Linh
Lan (Theo Business Insider)
Cập
nhật: 31/01/2015 17:42
Âm
mưu của Trung Quốc là gì sau những lũng đoạn tài chính thế giới?
Với
chính sách cho vay không ràng buộc, Trung Quốc đang tự chuốc lấy những hiểm họa
tiềm ẩn từ chính những con nợ của mình. Vốn được biết đến là hình ảnh của một
nhà vô địch của các quốc gia đang phát triển, việc Trung Quốc cho vay một cách
thiếu thận trọng sẽ khiến nó bị ảnh hưởng bởi những cuộc khủng hoảng tài chính
đang hoành hành tại các quốc gia vay tiền của Trung Quốc.
Trung
Quốc đã cho Venezuela vay 50 tỷ Mỹ Kim từ năm 2007 mà không có bất kỳ chính
sách ràng buộc nào. Photo Courtesy:Andy Wong/Pool/Reuters
Cali
Today News -
Từ lâu, Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF vốn đóng vai trò là “lính cứu cấp” của nền kinh
tế thế giới. Thế nhưng trong những năm trở lại đây, Trung Quốc lại là nơi đưa
ra những phản ứng mỗi khi chuông báo động vang lên.
Đầu
tiên, Bắc Kinh cho Argentina vay tiền để bổ sung khoản dự trữ ngoại hối đang
suy giảm. Tiếp đến, với sự sụp đổ chóng mặt của đồng Rouble, Trung Quốc lại
đang là người cung cấp tín dụng cho Nga. Kế tiếp, Venezuela lại xin tài trợ để
ngăn chặn sự vỡ nợ. Đổi lại, Trung Quốc chỉ yêu cầu những quốc gia mà họ giúp đỡ
cung cấp dầu và lương thực cho họ. Một số chuyên gia kinh tế vẫn nói đùa rằng nếu
hiện nay một chính phủ nào đó gặp phải vấn đề về tiền bạc, họ đã có thêm một sự
lựa chọn thứ hai ngoài IMF.
Trong
sáu tháng qua, Trung Quốc cũng đã tìm cách lấn lướt những vai trò của tổ chức
tài chính quốc tế lớn khác như Ngân hàng Thế giới World Bank. Đầu tiên, Trung
Quốc đã cùng với Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi thành lập một ngân hàng phát triển
mới với tên gọi New Development Bank. Sau đó, Trung Quốc tiếp tục trình làng một
tổ chức tài chính thứ hai với tên gọi Asian Infrastructure Investment Bank.
Chưa dừng lại, Bắc Kinh cuối cùng cho ra mắt quỹ Silk Road Fund - Quỹ Con đường
tơ lụa. Mặc dù chưa tổ chức nào chính thức đi vào hoạt động, nhưng Trung Quốc
đã cam kết sẽ chi ra hơn 140 tỷ Mỹ Kim cho những tổ chức tài chính mới này.
Tuy
nhiên, ảnh hưởng thực sự của Trung Quốc đối với thế giới không nhiều như họ
phóng đại. Đồng Nhân dân tệ vẫn chưa được chuyển đổi hoàn toàn và điều đó sẽ
không xảy ra trong một vài năm tới đây, việc này sẽ hạn chế tầm ảnh hưởng của
Trung Quốc. Nhưng các nhà lãnh đạo của quốc gia này đang sắp xếp lại tài chính
và chiến lược để Trung Quốc trở thành một ngân hàng mới của thế giới. Kế hoạch
này khiến cả thế giới vừa vui mừng nhưng cũng không kém phần lo lắng.
Vui
mừng vì đối với những nước nghèo cần những con đường tốt hơn, kế hoạch của
Trung Quốc có lẽ được xem là món quà của thượng đế. Bên cạnh đó cũng tồn tại những
nỗi lo rằng liệu Trung Quốc sẽ sử dụng quyền lực của nó như thế nào đây. Ngân
hàng Thế giới và IMF đã từng bị chỉ trích vì đưa ra quá nhiều điều kiện đính
kèm các khoản vay. Ngược lại, Trung Quốc lại không hề đòi hỏi một điều kiện
nào, điều này lại càng khiến thế giới lo ngại hơn nữa. Khoản nợ 50 tỷ Mỹ Kim mà
Trung Quốc cho Venezuela vay từ năm 2007 đã giúp Bắc Kinh duy trì chỗ đứng của họ
tại châu Mỹ. Các nhà quan sát cho rằng việc Trung Quốc ra tay cứu giúp những quốc
gia ‘bị bỏ rơi’ bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ phá hoại trật tự ngoại
giao và tài chính của thế giới. Bởi vì từ trước đến nay, phương Tây vẫn luôn
dùng các biện pháp tài chính để trừng phạt những quốc gia trên, nhưng nay họ đã
có Trung Quốc chống lưng nên dĩ nhiên các hình phạt sẽ tự động bị vô hiệu hoá.
May
mắn là trên thực tế, các bằng chứng cho thấy mục đích của Trung Quốc vẫn chưa đạt
đến mức độ nham hiểm nêu trên. Nó làm vậy chỉ đơn thuần nhằm củng cố nền kinh tế
quy mô của mình. Hơn nữa, các hoạt động này của Trung Quốc cũng là một phần phản
ứng với thất bại đáng trách của Mỹ trong việc phê chuẩn cải cách để hỗ trợ mạnh
hơn cho các thị trường mới nổi lên.
Hoa
Kỳ đã vận động các đồng minh của mình để tránh xa những tổ chức tài chính mới của
Trung Quốc. Nhưng sẽ hợp lý hơn nếu chính quyền Obama tìm cách lôi kéo Trung Quốc
cùng tham gia cùng với các tổ chức hiện có hơn là cố gắng ngăn chặn tham vọng
toàn cầu của chính quyền Bắc Kinh.
Với
chính sách cho vay không ràng buộc, Trung Quốc đang tự chuốc lấy những hiểm họa
tiềm ẩn từ chính những con nợ của mình. Vốn được biết đến là hình ảnh của một
nhà vô địch của các quốc gia đang phát triển, việc Trung Quốc cho vay một cách
thiếu thận trọng sẽ khiến nó bị ảnh hưởng bởi những cuộc khủng hoảng tài chính
đang hoành hành tại các quốc gia vay tiền của Trung Quốc. Kế hoạch của Trung Quốc
cũng bị đánh giá là một sự lãng phí tài sản quốc gia. Bước đầu tiên để trở
thành một quốc gia phát triển về tài chính là biết tận dụng tốt hơn các nguồn dự
trữ tiền tệ quốc gia, chứ không phải phung phí chúng đi cho các quốc gia tham
nhũng. Nếu Trung Quốc muốn trở thành một ngân hàng của thế giới thì tốt nhất nó
nên học tập theo hướng phát triển của Bretton Woods.
Linh
Lan (Theo Business Insider)
No comments:
Post a Comment