Mặc
Lâm, biên tập viên RFA
2015-03-14
2015-03-14
Trong
chương trình VHNT hôm nay khách mời của chuyên mục Ký Ức 40 năm là nhà thơ, nhà
báo Đỗ Trung Quân nói về những suy nghĩ của anh về những gì xảy ra trong 40 năm
qua dưới cái nhìn của một nghệ sĩ, một người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa,
nghệ thuật.
Nhà thơ, nhà báo Đỗ Trung Quân, ảnh chụp năm 2011. File photo
Đôi khi cũng vô tình
Là
một thanh niên vừa 21 tuổi trong ngày 30 tháng Tư năm 1975, Đỗ Trung Quân là một
trong những thanh niên hưởng ứng sớm nhất phong trào Thanh niên xung phong lên
đường xây dựng kinh tế theo sự cổ động của nhà nước và rồi sau đó cuộc sống kéo
nhà thơ vào công tác báo chí cũng như sáng tác mà điểm cao nhất là bài thơ nổi
tiếng “Quê Hương” của anh được Giáp Văn Thạch phổ nhạc.
Đỗ
Trung Quân còn được biết là người dẫn chương trình dễ mến trong các buổi trình
diễn của Duyên Dáng Việt Nam và các chương trình TV khác.
Trong
suốt 40 năm sau ngày thống nhất đất nước ấy, Đỗ Trung Quân thú nhận rằng đôi
khi anh cũng vô tình đối với những mảnh đời, những số phận cũng như những bi kịch
xã hội mà trong đó anh đang sống.
Trao
đổi với chúng tôi, trước tiên nhà thơ cho biết:
Đỗ
Trung Quân: Thưa
anh cũng không ngờ 40 năm qua nhanh tới mức như thế. Khi chúng ta trò chuyện với
nhau ở đây không ngờ đã gần nửa thế kỷ rồi.
Năm
1975 thì tôi 21 tuổi đang còn là sinh viên và không tìm được công việc bởi vì
trong điều kiện giao thời lúc đó những người như chúng tôi xin việc rất khó.
Sau đó chúng tôi gia nhập một lực lượng thay vì gọi là nghĩa vụ quân sự thì gọi
là nghĩa vụ kinh tế đó là Thanh niên xung phong.
Lúc
đó quan niệm của tôi đơn giản là có một công việc, thứ nhất là bớt một gánh nặng
cho gia đình phải nuôi mình mặc dù đã trưởng thành nhưng không có công việc. Thừ
hai cũng nghĩ là thôi thì đất nước đã thống nhất, đóng góp cho sự tái thiết cho
hậu chiến cũng là nghĩa vụ của thanh niên. Lúc đó suy nghĩ rất nhiệt huyết và
đơn giản thôi thì đóng góp một chút không chỗ này thì chỗ khác, không khía cạnh
này thì khía cạnh khác đối với đất nước sau chiến tranh.
Rồi
mọi thứ trôi qua tôi trở về thành phố và làm việc ở một tờ báo, trước đó thì
làm việc ở một nhà in như mọi người và sau đó thì vể làm việc với tư cách một
nhà báo của một tờ báo lớn sau này đó là tờ Tuổi Trẻ. Trong cái môi trường báo
chí nó giúp cho mình tiếp xúc nhiều trong lĩnh vực của mình. Lĩnh vực của tôi
là văn hóa xã hội. Những gì liên quan tới văn hóa, tới xã hội thì mình trực tiếp
tiếp xúc với nó.
Trong
suốt thời gian đó tôi trở thành một nhà thơ, thành một người hoạt động trong
lĩnh vực nghệ thuật và như anh cũng biết tôi tham gia những chương trình như
Duyên dáng Việt Nam hay những chương trình truyền hình. Khi ấy mọi thứ nó hiện
ra bình thường, mình cũng không nghĩ gì nhiều, nhiệm vụ của mình tới đâu mình
làm tới đó và tôi nghĩ rằng đối với tôi trong suốt thời tuổi trẻ của mình như
thế mình đã hoàn toàn cắt đứt sự hồn nhiên giống như một người đã trả món nợ của
xã hội sau chiến tranh đóng góp cho xã hội những gì mình cho là tốt đẹp.
