Người dịch: Huỳnh Phan
Cơn sốt ‘lấn biển’ của châu Á nẩy
sinh ra nhiều vấn đề chồng chất
Ngay cả vào một buổi sáng Chủ
nhật yên tĩnh, một dòng xe tải đều đặn hối hả chạy dọc theo các đường phố rộng,
hoang sơ nếu không nói là hoang vắng của Punggol Timur, một hòn đảo có được từ
lấn biển ở phía đông bắc của Singapore. Các xe này trút hết tải trọng xuống
thành từng đống trắng, vàng và xám theo hàng lối thật trật tự ở chỗ mà đất nước
này tích trữ loại nguyên liệu quan trọng: cát. Công nghiệp xây dựng trên thế giới
phụ thuộc vào cát. Nhưng nhu cầu của Singapore là đặc biệt gay gắt, vì không những
họ xây lên cao mà còn xây ra ngoài, thêm lãnh thổ bằng cách dùng cát lấp biển.
Và tại châu Á họ không phải là kẻ đơn độc. Toàn khu vực đều đam mê với việc tôn
tạo đất vốn lâu nay đã làm các nhà phát triển bất động sản vui thích. Nhưng điều
đó lại làm các nhà bảo vệ môi trường lo lắng và đem lại những rắc rối chính trị
và pháp lý xuyên biên giới.
Đối với Singapore, mở rộng lãnh
thổ đã là một phần thiết yếu cho tăng trưởng kinh tế. Từ khi độc lập vào năm
1965, nước này đã mở rộng thêm 22%, từ 58.000 ha (224,5 dặm vuông) đến 71.000
ha. Chính phủ dự kiến sẽ cần thêm 5.600 ha vào năm 2030. Các bãi trữ cát phải bảo
đảm nguồn cung ứng. Singapore từ lâu đã cạn kiệt nguồn cung ứng của chính mình
và theo một báo cáo được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc công bố vào năm
ngoái thì cho đến nay Singapore đã trở thành nhà nhập khẩu cát lớn nhất trên
toàn thế giới, và là nước sử dụng cát lớn nhất thế giới tính theo đầu người.
Nhưng, các nhà cung cấp trong khu vực, hết nước này đến nước khác, đã áp đặt lệnh
cấm xuất khẩu: Malaysia vào năm 1997, Indonesia 10 năm sau đó, Campuchia năm
2009 và sau đó Việt Nam. Myanmar cũng phải đối mặt với áp lực đòi hỏi phải dừng
lại. Các nước xuất khẩu đang được báo động về những hậu quả môi trường của việc
nạo vét lớn. Và những người yêu nước cực đoan phẫn nộ việc bán thậm chí một hạt
cát của lãnh thổ.
Diện tích đất lấn biển của
Singapore là nhỏ nhoi so với những nơi khác như Nhật Bản và Trung Quốc chẳng hạn.
Từ thế kỷ 19, Nhật Bản đã lấn biển 25.000 ha chỉ riêng tại Vịnh Tokyo. Đối với
Nam Hối (Nanhui), thành phố mới được quy hoạch gần Thượng Hải, hơn 13.000 ha đất
có được qua lấn biển. Tại Hong Kong, khi bến cảng Victoria đã được lấp đi, hòn
đảo này đã nhích gần Trung Quốc đại lục hơn về mặt địa lý, nếu không về mặt
chính trị.
Singapore là bất thường vì quá
nhỏ so với một tỉ lệ lãnh thổ nhân tạo quá lớn vì rất gần hai láng giềng biển,
Malaysia và Indonesia. Không những nó phải đối mặt với những chỉ trích từ các
nhóm bảo vệ môi trường do tác động của việc nước này mua cát đối với các nước
xuất khẩu, năm 2003 họ cũng phải đối mặt với một thách thức pháp lý theo Công ước
Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) từ Malaysia đối với dự án lấn biển ở hai đầu
eo biển Johor, phân cách hai nước. Malaysia cáo buộc công việc này xâm phạm chủ
quyền, làm tổn hại đến môi trường và đe dọa sinh kế của một số ngư dân của họ.
Sau khi qua trọng tài, tranh chấp
đã được giải quyết khá thân thiện. Nhưng bây giờ vai trò lại đảo ngược:
Singapore quan ngại hai dự án lấn biển lớn của Malaysia ở Eo Biển Johor. Một dự
án, Thành Phố Forest, sẽ lấn biển để tạo ra bốn hòn đảo nối với nhau trong eo
biển này. Nghe có vẻ giống như mộng tưởng – gần như toàn bộ một thành phố mới với
các toà nhà chọc trời và những bãi cỏ xanh tươi. Nhưng vì các cổ đông của nó là
một mối quan tâm lớn của Trung Quốc và vua Johor, người đứng đầu hoàng gia ở
bang Johor của Malaysia, nên nó được lắng nghe nghiêm túc. Sau khi có các cuộc
biểu tình của Singapore, công việc lấn biển dừng lại vào năm ngoái. Nhưng hồi
tháng 1, có tin cho biết rằng dự án đã được chính phủ Malaysia phê duyệt, dù bị
thu nhỏ đáng kể. Chính phủ Singapore cho biết họ vẫn đang chờ thông tin chính
thức.
