình này sẽ là Pakistan, với kế hoạch mới sẽ
được công bố vào cuối tuần này. Theo sau vụ tấn
công vào Trường quân sự Peshawar- một trong những vụ tấn công khủng khiếp
nhất trong lịch sử – Thủ tướng Nawaz Sharif và tôi đã có cuộc trò chuyện và đều
đồng ý rằng mọi nỗ lực cần được thực hiện nhằm đảm bảo sự an toàn cho trường học
và rộng mở cho cả trẻ em nam và nữ. Các tổ chức kinh doanh, quỹ và các văn
phòng hỗ trợ được yêu cầu hỗ trợ cho nỗ lực xây dựng Trường học an toàn tại
Pakistan.
Những
kẻ sát hại hay bắt cóc học sinh là những kẻ thực hiện hành vi tội ác kinh tởm,
và chúng cần biết rằng các tội ác ác này sẽ bị trừng trị thích đáng bởi các cơ
quan quốc tế. Thậm chí tại những khu vực nguy hiểm nhất thế giới, chúng ta phải
thiết lập quyền tới trường dành cho toàn bộ trẻ em và biến ý tưởng “giáo dục
không biên giới” thành sự thực.
Phụ
huynh và học sinh trên toàn thế giới cần được trấn an rằng tất cả những gì có
thể đều đang được thực thi nhằm đảm bảo an ninh trường học; do đó, trong những
năm tiếp theo, đặc biệt là các nữ sinh, sẽ có thể tới trường mà không cần phải
lo lắng sợ hãi nữa. Cũng như mọi quyền căn bản khác của con người, quyền được tới
trường là một trong những quyền mà toàn thế giới cần nỗ lực để mở rộng và phát
triển.
_________
Gordon
Brown, cựu Thủ tướng Anh, đồng thời là Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh, hiện là Đặc
phái viên Giáo dục Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc
Copyrights
© 2007-2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment