Minh
Trí
(VNTB) - Tư dinh của
cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh làm người dân liên tưởng đến khẩu hiệu “đả thực
bài phong” được ghi rõ trong lịch sử đảng. Ngai vàng được xây dựng trên mồ hôi
nước mắt lẫn máu xương của dân chúng nên nó không khác gì con dao đồ tể. Dao vấy
máu và người cầm dao không thể hiền nhân. Ngai vàng xây bằng máu xương nên người
ngồi trên nó chỉ có thể là quân cướp của giết người.
Đã nghỉ
hưu vẫn phải bị xử lý
“Người có hành vi tham
nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham
nhũng do mình đã thực hiện”. Điều 4, Luật phòng, chống tham nhũng, đã quy định
như vậy.
Với những hình ảnh trong phòng tiếp khách của cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh được đăng tải trên báo điện tử Tiền Phong dịp “mừng tuổi” Xuân Ất Mùi, sau đó được các trang mạng xã hội dẫn lại với tốc độ lan truyền rất nhanh, tạo dư luận nghi vấn về sự minh bạch của khối tài sản “ngai vàng – điện ngọc” của cựu tổng bí thư.
Câu chuyện của nguyên tổng thanh tra Chính phủ, ông Trần Văn Truyền vẫn còn nóng hổi.
Theo luật, khối tài sản của cả hai cựu quan chức nói trên đều nằm trong nghi vấn “tham nhũng hay không tham nhũng”?
Trật tự xã hội đến từ luật pháp
“Ở Mỹ không như Việt Nam đâu em, chỉ cần có một hành động đụng đến thân thể của em, em cứ gọi điện thoại cho cảnh sát. Nếu người gọi không kịp thời gian để nói rõ mình bị đe dọa chuyện gì, cảnh sát Mỹ lập tức lên đường tiếp cứu với cùng lúc 3 loại xe: cấp cứu – cứu hỏa và cảnh sát. Tính mạng công dân là quý nhất”.
Ông Thiện, một người Việt là cựu quân nhân Mỹ, hiện sống ở Houston cho người viết bài này biết như vậy.
Nhiều người Việt sống tại tiểu bang California hơn chục năm chia sẻ rằng ở Mỹ, các bác sĩ rất chú trọng vấn đề khám đúng bệnh cũng như cho thuốc bệnh nhân về uống. Nếu như có chuyện gì xảy ra là bác sĩ sẽ bị bỏ tù. Các giảng viên, giáo viên cũng vậy. Nếu như bên Việt Nam, các học sinh, sinh viên sợ thầy cô giáo thì bên này ngược lại. Lớn tiếng nạt nộ hay có hành động hách dịch gì sẽ bị sinh viên kiện. Lúc đó, không chỉ giáo viên bị ảnh hưởng mà trường cũng vạ lây…
Chia sẻ về vấn đề giao thông, bác Phước ở San Jose nói: “Trước khi băng qua đường, người đi bộ phải bấm vào cái nút màu trắng ngay cột đèn giao thông. Khi nào phía đối diện có tín hiệu cho phép đi mới được đi. Ở đây có những đoạn đường xe chạy rất nhanh. Nếu qua đường mà không tuân thủ theo luật, có bị đụng trúng cũng phải… ráng chịu. Hoặc khi xe chuẩn bị vào ngã tư, phải chạy chậm hoặc dừng lại một tí để nhìn xem xung quanh có xe hay không, đảm bảo an toàn giao thông. Chứ không như Việt Nam, có lần bác về thăm quê hương, gặp một vài xe, trong đó có xe bốn bánh, đi vào ngã tư vẫn không giảm tốc độ, ngang nhiên cười nói mà băng qua đường. Thật là nguy hiểm. Như vậy thử hỏi không tai nạn sao được?”.
Là du học sinh lần đầu đến Mỹ, người viết thật sự ấn tượng về việc “thượng tôn pháp luật” ở xứ người. Cá nhân, tổ chức nào làm trái với những điều pháp luật đã định ra thì sẽ bị xử lý theo đúng quy định, không có chuyện “gửi gắm”, hay “a lô” lúc vi phạm pháp luật; hay phải “cầu cứu anh Ba, bác Tư” khi muốn nhờ “sự công minh” của pháp luật.
“Tao là luật - luật là tao”
Mỗi ngày, lướt web, đọc báo hay xem truyền hình là thấy có khá nhiều “con sâu – bầy sâu tham nhũng” như lời của chủ tịch nước Trương Tấn Sang vẫn tiếp tục nhởn nhơ.
Phải chăng do luật ở Việt Nam quá lỏng lẻo nên mới khiến sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở? Câu trả lời là không. Về hệ thống pháp luật, Việt Nam có cả... “rừng luật”. Song việc thực thi pháp luật thì lại... “tao là luật – luật là tao” mà nhiều người dân vẫn phải lắc đầu ta thán trước bầy sâu này.