Luật pháp quốc tế có khả năng
được viện dẫn lần nữa đối với việc mở rộng đảo ở những nơi khác ở châu Á. Nhật
Bản cho rằng chỏm đất Okinotorishima xa tít phía Nam là một đảo (island), mà
theo UNCLOS nó sẽ được phép có “lãnh hải” 12 hải lý (22 km), và một “vùng đặc
quyền kinh tế” (EEZ) 200 hải lý. Trung Quốc lập luận rằng nó chẳng phải là đảo
mà một [đảo] đá (rock), không có khả năng duy trì việc cư trú của con người, và
như vậy, theo UNCLOS, chỉ có lãnh hải, không có EEZ. Lập luận phức tạp thêm bởi
những nỗ lực của Nhật Bản làm cho hòn đảo lớn lên bằng cách sử dụng cát sao
(star sand), vỏ của một sinh vật đơn bào nhỏ được tìm thấy gần rạn san hô ở
phía Nam Nhật Bản. Các nhà khoa học đã biết cách nuôi nó nhân tạo, và chính phủ
hi vọng qua đó củng cố tuyên bố Okinotorishima thành tình trạng đảo (island
status). Thậm chí nếu họ làm được kỳ công khoa học này thì nó cũng có thể không
qua phép thử pháp lý với UNCLOS. Đảo đá và đảo phải được “hình thành tự nhiên”.
Vì vậy, đảo đá có thể chuyển thành đảo qua cát nhân tạo được không?
Luật pháp vạch rõ rằng bãi đất
bị ngập nước khi triều cao – được gọi là “bãi đất triều thấp” [low-tide
elevation] – không có lãnh hải hay EEZ, và không thể xây lên để thành “đảo đá”.
Đây là một vấn đề quan trọng trong các tranh chấp lãnh thổ phức tạp chồng chéo ở
Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang lấn biển tại khu vực tranh chấp. Trong một hồ
sơ gửi cho tòa án UNCLOS, Philippines đã đòi hỏi ba thể địa lý Trung Quốc đang
phát triển được phân loại là “bãi đất triều thấp” và ba thể địa lý khác phân loại
là “đảo đá”.
Anh đá, tôi đảo
Trung Quốc có thể hy vọng rằng
bằng cách lấp biển quanh [đảo] đá các loại, họ có thể nâng cấp tình trạng pháp
lý của chúng. Xét cho cùng, một khi công việc thực hiện xong, sẽ khó mà chứng
minh thể địa lý ban đầu bắt đầu và kết thúc ở chỗ nào. Tuy nhiên, có nhiều khả
năng là Trung Quốc chỉ đơn giản thấy đáng làm theo câu châm ngôn rằng sở hữu
chiếm 9/10 pháp luật. Việc xây dựng trên các thể địa lý này mang lại lợi ích
thiết thực cho hải cảnh, ngư dân, hải quân và không quân Trung Quốc – và nó củng
cố yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc với sự hiện diện thực tế nâng cao.
Trung Quốc mập mờ về những yêu
sách mà họ đòi hỏi. Họ có dựa trên các thể địa lý và những vùng biển gắn với
chúng theo UNCLOS không? Hoặc họ, dựa theo các bản đồ lịch sử cho thấy một “đường
9 vạch” vòng quanh rìa của biển này (xem bản đồ), cũng khẳng định chủ quyền đối
với chính vùng biển này? Trong biển mập mờ đó, công việc lấn biển của Trung Quốc
mang lại các lợi ích thiết thực và biểu tượng. Nó cũng chỉ ra một nguyên nhân
hiếm khi trích dẫn vì sao Biển Đông lại là chuyện đáng nói. Các chuyên gia dầu
hiện nay thường nghi ngờ sự phong phú về hydrocarbon ở vùng biển này. Tuy
nhiên, nó hẳn có chứa một lượng cát đáng kể.
thermage xóa nhăn trán
ReplyDeletethermage xóa nhăn đuôi mắt
thermage xoa nhan nong cam
thermage xoa nhan tran
thermage xoa nhan duoi mat
thermage trẻ hóa
thermage tre hoa
thermage trẻ hóa da
thermage tre hoa da
thermage căng da