Posted
on Mar 2, 2015
Những
bài báo từ Trung Quốc trong thời gian gần đây phần lớn khá ảm đạm, lý do khá
đơn giản vì sự leo thang trong vấn đề kiểm soát các nhà phê bình của chính phủ
Trung Quốc. Nhưng không nhà quan sát nào – đặc biệt là các chuyên gia phân tích
kinh tế – hiểu được một điều cơ bản: cuộc chiến của các lãnh đạo Trung Quốc chống
lại chủ nghĩa tự do và “giá trị phương Tây” đang trực tiếp mang tới những ảnh hưởng
xấu tới nỗ lực của Trung Quốc trong việc tiêu diệt tham nhũng, khích lệ sáng tạo
– khởi nghiệp và giao tiếp sâu sắc hơn với thế giới bên ngoài. Các động thái
chính trị thoái hóa này của chính phủ Trung Quốc sẽ gây ra những hậu quả nghiêm
trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước này.
Đầu
tiên phải kể tới việc chính quyền Trung Quốc đẩy mạnh kiểm soát internet bằng
việc ngăn chặn hầu hết các trang web phổ biến như Google, Facebook và cả New
York Times. Ngoài ra, một luật sư hàng đầu về nhân quyền đã bị tống giam; nhà
hoạt động vì quyền tự do ngôn luận nổi tiếng Phổ Tri Tường đã bị giam lỏng hơn
6 năm trong lúc các công tố viên đang cố gắng tìm bằng chứng để kết tội ông.
Cùng
lúc đó, các lãnh đạo cốt cán của Trung Quốc đã tăng cường kỷ luật chính trị
trong nội bộ Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tháng 6 vừa rồi, Trương Tâm Vi, giám đốc
ban thanh tra kỷ luật Đảng tại Học Viện Khoa học Xã Hội Trung Quốc đã phát biểu
rằng học viện này, một trong những trung tâm nghiên cứu đầu não của Trung Quốc,
đã bị lực lượng ngoại bang xâm nhập và đã thực hiện nhiều kết luận trái phép tại
những thời điểm chính trị nhạy cảm. Triệu Thăng Hiên, Phó Chủ tịch kiêm Bí thư
Đảng của Học viện này đã đáp trả bằng khẳng định rằng Học viện luôn “coi môn
chính trị học là một thước đo quan trọng nhất trong việc đánh giá học lực.”
Sau đó không lâu, Hiệu trưởng Học viện, ông Vương Vi Quang, đã giáng một đòn mạnh
mẽ với một bài nghiên cứu cho rằng mâu thuẫn giai cấp sẽ không bao giờ bị xoá bỏ
tại Trung Quốc.
Cộng
đồng tri thức Trung Quốc đã trở thành đối thủ chủ yếu của chính quyền Trung Quốc
khi xảy ra các vụ trường đại học sa thải giáo sư giảng dạy vì có những ý tưởng
“đen tối” như chủ nghĩa vị hiến. Trong một vụ việc khác, một cơ quan báo chính
thức tại tỉnh Liêu Ninh đã cử các nhà báo giả dạng sinh viên để tới các giảng
đường với động cơ bắt quả tang các giáo sư chỉ trích chế độ.
Một
tuyên bố mới gần đây của Bộ trưởng Bộ giáo dục, Viên Quý Nhân, đã đe dọa sẽ làm
mạnh tay ở quy mô lớn hơn. Ông Viên đã tuyên bố sẽ không bao giờ cho phép sách
giáo khoa “khuếch trương các giá trị Tây phương”- đặc biệt là những giá trị “tấn
công hoặc bôi nhọ sự lãnh đạo của Đảng hoặc chủ nghĩa Cộng sản”- được phép xâm
nhập vào học đường Trung Quốc.
Sự
ngăn chặn gần đây lên tự do ngôn luận và giá trị Tây phương phản ánh một thách
thức chính trị trung tâm mà chủ tịch Tập Cận Bình phải đối mặt, ông Tập cần phải
có các động thái chuyển đổi hệ thống đơn Đảng tham lam và bất tín thành một chế
độ có trật tự, đoàn kết tư tưởng hơn, có khả năng thực hiện cải cách kinh tế thị
trường và duy trì sự tồn tại của chính nó. Chủ tịch Trung Quốc có vẻ như luôn
tin rằng ngăn chặn chủ nghĩa tự do sẽ đồng hành cùng chiến dịch chống tham
nhũng của ông sẽ hoàn thành được mục tiêu này.
Đây
là một tầm nhìn sai lầm từ tư duy vì về bản chất, nó rất bất khả thi. Cho dù bạn
cố gắng tới đâu thì cũng không thể loại bỏ được tham nhũng trong một hệ thống
đơn Đảng thiếu tự do báo chí, một xã hội dân sự năng động, hay Pháp quyền. Vậy
mà đây lại chính là những giá trị Tây phương mà Đảng cộng sản Trung Quốc đang
tìm cách loại bỏ.