Dịp Xuân Ất Mùi, gặp gỡ nhiều Việt kiều về quê, hầu hết đều cho hay buộc phải bấm bụng móc bóp lì xì từ 5 đồng (USD) đến 20 đồng cho nhân viên sân bay vì lực lượng hải quan nơi đây dẫn quá nhiều luật để vặn vẹo giấy tờ, hành lý… Người ta đành chọn tốn tiền như để mua một loại dịch vụ bôi trơn.
Có phải luật pháp ở Việt Nam là công cụ dành để cho “đầy tớ” tìm cách “vặt lông thượng đế”?
Trở lại câu chuyện giao thông trên đường của bác Phước, San Jose. Ở Việt Nam, luật giao thông đường bộ cũng có quy định khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định. Thế mà cũng còn nhiều trường hợp không làm theo. Bởi khi vi phạm, chỉ cần có tiền là xong hết (!?)
Báo chí thời gian qua đã đăng nhiều vụ tai nạn giao thông. Xe lớn cán trúng xe gắn máy. Thay vì cứu người bị nạn, tài xế đã lùi xe để cán qua một lần nữa cho nạn nhân… chết hẳn. Nếu người bị tai nạn còn sống, thì ngoài chuyện có thể bị ở tù, tài xế còn phải tốn tiền thuốc, rồi nuôi này nuôi nọ nên thà cán cho chết đi sẽ…
Dao vấy máu và “đả thực bài phong”
Tư dinh của cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh làm người dân liên tưởng đến khẩu hiệu “đả thực bài phong” được ghi rõ trong lịch sử đảng.
“Đả thực bài phong” nghĩa là đánh đuổi thực dân, diệt trừ phong kiến. Phong kiến từ những năm 30 trở về sau được người dân sáng ra. Phong kiến là bóc lột, là gom góp của dân về làm của riêng cho dòng họ. Vua chúa trở thành một biểu tượng cần tiêu diệt tận trong tâm thức của người dân. Vua chúa là hình ảnh phản cảm, luôn được sân khấu mang lên như một nhân vật phản diện vì lắm thói hư tật xấu.
Khi ấy dân chúng cảm thấy được an ủi vì bao năm lầm than nay đã có ngọn cờ đỏ hướng dẫn chống lại cái ác của một bọn người có túi tham vô tận.
Tượng trưng cho đỉnh cao quyền lực của vua phong kiến là chiếc ngai vàng. Ngai vàng dưới mắt nhiều người, được xây dựng trên mồ hôi nước mắt lẫn máu xương của dân chúng nên nó không khác gì con dao đồ tể. Dao vấy máu và người cầm dao không thể hiền nhân. Ngai vàng xây bằng máu xương nên người ngồi trên nó chỉ có thể là quân cướp của giết người.
Ghế chạm đầu rồng ở tư dinh cựu tổng bí thư cùng “bức tượng vàng tiên đế” càng khiến người dân thêm ngờ vực rằng dường như ở Việt Nam, luật pháp đúng như lời bởn cợt: “Luật là tao và tao cũng là luật” (!?)
Với những hình ảnh trong phòng tiếp khách của cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh được đăng tải trên báo điện tử Tiền Phong dịp “mừng tuổi” Xuân Ất Mùi, sau đó được các trang mạng xã hội dẫn lại với tốc độ lan truyền rất nhanh, tạo dư luận nghi vấn về sự minh bạch của khối tài sản “ngai vàng – điện ngọc” của cựu tổng bí thư.
Câu chuyện của nguyên tổng thanh tra Chính phủ, ông Trần Văn Truyền vẫn còn nóng hổi.
Theo luật, khối tài sản của cả hai cựu quan chức nói trên đều nằm trong nghi vấn “tham nhũng hay không tham nhũng”?
Trật tự xã hội đến từ luật pháp
“Ở Mỹ không như Việt Nam đâu em, chỉ cần có một hành động đụng đến thân thể của em, em cứ gọi điện thoại cho cảnh sát. Nếu người gọi không kịp thời gian để nói rõ mình bị đe dọa chuyện gì, cảnh sát Mỹ lập tức lên đường tiếp cứu với cùng lúc 3 loại xe: cấp cứu – cứu hỏa và cảnh sát. Tính mạng công dân là quý nhất”.
Ông Thiện, một người Việt là cựu quân nhân Mỹ, hiện sống ở Houston cho người viết bài này biết như vậy.
