Saturday, 7 March 2015

Headphones đang âm thầm giết chết bạn (Epoch Times Staff)





Epoch Times Staff
5 Tháng Ba , 2015

Có bao giờ bạn tự hỏi điều gì sẽ xảy ra cho một anh chàng nghe nhạc trên tàu hỏa hoặc xe buýt lớn tiếng đến nỗi mọi người khác cũng có thể nghe được?
Điều này hẳn là không tốt.

Một báo cáo mới đây phát hiện rằng hàng triệu người đeo tai nghe và nghe nhạc trong hơn một giờ mỗi ngày có nguy cơ gây tổn hại cho thính giác của mình.

Tổ chức Y tế Thế giới , được ủy thác báo cáo, nói rằng 1,1 tỷ thanh thiếu niên và thanh niên trên khắp thế giới đang có nguy cơ gây tổn hại cho thính giác của mình bằng việc nghe nhạc quá nhiều và quá lớn.

Các con số của tổ chức cho thấy 43 triệu người trong độ tuổi từ 12 và 35 có nguy cơ “do sử dụng các thiết bị âm thanh cá nhân không an toàn và tiếp xúc với âm thanh có mức độ gây hại ở những địa điểm vui chơi giải trí ồn ào.” Nó nói lên rằng 50 phần trăm những người trẻ sử dụng tai nghe với các thiết bị âm thanh cá nhân, máy vi tính, điện thoại thông minh là có nguy cơ.

Nhưng không chỉ tai nghe gây vấn đề cho thính giác: Vào khoảng 40 phần trăm người trong độ tuổi 12 đến 35  “tiếp xúc với các mức độ âm thanh có khả năng gây hại ở các hộp đêm, quán bar, và các sự kiện thể thao.”

WHO cho biết với độ ồn trên 85 decibel trong tám giờ hoặc 100 decibel trong 15 phút là không an toàn

Cơ quan đặt trụ sở tại Geneva khuyến cáo rằng thanh niên nên có các quãng dừng khi nghe, sử dụng các ứng dụng để hạn chế âm lượng trên điện thoại thông minh của mình và coi lại việc sử dụng máy nghe nhạc cá nhân không quá một giờ mỗi ngày.

WHO có một vài gợi ý cho các thời gian nghe an toàn, theo BBC :

85 dB: Mức độ tiếng ồn bên trong của một chiếc xe – 8 giờ
90 dB: Tiếng ồn của một máy cắt cỏ – hai giờ và 30 phút
95 dB: Âm thanh trung bình của một chiếc xe máy – khoảng 47 phút
100 dB: Âm thanh của còi xe hơi hay xe điện ngầm – khoảng 15 phút
105 dB: máy nghe nhạc Mp3 với âm lượng cao nhất – bốn phút
115 dB: Một buổi hòa nhạc rock lớn – 28 giây
120 dB: Kèn vuvuzela hoặc còi báo động – khoảng chín giây

WHO khuyến cáo giữ âm lượng trên các thiết bị nghe khoảng 60 phần trăm.

Tại những địa điểm ồn ào như buổi hòa nhạc rock, WHO nói rằng nút tai nên được đeo và khuyên nên có “các lần giải lao khi nghe”.

“Chúng tôi nhận ra điều này có một chút tranh cãi, giống như việc uống rượu, do có nhiều nhân tố rủi ro có liên quan đến sự vui vẻ nên không dễ mà thay đổi, nhưng chúng ta phải làm cho mọi người nhận thức được,” Tiến sĩ Etienne Krug, Giám đốc WHO về phòng chống tổn thương, nói với BB.

Theo  Hiệp hội Ngôn ngữ-Nghe-Nói Hoa Kỳ, “tiếng ồn rất lớn có thể gây ra mất thính lực vĩnh viễn. Điều này được gọi là mất thính giác do tiếng ồn. Lắng nghe tiếng động lớn trong thời gian dài có thể gây tổn hại các tế bào lông ở tai trong. Mất thính giác do tiếng ồn thường phát triển dần dần và không đau đớn. Một tiếp xúc duy nhất với một âm thanh rất lớn như một vụ nổ có thể gây ra đột ngột mất thính giác. Điều này được gọi là chấn thương do âm thanh. ”

Trong một báo cáo ba năm trước đây , Hiệp hội đã ban hành một cảnh báo cho các bậc cha mẹ để bảo vệ thính lực cho con em của họ .

“Các nghiên cứu và khảo sát đã liên tục báo cáo, trẻ em đang sử dụng các phương tiện truyền thông trong nhiều giờ hàng ngày, và những đứa bé không biết làm thế nào để sử dụng công nghệ âm thanh cá nhân một cách an toàn có thể gây hại cho thính giác của mình,” báo cáo cho biết.






No comments:

Post a Comment

View My Stats