Monday, 9 March 2015

Đại tá Lê Trọng Nghĩa là ai? (Phan Châu Thành - Danlambao)





3/08/2015                   102 Comments

Đi tìm một câu trả lời logic: Tại sao kêu oan mà im lặng cả đời?


Mới đây, sau cái chết ngày 22/2/2015 của ông Lê Trọng Nghĩa, 93 tuổi, cựu đại tá Cục trưởng đầu tiên của Cục Quân báo quân đội “nhân dân” VN năm 1950-1951 rồi 1960-1961 (nay là Tổng cục II khét tiếng của cha con Chính-Vịnh), cựu trợ lý thân thiết (nhất?) của Võ Nguyên Giáp, và cùng Giáp là nạn nhân trung tâm của vụ án “xét lại chống đảng” năm 1968, báo chí cả ba lề (lề đỏ, lề dân và lề ngoài hay ngoài lề như BBC, RFI, VOA...) đều rộ lên với nhiều bài viết ca ngợi, thương cảm, thắc mắc về người đã mất. Ông Nghĩa chết chỉ để lại di chúc xin được khôi phục danh dự (không phải minh oan) không phải chống đảng sau 47 năm im lặng (trong đó có 9 năm tù 1968-1977). Nếu xin minh oan trong di chúc thì cũng chỉ là người chết xin minh oan, người còn sống thì 47 năm im lặng không xin, y như sếp Giáp 45 năm “bị oan” vẫn không dám lên tiếng phản đối gì, chỉ xin được xem xét lại!

Vì thế, có lẽ như đại đa số người dân Việt vốn quen bị CSVN bưng bít thông tin, tôi cũng có câu hỏi: Tại sao các ông ấy kêu oan mà im lặng cả đời? Có gì đó rất không logic ở đây. Ví dụ, bản thân tít bài báo như: “Án oan và 47 năm im lặng?” đã chứa một nghịch lý lớn trong đó, khiến tôi quyết định tự đi tìm câu trả lời logic hơn cho mình.

Ông Trần Đĩnh, tác giả Đèn Cù, giải thích rằng ông Nghĩa im lặng 47 năm là vì các con, mà xin minh oan trong di chúc cũng là vì các con, nghe rất có nghĩa, nhưng lại là một nghịch lý nữa. Bởi vì, nếu vì các con thì ông Nghĩa nên bảo các con vượt biên để có tương lai, rồi mình lên tiếng công bố sự thật. Đó mới là trọng nghĩa cha con.

Có lúc tôi nghĩ, ông ấy im lặng thế suốt 47 năm có thể vì ông ấy quá trọng một cái nghĩa gì đó khác chăng, như tên ông vậy - Lê Trọng Nghĩa?

Nhưng chính ông Nghĩa lại giải thích sự im lặng của mình như sau: “Ông Giáp mất tác động rất sâu sắc đến tâm hồn, tình cảm của tôi. Sự ra đi của ông Giáp là tiếng chuông rất quan trọng để nhắc nhở tôi là phải nhớ đến và làm theo tấm gương của ông suốt đời kiên trì vì nền hòa bình, độc lập của nước nhà”.

Có nghĩa là ông ấy im lặng là vì làm theo ông Giáp, là vì nền hòa bình, độc lập của nước nhà! (sic!) Nhiều người đã nhảy lên tung hô ông (và Giáp) như anh hùng vì thế. Tôi thì lại thấy mùi vừa giả dối vừa hèn nhát của những người cộng sản, nên tôi không tin, và tôi đi đến một câu hỏi khác: ông ta là ai?

Lê Trọng Nghĩa là ai?

Tôi đã quen với việc tự nghiên cứu tiểu sử của hàng trăm nhân vật hàng đầu của cộng sản VN, từ Nguyễn Tất Thành trở đi, và tôi đã bất ngờ khi tìm hiểu tiểu sử Lê Trọng Nghĩa - nhân vật tuy rất đặc biệt nhưng tôi đã cho là không quan trọng lắm trong lịch sử đảng CSVN, chỉ trong vụ án xét lại thôi.

Tôi có ba bất ngờ vì nghi vấn lớn về Lê Trọng Nghĩa, đó là thân nhân ông ta (xuất xứ vô cùng mờ ám), là vai trò của ông ta trong giai đoạn 1945 khi CS cướp chính quyền hợp pháp của ông Trần Trọng Kim (hành tung rất bí ẩn), và đó là sự nghiệp rất đặc biệt của ông từ 1945 đến 1968 (sự nghiệp rất giống Võ Nguyên Giáp).

Và ba bất ngờ trên về Lê Trọng Nghĩa được bao trùm thêm bởi một bất ngờ nữa: đảng CSVN nói rất ít hay giấu rất kín mọi chi tiết về xuất xứ, thân nhân, hành tung của ông Lê Trọng Nghĩa. Sự bí ẩn này về tiểu sử cá nhân của ông Nghĩa là cực lớn, sánh ngang với tiểu sử bí ẩn của hai nhân vật tàn độc nhất được đảng CSVN cẩn thận chùi xóa kỹ càng, đó là Lê Đức Thọ và Trần Quốc Hoàn, hai đồ tể hàng đầu của đảng và công an cộng sản VN. Nhân vật bí ẩn thứ ba, không ngờ, là Lê Trọng Nghĩa?!

Xuất thân vô cùng mờ ám...

Trong các tài liệu lưu trữ chính thức và công khai của CSVN, chúng ta chỉ biết ông Nghĩa sinh 1922, không biết quê quán, cha mẹ, giòng tộc là ai, học hành ở đâu, vào đời, nghề nghiệp, vợ con... thế nào? Có thể nào có một kẻ nứt đất sinh ra rồi tham gia cướp chính quyền cùng đảng CSVN năm 1945 chăng? CSVN muốn chúng ta tin là có... Lê Trọng Nghĩa (LTN).

Đến cái tên Lê Trọng Nghĩa cũng không phải tên khai sinh. “Lúc đầu” LTN tên là Đoàn Xuân Tín (không rõ đó có phải tên khai sinh chưa? Nếu đúng thì họ Đoàn này ở đâu?). Sau có tên Gs. Lê Ngọc, tức giáo sư Lê Ngọc? Tức LTN từng là nhà giáo, giáo sư?

Dòng tiếp theo của tiểu sử chính thức của LTN là: “sinh viên khoa luật, thạo nhiều thứ tiếng” nhưng không biết trường luật nào, ở đâu, năm nào, thông thạo các thứ tiếng nào? Tàu? Pháp? Nhật? Không ai biết!

Rồi Gs. Lê Ngọc có một người “thầy” tên là Lê Trọng (vì kính trọng hay tưởng như “thầy” - là tôi suy diễn thế) nên Gs. Lê Ngọc đổi tên thành Lê Trọng Nghĩa, trong đó chữ tên Nghĩa lấy từ chữ Khởi Nghĩa, có nghĩa là Khởi Nghĩa! (Chính LTN sau này đã giải thích như vậy). Như vậy, tên Lê Trọng Nghĩa xuất hiện trước khởi nghĩa 1945 của CSVN, nhưng cũng không rõ chính xác khi nào? Ông Lê Trọng là ai?

Vai trò rất bí ẩn của Lê Trọng Nghĩa trong giai đoạn 1945

Mốc thời gian thứ hai và dòng chi tiết thứ ba xuất hiện trong tiểu sử LTN, sau năm sinh 1922, là 23 năm sau đó, chính xác là ngày 10/3/1945 khi LTN “bảo vệ thượng cấp, cứu Trần Đăng Ninh trốn thoát khỏi Hỏa lò”. Như vậy, ngày 10/3/1945 Trần Đăng Ninh trốn thoát, còn Lê Trọng Nghĩa chính thức xuất hiện, khai sinh...

