T5, 03/12/2015 - 11:57
Tại Thư Viện Việt Nam ở thành phố Garden Grove, vào lúc 2
giờ chiều Chúa Nhật 8/3/2015, diễn giả Lê Hoàng Châu đã có buổi thuyết trình với
đề tài "Di Sản Nhà Lao An Nam Tại Guyane,Nam Mỹ".
Năm 1931, sau khi khởi nghĩa Yên Bái (Việt Nam Quốc Dân Đảng)
thất bại, 525 tù nhân Việt Nam bị bắt đày đi Côn Đảo, sau đó bị đày biệt xứ
sang Guyane thuộc Pháp và giam tại một trong những nhà lao ở Cayenne, gọi là
nhà lao An Nam. Gần 80 năm qua, sự kiện đó dường như ít còn được mấy ai nhắc đến.
Bà Lê Hoàng Châu là người sáng lập Hội Lịch Sử Truyền Thống
Yên Báy đến từ Đức Quốc. Bà cho biết Guyane là tên địa danh, một vùng đất tại Nam Mỹ thuộc
Pháp. Ngày nay, Guyane là một tỉnh của Pháp nằm ngoài lãnh thổ nước Pháp, nên có tên là Guyane-Francaise .
525 người Việt yêu nước bị đày biệt xứ tới Guyane.Tại nơi
đây có ba nhà lao được thành lập từ năm 1931-1934 . Hằng ngày từ
mờ sáng tinh mơ đến đêm tối họ phải cực nhọc vất vả, làm việc khai thác quặng, đãi vàng dưới sông, tìm gỗ qúi trong rừng sâu, săn cá sấu hay cọp để lấy da. Ước tính có thể đến 50% tù nhân chết vì bị bệnh sốt rét, vì đói,vì làm việc quá cực nhọc, vì bị hành hung tàn bạo
của cai tù, và trên đường vượt ngục.
Sau thế chiến thứ hai kết thúc, hệ thống nhà tù thuộc địa của Pháp tại Guyane được đóng lại năm 1946-1963. Số phận của tù nhân yêu nước tại Nhà Lao An Nam, vẫn chưa được tự do. Họ bị chuyển trở lại trại trung chuyển tại Saint Laurent du Maroni. Họ được cấp phát đất đai, tự canh tác,hằng ngày đi
làm, tối phải về sống trong trại, điểm danh. Muốn được ra ngoài sinh sống, họ phải có người thân là dân bản xứ bảo lãnh. Thông thường những tù nhân yêu nước Việt Nam kết hôn với những người phụ nữ xứ Guyane. Phụ nữ bản
xứ,là con cháu những người nô lệ,bị mang tới đây từ trước.
Nhờ sự tranh đấu của con cháu những tù nhân Việt Nam đang
sinh sống tại Guyane và sự đưa tin của giới truyền thông, trong năm 2012- năm hoạt động Văn Hóa của Pháp- Bộ Văn Hóa Pháp, tỉnh Guyane đã công nhận Nhà Lao An Nam chính thức trở thành Di Sản Văn Hóa nước Pháp vùng Outre-Mer
tại Guyane Nam Mỹ. Viện Di Sản đã trích ngân sách mua lại toàn bộ khu đất với diện tích khoảng 300 mẫu đất.
Trong buổi nói chuyện còn có phần phát biểu cảm nghĩ của
những quan khách tham dự. Chương trình đã kết thúc vào buổi chiều cùng ngày sau
phần chiếu video những hình ảnh về vùng đất Guyane,Nam Mỹ.
Mọi người xem đây như là một buổi truy niệm các chiến sỹ
yêu nước. Tinh thần của người xưa đã vực dậy lòng yêu nước của mọi người, trong
thời điểm hiện nay quê hương đang đứng trước hiểm hoạ mất nước vào
tay Trung Cộng.
Muốn biết thêm chi tiết về Nhà Lao An Nam, quý vị có liên
lạc với bà Lê Hoàng Châu qua email : hoangchau7@gmail.com
---------------------------------
Phóng sự :
Phóng viên Tuổi Trẻ: Danh Đức
13
tháng 6, 2008
Nội
Dung Toàn Tập:
Kỳ 1: Con cháu các tù nhân biệt xứ
Kỳ 2: Những số phận lưu lạc
Kỳ 3: Đường vào nhà lao
Kỳ 4: Hương khói giữa rừng Amazon
Kỳ 5 : Vượt ngục về nước tiếp tục đấu tranh
Kỳ 6: Từ Thái Bình đến Guyane
Kỳ 7: Cuộc đày ải giữa đại dương
Kỳ 8: Tranh đấu trong rừng già
Kỳ 9: Một kiếp thề ghi với nước non
Kỳ 10: Nghĩa quân Đề Thám đi đày ở Guyane
Kỳ 11: Con đường xương máu
Kỳ 12: Hãy gìn giữ dòng máu Lạc Hồng
Kỳ 13: Chúng tôi đã đến đây
Kỳ 1: Con cháu các tù nhân biệt xứ
Kỳ 2: Những số phận lưu lạc
Kỳ 3: Đường vào nhà lao
Kỳ 4: Hương khói giữa rừng Amazon
Kỳ 5 : Vượt ngục về nước tiếp tục đấu tranh
Kỳ 6: Từ Thái Bình đến Guyane
Kỳ 7: Cuộc đày ải giữa đại dương
Kỳ 8: Tranh đấu trong rừng già
Kỳ 9: Một kiếp thề ghi với nước non
Kỳ 10: Nghĩa quân Đề Thám đi đày ở Guyane
Kỳ 11: Con đường xương máu
Kỳ 12: Hãy gìn giữ dòng máu Lạc Hồng
Kỳ 13: Chúng tôi đã đến đây
(Kỳ 1): Con cháu các tù nhân biệt xứ
25/04/2008 04:07 GMT+7
No comments:
Post a Comment