Ian Bremmer,
TIME 2/2/2015
Nguyễn Minh Tâm dịch
Cập
nhật: 25/01/2015 14:20
Những
chính phủ có mốí liên hệ thắm thiết về ý thức hệ với Trung quốc là những nước
nào? Đó chỉ là những nước “côn đồ” (rogue) như Bắc Triều Tiên, Venezuela, Sudan
và Zimbabwe đứng đầu trong bảng danh sách. Những nước đó không tạo được ảnh hưởng
trên chính trường quốc tế, và họ cũng chẳng làm được điều gì ích lợi cho Trung
quốc, có chăng là chỉ kéo Trung quốc vào những rắc rối của chính nước nước này.
Cali
Today News -
Bắc Kinh mưu đồ xây dựng thế liên minh mậu dịch quốc tế, nhưng tiếc thay Trung
quốc không có được những đồng minh đáng tin cậy.
KHI
TRUNG QUỐC TIẾP TỤC bành trướng, phát triển về kinh tế, Bắc Kinh cần
nhiều đồng minh mạnh. Đây là một vấn đề khó khăn cho Trung quốc, bởi vì Bắc
Kinh không có một nước đồng minh tin cậy được. Thực vậy, Trung quốc trở thành đối
tác mậu dịch với khoảng hơn 100 nước trên khắp thế giới. Nhưng khi nói về một
quốc gia mạnh đủ sức giúp Trung Quốc thực hiện chính sách ngoại giao của mình
thì có sự khác biệt rõ giữa đối tác kinh doanh, với đồng minh cật ruột.
Những
chính phủ có mốí liên hệ thắm thiết về ý thức hệ với Trung quốc là những nước
nào? Đó chỉ là những nước “côn đồ” (rogue) như Bắc Triều Tiên, Venezuela, Sudan
và Zimbabwe đứng đầu trong bảng danh sách. Những nước đó không tạo được ảnh hưởng
trên chính trường quốc tế, và họ cũng chẳng làm được điều gì ích lợi cho Trung
quốc, có chăng là chỉ kéo Trung quốc vào những rắc rối của chính nước nước này.
Thế
còn nước Nga thì sao? Mạc Tư Khoa đề nghị kế hoạch cung cấp năng lượng dài hạn
cho Bắc Kinh, và giúp Trung quốc ngăn chặn Hoa Kỳ gây ảnh hưởng ở Á châu. Nhưng
châu Âu, Mỹ và Nhật Bản vẫn là đối tác mậu dịch lớn nhất của Trung quốc
trong tương lai gần. Nước Nga chưa bao giờ đạt được quan hệ mậu dịch lớn đối với
ba nhóm đối tác vừa kể, và điều này ngăn cản Trung quốc không dám mạnh dạn theo
đuôi ông Vladimir Putin gây hiềm thù với Tây phương. Trung quốc và Nga vẫn còn
cạnh tranh với nhau trong việc gây ảnh hưởng với các nước trong vùng Trung Á, nằm
giữa Nga và Trung quốc.
Dưới
đây là những điều khiến Trung quốc phải lo ngại về đồng minh của mình:
1. Venezuela là cái thùng rỗng không đáy:
Hồi tháng Giêng, Trung quốc đồng ý đầu tư $20 tỉ đô la để ủng hộ
chính phủ Venezuela. Nhưng kết quả của cuộc đầu tư đó giống như ném tiền qua cửa
sổ. Tỉ lệ dân chúng ủng hộ Tổng thống Nicolas Maduro ngày càng xuống thấp, nay
chỉ còn 22%. Nền kinh tế của Venezuela suy xụp như căn nhà sắp đổ, lạm phát ở tỉ
lệ cao nhất thế giới. Nếu giá dầu hỏa tiếp tục xuống thấp, rất có thể Venezuela
sẽ bị vỡ nợ.
2. Nước Sri Lanka (Tích Lan) thay đổi đường
lối, chính sách: Trung quốc đánh ván bài lớn kết thân với Tổng thống
Mahinda Rajapaksa của nước Sri-Lanka bằng cách đầu tư hơn $4 tỉ đô la vào nước
này. Năm 2014, lần đầu tiên tầu ngầm của Trung quốc cập bến hải cảng Sri-Lanka.