Ngay trong tháng 3/1945 LTN được thượng cấp khác là Lê Đức Thọ cử vào đảng Dân chủ. Có vài điều cần nói rõ ở đây. Vào tháng 3/1945, ngoài thượng cấp là Trần Đăng Ninh thì LTN còn có thượng cấp khác là Lê Đức Thọ - hai người này là cán bộ cao cấp của CSVN, tức LTN là người của CSVN, được CSVN cài vào tham gia đảng Dân chủ, và ngay lập tức lên đến UV Trung ương đảng Dân chủ VN, Có nghĩa là, LTN là gián điệp của CSVN trong đảng Dân chủ VN và Việt Minh.

Khoảng tháng 6/1945 trong vai trò đại diện Việt Minh, LTN đã 5 lần đàm phán với chính phủ của Trần Trọng Kim và với quân đội Nhật.

Ngày 20/8/1945 LTN được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng (của Việt Minh mà LTN là “người của” đảng Dân chủ), nên ngày 23/8/1945 LTN bàn giao các đầu mối liên lạc với quân đội Nhật cho Võ Nguyên Giáp. (Giáp lúc đó là Bộ trưởng Nội vụ, cũng là người “ngoài đảng CSVN” trong Chính phủ Việt Minh của Hồ (làm Chủ tịch).

Chỉ xuất hiện sôi động trong chưa đầy 6 tháng rồi LTN, 23 tuổi, không rõ xuất thân, lại biến mất 5 năm để đến 1950 LTN được phong chức Đại tá Cục trưởng Quân báo.

Sự nghiệp rất giống Giáp: lên nhanh vọt 1 lần, dính "xét lại", và im lặng suốt đời

Sự nghiệp “nhà binh” của LTN rất giống Giáp: lên nhanh, lên chức 1 lần, rồi đứng đó cả đời. Năm 1948 Giáp lên thẳng đại tướng, rồi thôi. LTN được phong Đại tá Cục trưởng Cục Quân báo đầu tiên, năm 1950, rồi cũng ở cấp đại tá đó suốt đời.

Mà đó là đại lá Cục trưởng Cục Quân báo, là cục đòi hỏi kinh nghiệm và nghiệp vụ tình báo quân sự đặc biệt và quan trọng nhất trong mọi quân đội, nhất là trong chiến tranh, trong khi LTN lúc đó mới 28 tuổi. Để được thế, LTN phải là người rất có tài, được đào tạo rất tốt, và rất được thượng cấp rất tin cậy. Vậy LTN có tài do ai phát hiện? Ai đào tạo? Và ai tin cậy bổ nhiệm LTN vào vị trí trọng yếu đó? Các chi tiết này đều đến nay không rõ, chưa kiểm chứng được? Là Thọ, hay Ninh, hay Giáp hay Hồ đứng sau Nghĩa?

LTN được tái bổ nhiệm Cục trưởng Cục Quân báo lần 2 năm 1960-1961, sau 9 năm là trợ lý của Giáp (1951-1960).

Từ 1962 đến 1967 LTN lại là trợ tá cho Giáp lần 2, hơn 5 năm, để rồi cùng Giáp dính vào vụ án “xét lại chống đảng” của Duẩn-Thọ (và Hồ đứng sau) đạo diễn.

Và cái giống Giáp cuối cùng của LTN là cùng sống lâu để mà im lặng chịu trận suốt đời, 47 năm, đến chết.

Vài nghi vấn và giả thiết của tôi về Lê Trọng Nghĩa

Câu hỏi đầu bài tôi đặt ra, Đại tá Lê Trọng Nghĩa là ai, tôi vẫn chưa trả lời được. Tôi chỉ có vài nghi vấn và giả thiết xin trình bày ở đây, để đợi lịch sử sẽ kiểm chứng.