Mặc
Lâm: Vâng
anh vừa thố lộ rằng anh bắt đầu đóng góp cho xã hội, cho đời những gì tốt đẹp
trong hai mươi năm đầu tiên sau khi thống nhất, vậy hai mươi năm tiếp sau đó
anh có nhận thấy đóng góp của anh tác động như thế nào và anh có hài lòng
không?
Đỗ
Trung Quân: Vâng.
Trong suốt hai mươi năm đầu tiên với tâm huyết của một người trẻ tuổi, có phần
hồn nhiên tôi nghĩ rằng mọi sự rất tốt đẹp. Tôi cũng không biết được nhiều những
thông tin khác, những vấn để khác, những số phận khác mặc dù tôi biết đã có những
phong trào đánh tư sản. Những phong trào của người Việt phải rời bỏ đất nước làm
thuyền nhân lúc đó thông tin không nhiều lắm hầu như chỉ có thông tin duy nhất
của báo chí trong nước. Sau này với điều kiện của thông tin truyền thông phát
triển hơn tôi dần dần được biết, được tiếp xúc, lại được biết thêm những số phận,
những vấn đề khác nó liên quan đến con người.
Tôi
đã từng viết xum họp nơi này thì nơi kia ly tan. Trong cái linh cảm của năm
1997 tôi có viết một bài thơ nhưng rất tiếc tôi vẫn không thuộc thơ của mình
nhưng trong đó có một câu là “Xum họp nơi này thì nơi kia ly tan”. Ở trong nước,
hai miền thì có thể gọi là xum họp thì ở Sài Gòn có những người lại ly tan. Tất
cả những điều đó khiến cho mình suy nghĩ. Nó cho tôi có một chút ray rứt rằng
là có khi mình quá vô tư, có khi mình quá hồn nhiên để có lúc lãng quên đến số
phận. Những số phận khác, những số phận ấy cũng là người Việt mà thôi. Cũng là
bạn bè anh em đồng bào của mình mà có lúc mình đã lãng quên nó.
Nếu
có sự ray rứt nào đó trong 40 năm qua thì thưa anh đó là cái ray rứt trong tôi
cho đến ngày tôi nhận thức ra nó.
Phải thật sự xóa bỏ hận thù?
Mặc
Lâm: Vâng,
chắc chắn ngày 30 tháng Tư năm nay nhà nước sẽ có những chương trình kỷ niệm rất
rầm rộ phải nói là rất lớn tuy nhiên tới giờ phút này thì chúng ta cũng chưa biết
hình thức tổ chức của nó sẽ ra sao, nhà nước có còn coi đó là ngày đánh đuổi đế
quốc Mỹ và bọn ngụy như 39 năm trước đây hay không hay sẽ có một hình thức khác
nhẹ nhàng hơn, nhân văn hơn trước đây. Tôi xin đặt một câu hỏi có vẻ giả định:
Nếu anh được là người toàn quyền tổ chức ngày 30 tháng Tư năm nay anh sẽ chọn
hình thức nào?
Đỗ
Trung Quân: Thưa
anh đây là câu hỏi giả tưởng nên tôi cũng xin được trả lời bằng câu giả tưởng nếu
tôi được quyền như thế, nếu tôi là người tổ chức thì nó dài lắm thưa anh. Nó phải
thật sự xóa bỏ hận thù. Thực sự tìm cách để đất nước đến phồn vinh, đến cho những
người dân, nói thì có vẻ công thức nhưng đến nền kinh tế phát triển hơn so với
khu vực thôi chứ chưa cần phải nói đâu xa. Không bằng những khẩu hiệu vô hồn,
vô giá trị nhưng hôm nay chúng ta vẫn thấy. Bằng cách nào đó thì chúng ta sẽ
làm nhưng mục đích của nó là gì? Chúng ta phải thật sự đi đến xóa bỏ hận thù.