Trung
Quốc sẽ phải trả giá đắt cho sai lầm này. Hãy thử nhận định tác động của chiến
dịch sách giáo khoa của Trung Quốc lên 28 triệu sinh viên đại học, những người
phải học những tài liệu dưới chuẩn. Làm sao họ có thể cạnh tranh được với sinh
viên toàn cầu khi mà nền giáo dục của họ đã lừa dối họ như vậy?
Xu
hướng hiện tại cũng cho thấy sự xuống cấp ở cộng đồng giảng viên, đặc biệt
trong mảng khoa học xã hội và nhân văn, vì ở đây các nhà nghiên cứu phải đối mặt
với những bó buộc chặt chẽ hơn trong vấn đề trao đổi nghiên cứu với phương Tây.
Ít cơ hội tu nghiệp hoặc tham gia các hội thảo quốc tế, dạy học hoặc nghiên cứu
bên ngoài Trung Quốc, làm sao các giảng viên này có thể phát triển sự nghiệp của
họ một cách tốt đẹp được?
Và
hệ luỵ dễ thấy đó là chính sách đàn áp của chính phủ lên “giá trị phương Tây” –
chưa kể tới việc ngăn chặn không ngừng trên mạng Internet – sẽ có thể làm xảy
ra tình trạng chảy máu chất xám. Trong năm 2013, 413 nghìn sinh viên Trung Quốc
đã lựa chọn học tập ở nước ngoài, và con số này sẽ còn tăng trong các năm tiếp
sau. Trong số đó, 90% lựa chọn các quốc gia phương Tây và Nhật Bản.
Tuy
nhiên con số này vẫn còn rất nhỏ so với tổng số con số sinh viên tại Trung Quốc,
6% trong năm 2013.
Nhưng
giai cấp lãnh đạo của quốc gia này vẫn chẳng hề lo lắng gì về cái giá của sự tồn
tại của chế độ trong nước trong tương lai dài hạn khi gửi nhiều con em của mình
sang học ở các trường Ivy League và Oxbridge. Không hiểu liệu Đảng cộng sản
Trung Quốc có lo lắng về con em họ sẽ bị tẩy não bởi các giá trị phương Tây hay
không; rõ ràng họ không hề muốn cho con cái họ học ở các trường trong nước. Và
nếu ông Viên tiếp tục làm theo cách của mình, các trường đại học của Trung Quốc
có thể ngày càng giống với các trường đại học của Bắc Hàn, chứ không thể là các
trường đại học phương Tây đẳng cấp quốc tế được.
Điều
này có thể có hệ luỵ về lâu về dài. Mười triệu sinh viên học trong nước có thể
sẽ không có kiến thức và kỹ năng cần thiết để duy trì, chứ không nói tới việc cải
thiện, tính cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế. Thật vậy, nếu theo như ông Tập
Cận Bình chỉ ra, sáng tạo là chìa khoá cho sự duy trì phát triển kinh tế của
Trung Quốc thì một cuộc chiến chống lại ảnh hưởng của phương Tây lên giáo dục
Trung Quốc là quá phi lý.
Trừ
khi việc ngăn chặn và đàn áp này của chính phủ Trung Quốc kết thúc sớm, nếu
không “ước mơ Trung Quốc” của ông Tập Cận Bình về một quốc gia vĩ đại và thịnh
vượng sẽ trở thành một đêm trường ác mộng cực kỳ thụt lùi và lạc hậu. Dù cách
này hay cách khác, Trung Quốc sẽ không bao giờ là kẻ chiến thắng trong cuộc chiến
chống lại các giá trị phương Tây.
_______
Bùi
Mẫn Hân là
một chuyên gia về vấn đề cai trị tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quan hệ Hoa Kỳ – Á
Châu, và về vấn đề dân chủ hóa tại cái nước đang phát triển. Ông ta hiện thời
là giám đốc trung tâm Keck về các nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tại Claremont McKenna
College,[1] trước đó đã làm việc
với chương trình Á Châu tại Carnegie Endowment for International Peace. Pei có
bằng cử nhân về Anh ngữ tại đại học nghiên cứu Quốc tế Shanghai, đã lấy bằng thạc
sĩ và tiến sĩ về khoa học chính trị tại đại
học Harvard.
Thêm vào đó ông có được một bằng M.F.A. từ đại học Pittsburgh.[2]
Ông
đã viết bài cho nhiều tờ báo, trong đó có China Quarterly, tạp chí Foreign Policy, China Today, The Diplomat,[3] and Foreign Affairs,[4] và là một khách phê
bình thường xuyên tại đài truyền hình CNN, và National Public Radio, cùng những đài
khác.
Năm
2008, ông được tạp chí Prospect xếp vào số 100 nhà trí thức của công chúng.
No comments:
Post a Comment