Nghi vấn thứ nhất, tại sao LTN là người tài, người tốt, người bị oan mà lại phải giấu tung tích xuất thân như thé? Quê hương ông ở đâu? Gia đình họ hàng ông ở đâu? Ai cho ông ăn học thành tài thế (học luật và biết nhiều ngôn ngữ) và ăn học ở đâu? Sao ông phải gắn bó chung thủy với “một người thầy” tên Lê Trọng thế đến mức lấy tên Thầy làm tên mình mà bỏ tên họ cha mẹ giòng giống? Rồi cái tên Nghĩa tưởng là lễ nghĩa, trọng nghĩa thì lại là khởi nghĩa thì khởi nghĩa là sứ mệnh ông quan tâm hơn cả lễ nghĩa, trọng nghĩa sao? Từ nghi vấn này, tôi buộc phải đưa giả thuyếtt ông là người... Tàu, thông thạo tiếng Việt, Pháp và Nhật, được tình báo Hoa Nam tuyển chọn đào tạo và cài vào Việt Nam? Năm 1945-1949 ông được Tàu cộng đào tạo để về giữ vị trí chủ chốt là cục trưởng Cục quân báo của Việt cộng. Rồi khi Tàu cộng và Hồ chọn Võ Nguyên Giáp là tổng tư lệnh quân đội Việt cộng thì LTN được cài vào làm trợ lý của Giáp, thực chất là để kiểm soát và khống chế Giáp vốn chỉ hữu danh vô thực?

Nghi vấn thứ hai, tại sao LTN bị dính vào vụ án “xét lại chống đảng” vì nếu nghi vấn trên là đúng thì Duẩn Thọ phải biết LTN là người Tàu hay người của Tàu chứ? Có lẽ Duẩn Thọ biết rõ LTN là người Tàu mà làm ngơ như không biết, nhân vụ Giáp là gián điệp của “xét lại” Nga sô mà diệt luôn tay chân của Giáp (dù không hay có thân Nga, xét lại) và tay chân Tàu - một mũi tên bắn hai đích, để tăng thêm vây cánh phe Duẩn Thọ trong quân đội vốn bị Tàu và Giáp thao túng.

Tương tự, ngay như giả thiết Hồ là người Tàu thì nhất định Duẩn Thọ cũng biết rõ, nhưng Duẩn Thọ dùng điều đó để không chế Hồ, vô hiệu hóa Hồ... để mặc cả với Tàu và để Duẩn toàn quyền, là số 1 thao túng tất cả ở VNCS. Và quan hệ Hồ-Duẩn trên chục năm cuối đời Hồ là như thế: Hồ chỉ là bù nhìn, Duẩn là bạo chúa thay Hồ.

Nghi vấn thứ ba, tại sao nếu LTN là người gốc Tàu hay của Tàu cộng, sao Tàu cộng hay LTN không minh oan là mình không xét lại theo Nga sô như Giáp? Là vì nếu minh oan như thế thì lộ ra LTN là gián điệp Tàu còn nguy hại hơn là “xét lại” như Giáp. Vì thế, LTN đến chết vẫn không dám đề nghị minh oan, vì sợ bị lộ tung tích gốc Tàu, làm việc cho Tàu, mà chỉ xin được “phục hồi danh dự”.

Như chúng ta thấy, khi mọi điều bị CSVN bưng bít hết để lộ quá nhiều điều vô lý, chúng ta có quyền và cần phải đưa ra những nghi vấn và giả thiết của mình để có câu trả lời thỏa đáng hơn, đến gần sự thật lịch sử hơn. Và câu hỏi Lê Trọng Nghĩa là ai cũng vậy, xin mời các bậc chuyên gia, sử gia về VNCS làm minh bạch ra, như những câu hỏi về Giáp đang có những lời giải làm bẽ bàng nhục nhã cho Giáp đó.

Tôi tin, một ngày không xa những trò hề bịp bợm như kiểu: “tôi im lặng suốt đời vì nền hòa bình của nước nhà” của Lê Trọng Nghĩa sẽ không lừa bịp được dân Việt ta nữa.








No comments:

Post a Comment

View My Stats