Hải cảng này được tu bổ bằng tiền đầu tư của Trung Quốc, nhằm mục đích khiêu
khích Ấn độ. Nhưng trong cuộc bầu cử mới đây ở Sri-Lanka, cựu Bộ trưởng Y tế
Maithripala đã ra sức tranh cử rất mạnh, và thắng Tổng thống Rajapaksa thân Bắc
Kinh. Trung quốc bị giật khỏi tay một nước đồng minh đáng tin cậy.
3. Bắc Triều Tiên là một nước nghèo đói:
Trên thế giới không có nước nào có nền kinh tế lệ thuộc vào Trung quốc như nước
Bắc Triều Tiên. Có thể nói Trung quốc cung cấp 90% năng lượng và thực phẩm cho
Bắc Triều Tiên. Trong năm 2013, hơn 80% hoạt động mậu dịch quốc tế của Bắc Hàn
là buôn bán với Trung Hoa, kim ngạch ở mức $8.6 tỉ đô la. Đổi lại Trung quốc nhận
được gì? Trung quốc nhận được sự im lặng và hoà bình từ phía Bắc Hàn. Chỉ trong
lúc này thôi, Bắc Triều Tiên xử sự như một đứa bé ngoan, tương lai thì chưa biết.
4. Một ván bài sai lầm ở Sudan:
Trung quốc chấp nhận rủi ro rất cao khi đầu tư thật nhiều tiền vào nước Sudan
trong hàng chục năm qua để xây dựng hệ thống ống dẫn dầu lấy từ khu dầu hoả ở
miền Nam Sudan đem về Trung Hoa. Nhưng rồi nội chiến xảy ra, và nước
Sudan bị chia cắt làm hai vào năm 2011. Hiện nay Bắc Kinh vất vả trong việc thu
xếp an ninh cho khu vực khai thác dầu hoả nằm ở nước Nam Sudan. Năm
ngoái, bạo động xảy ra ở đây giết hại hơn10,000 người, và làm cho hơn 1 triệu
người phải ly tán. Trung quốc đã gửi đến đây một toán lính tình nguyện để giữ
gìn hoà bình, nhưng chưa đủ. Tháng Tư sắp tới, Trung quốc sẽ phải gửi thêm 700
lính bộ binh sang vùng này.
5. Cuba và Miến Điện đi tìm bạn bè mới:
Một
số quốc gia trước đây ở tình trạng cô lập với cộng đồng thế giới, nay bắt đầu mở
cửa giao thương với bên ngoài, và thoát khỏi vòng cương toả của Trung quốc. Đồng
minh lớn nhất về mậu dịch của Trung quốc, và cũng là con nợ chính của Trung quốc,
là nước Cuba. Bây giờ đảo quốc Cuba đang tìm cách bình thường hoá quan hệ ngoại
giao với Hoa Kỳ. Việc này có thể đưa đến việc hất chân Bắc Kinh ra khỏi Havana,
thay thế bằng Hoa Thịnh Đốn. Trung quốc vẫn còn là đối tác mậu dịch lớn nhất của
Miến điện. Nhưng kể từ năm 2011 khi nước này thay đổi thể chế dân chủ, Miến
điện mở rộng cửa giao thương với thế giới bên ngoài, Nhật Bản,và Tân Gia Ba là
hai nước đã chen chân đầu tư vào Miến điện.
Bài
nhận định của Ian Bremmer trên báo TIME ngày 2/2/2015
Nguyễn
Minh Tâm dịch.
Ghi
chú:
Tác giả Ian Bremmer là sáng lập viên tổ chứcEurasia Group cố vấn về những rủi
ro xảy ra trên thế giới. Ông phụ trách cột báo về bang giao quốc tế trên tạp
chí Time.Tháng Năm sắp tớí, ông sẽ cho xuất bản cuốn sách tựa đề là
“Superpower: Three Choices for America’s Role in the World.” (Siêu cường: Ba chọn
lựa cho nước Mỹ trong vai trò siêu cường trên thế giới)
No comments:
Post a Comment