Không phải gác lại mà phải quên nó đi. Chúng ta song phẳng với những gì đã sai
lầm. Tôi chỉ nói đơn giản là chẳng hạn như tôi là người có sai lầm với anh Mặc
Lâm thì bây giờ là lúc tôi sám hối nó. Khi tôi sám hối thì anh Mặc Lâm sẽ tha
thứ còn nếu không sám hối thì mọi thứ chỉ là chuyện đùa mà thôi. Một ví dụ khái
quát như vậy thay cho câu trả lời của tôi.
Mặc
Lâm: Anh
nói thì như vậy nhưng thời gian qua nhà nước chưa bao giờ chính thức tuyên bố
là những người bị rượt đuổi khỏi đất nước là kẻ thù cả mà họ dùng một nhóm từ rất
hoa mỹ là “khúc ruột ngàn dặm”. Họ cũng có những chính sách, những cơ quan nối
liền với hải ngoại, kêu gọi kiều bào thế này thế khác… không lẽ bao nhiêu đó vẫn
chưa đủ để chúng ta thấy rằng nhà nước đã mở tay đối với mọi người hay sao thưa
anh?
Đỗ
Trung Quân: Tôi
thấy hình thức là như thế nhưng sự chân thành chưa đủ thưa anh. Sự chân thành sẽ
dẫn dắt cho chúng ta có những chính sách, những thái độ nó đúng đắn hơn nếu thật
sự có chân thành.
Mặc
Lâm: Tôi
được biết anh là một người bạn rất thân với nhà văn Nguyễn Quang Lập, trước đây
bị bắt vì trang blog Quê Choa nhưng nay đã được tại ngoại. Trong ngày 30 Tháng
Tư này Nguyễn Quang Lập sẽ hít thở không khí bên ngoài thay vì bên trong nhà
tù, việc cho nhà văn tại ngoại có đáng được xem là một cử chỉ từng bước hòa giải
hay không thưa anh?
Đỗ
Trung Quân: Tôi
không nghĩ rằng đấy là một sự hòa giải, tôi nghĩ đấy là thiện chí còn hòa giải
thì lớn lao hơn. Hòa giải còn đòi hỏi một hình thái tích cực hơn. Hình thái đó
thế nào thì trong khuôn khổ một câu trả lời ngắn chắc tôi không nói được hết
nhưng trở lại vấn đề thì tôi xem đó là một thiện chí đối với nhà văn Nguyễn
Quang Lập và nó chỉ dừng ở mức thiện chí mà thôi. Tôi cũng xin tiết lộ ngày 30
tháng 4 cũng là ngày sinh của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Vâng ngày sinh của Nguyễn
Quang Lập là ngày 30 tháng Tư năm 1956.
Mặc
Lâm: Vâng
xin cám ơn anh Đỗ Trung Quân đã cho mọi người biết điều lý thú này. Nhân đây
anh có thể cho biết thêm một ít riêng tư giữa các anh với nhau…
Đỗ
Trung Quân: Thưa
anh chúng tôi trong những lúc chuyện trò không phải lúc nào cũng đồng ý với
nhau đâu. Tôi và Nguyễn Quang Lâm tranh cãi rất thường vì anh Lập là người miền
Bắc còn tôi là người miền Nam. Tụi tôi hay nói đùa là anh Lập giải phóng tôi
mà. Có những quan điểm tôi tranh cãi với anh Lập nhưng tôi trông chờ nhà nước
làm được như chúng tôi là tranh cãi nhưng không thù oán nhau. Tranh cãi để đi
tìm những điều chúng ta đồng thuận, cho dù chưa đồng thuận chúng ta vẫn không
thù oán nhau mà tiếp tục trao đổi tiếp. Nhưng chúng ta là đồng bào. Đấy là cái
mà chúng tôi cho rằng đã làm được nhiều hơn nhà nước làm được đối với kiều bào
của mình.
Mặc
Lâm: Xin
cám ơn nhà thơ Đỗ Trung Quân về cuộc phỏng vấn này.
Tin, bài liên quan
No comments:
Post a Comment