Nhiều người Việt sống tại tiểu bang California hơn chục năm chia sẻ rằng ở Mỹ, các bác sĩ rất chú trọng vấn đề khám đúng bệnh cũng như cho thuốc bệnh nhân về uống. Nếu như có chuyện gì xảy ra là bác sĩ sẽ bị bỏ tù. Các giảng viên, giáo viên cũng vậy. Nếu như bên Việt Nam, các học sinh, sinh viên sợ thầy cô giáo thì bên này ngược lại. Lớn tiếng nạt nộ hay có hành động hách dịch gì sẽ bị sinh viên kiện. Lúc đó, không chỉ giáo viên bị ảnh hưởng mà trường cũng vạ lây…
Chia sẻ về vấn đề giao thông, bác Phước ở San Jose nói: “Trước khi băng qua đường, người đi bộ phải bấm vào cái nút màu trắng ngay cột đèn giao thông. Khi nào phía đối diện có tín hiệu cho phép đi mới được đi. Ở đây có những đoạn đường xe chạy rất nhanh. Nếu qua đường mà không tuân thủ theo luật, có bị đụng trúng cũng phải… ráng chịu. Hoặc khi xe chuẩn bị vào ngã tư, phải chạy chậm hoặc dừng lại một tí để nhìn xem xung quanh có xe hay không, đảm bảo an toàn giao thông. Chứ không như Việt Nam, có lần bác về thăm quê hương, gặp một vài xe, trong đó có xe bốn bánh, đi vào ngã tư vẫn không giảm tốc độ, ngang nhiên cười nói mà băng qua đường. Thật là nguy hiểm. Như vậy thử hỏi không tai nạn sao được?”.
Là du học sinh lần đầu đến Mỹ, người viết thật sự ấn tượng về việc “thượng tôn pháp luật” ở xứ người. Cá nhân, tổ chức nào làm trái với những điều pháp luật đã định ra thì sẽ bị xử lý theo đúng quy định, không có chuyện “gửi gắm”, hay “a lô” lúc vi phạm pháp luật; hay phải “cầu cứu anh Ba, bác Tư” khi muốn nhờ “sự công minh” của pháp luật.
“Tao là luật - luật là tao”
Mỗi ngày, lướt web, đọc báo hay xem truyền hình là thấy có khá nhiều “con sâu – bầy sâu tham nhũng” như lời của chủ tịch nước Trương Tấn Sang vẫn tiếp tục nhởn nhơ.
Phải chăng do luật ở Việt Nam quá lỏng lẻo nên mới khiến sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở? Câu trả lời là không. Về hệ thống pháp luật, Việt Nam có cả... “rừng luật”. Song việc thực thi pháp luật thì lại... “tao là luật – luật là tao” mà nhiều người dân vẫn phải lắc đầu ta thán trước bầy sâu này.
Dịp Xuân Ất Mùi, gặp gỡ nhiều Việt kiều về quê, hầu hết đều cho hay buộc phải bấm bụng móc bóp lì xì từ 5 đồng (USD) đến 20 đồng cho nhân viên sân bay vì lực lượng hải quan nơi đây dẫn quá nhiều luật để vặn vẹo giấy tờ, hành lý… Người ta đành chọn tốn tiền như để mua một loại dịch vụ bôi trơn.
Có phải luật pháp ở Việt Nam là công cụ dành để cho “đầy tớ” tìm cách “vặt lông thượng đế”?
Trở lại câu chuyện giao thông trên đường của bác Phước, San Jose. Ở Việt Nam, luật giao thông đường bộ cũng có quy định khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định. Thế mà cũng còn nhiều trường hợp không làm theo. Bởi khi vi phạm, chỉ cần có tiền là xong hết (!?)
Báo chí thời gian qua đã đăng nhiều vụ tai nạn giao thông. Xe lớn cán trúng xe gắn máy. Thay vì cứu người bị nạn, tài xế đã lùi xe để cán qua một lần nữa cho nạn nhân… chết hẳn. Nếu người bị tai nạn còn sống, thì ngoài chuyện có thể bị ở tù, tài xế còn phải tốn tiền thuốc, rồi nuôi này nuôi nọ nên thà cán cho chết đi sẽ…
Dao vấy máu và “đả thực bài phong”
Tư dinh của cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh làm người dân liên tưởng đến khẩu hiệu “đả thực bài phong” được ghi rõ trong lịch sử đảng.
“Đả thực bài phong” nghĩa là đánh đuổi thực dân, diệt trừ phong kiến. Phong kiến từ những năm 30 trở về sau được người dân sáng ra. Phong kiến là bóc lột, là gom góp của dân về làm của riêng cho dòng họ. Vua chúa trở thành một biểu tượng cần tiêu diệt tận trong tâm thức của người dân. Vua chúa là hình ảnh phản cảm, luôn được sân khấu mang lên như một nhân vật phản diện vì lắm thói hư tật xấu.
Khi ấy dân chúng cảm thấy được an ủi vì bao năm lầm than nay đã có ngọn cờ đỏ hướng dẫn chống lại cái ác của một bọn người có túi tham vô tận.
Tượng trưng cho đỉnh cao quyền lực của vua phong kiến là chiếc ngai vàng. Ngai vàng dưới mắt nhiều người, được xây dựng trên mồ hôi nước mắt lẫn máu xương của dân chúng nên nó không khác gì con dao đồ tể. Dao vấy máu và người cầm dao không thể hiền nhân. Ngai vàng xây bằng máu xương nên người ngồi trên nó chỉ có thể là quân cướp của giết người.
Ghế chạm đầu rồng ở tư dinh cựu tổng bí thư cùng “bức tượng vàng tiên đế” càng khiến người dân thêm ngờ vực rằng dường như ở Việt Nam, luật pháp đúng như lời bởn cợt: “Luật là tao và tao cũng là luật” (!?)
No comments:
Post a Comment