Larry Ong, Epoch Times
3 Tháng Hai , 2015
Những người biểu tình ủng hộ dân chủ lại tràn xuống
đường phố Hồng Kông hôm chủ nhật ngày 01 tháng 2 năm 2015 để tham gia vào cuộc
diễu hành đầu tiên kể từ khi kết thúc cuộc biểu tình kéo dài 79 ngày, thu hút sự
quan tâm của dư luận thế giới hồi năm ngoái.
Cuộc diễu hành diễn ra ôn hòa, trật tự và những người
tham gia đều giương ô vàng – một biểu tượng cho cuộc vận động ủng hộ dân chủ tại
thành phố Hồng Kông – mang theo hàng loạt những biểu ngữ và hô vang “nói không
với dân chủ giả dối, chúng tôi muốn phổ thông đầu phiếu thật sự”.
Xuất phát từ Công viên Victoria khoảng lúc 2 giờ chiều
giờ địa phương, đoàn người diễu hành đã băng qua khu vực Admiralty và Cảng
Causeway – là những địa phương đã bị chiếm đóng hồi năm ngoái – trong một cuộc
diễu hành kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ, kết thúc tại khu vực Trung tâm, là quận
trung tâm tài chính của Hồng Kông.
Trả lời Epoch Times (Đại Kỷ Nguyên) ông Li, một
công chức 40 tuổi, cho biết “Chế độ Trung Quốc đang quay trở lại với lời hứa
dân chủ thật sự tại Hồng Kông”… “Chúng tôi không sợ bị đàn áp bởi Đảng Cộng sản
hay bởi chính phủ Hồng Kông.”
Phổ
thông đầu phiếu giả dối
Được chấp thuận từ lực lượng cảnh sát, Trận tuyến
Nhân Quyền Nhân dân (Civil Human Rights Front) đã tổ chức cuộc biểu tình này,
phản đối gói cải cách chính trị của Bắc Kinh mà chính quyền Hồng Kông đang dựa
theo.
Vào ngày 21 tháng 8 năm 2014, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội Nhân dân (NPCSC) – cơ quan chỉnh sửa luật pháp tại Trung Quốc – đã ra quyết
định cho phép hơn 5 triệu cử tri Hồng Kông được tự do bỏ phiếu bầu chọn Trưởng
Đặc khu vào năm 2017, nhưng chỉ được gói gọn trong một danh sách gồm 2 đến 3 ứng
cử viên đã được tuyển chọn bởi một hội đồng bầu cử trung thành với Bắc Kinh.
Quyết định của NPCSC đã châm ngòi cho các cuộc biểu
tình Chiếm đóng, khi các sinh viên biểu tình đã chặn các tuyến đường huyết mạch
trong 3 khu vực của thành phố từ tháng 9 đến tháng 12 năm ngoái. Bởi vì những
người biểu tình sử dụng ô để bảo vệ bản thân trước hơi cay và gậy gộc của cảnh
sát nên hoạt động ủng hộ dân chủ này được đặt tên là Phong trào Ô.
Mặc dù các cuộc biểu tình Chiếm đóng có được sự ủng
hộ rộng khắp – ước tính khoảng 1,2 triệu người Hồng Kông đã tham gia chiếm đóng
một vài địa điểm trên đường phố, trong khi dân số của hòn đảo này chỉ có 7,2
triệu – chính phủ Hồng Kông vẫn đang xúc tiến thực hiện điều luật trên sau lượt
hai của cuộc thăm dò ý kiến công cộng, được tổ chức vào giữa tháng Một.
“Đây là sự phổ thông đầu phiếu giả vờ”, theo lời cô
Julia Choi khi trả lời phỏng vấn của Associated Press trong cuộc biểu tình hôm
chủ nhật. “Chúng ta chẳng có quyền lựa chọn người mà mình muốn”.
‘Đừng
bao giờ quên’
Các lãnh đạo sinh viên Joshua Wong, Alex Chow và
Lester Shum, cũng như Benny Tai, Chan Kin-man và giám mục Chu Yiu-ming – những
người đồng sáng lập tổ chức Chiếm đóng Trung tâm với Tình yêu và Hòa Bình – là
những gương mặt tiêu biểu trong Phong trào Ô, cũng tham gia vào cuộc biểu tình
ngày 01 tháng 2.
Wong – một cậu thanh niên 18 tuổi, lãnh đạo nhóm Học
giả (Scholarism) – có kế hoạch nêu cao nhận thức đối với phổ thông đầu phiếu thật
sự bằng cách trò chuyện với người đi đường, tổ chức biểu tình, và hợp tác với
các nhóm khác, tìm ra những phương pháp khác nhau để đạt được những nguyện vọng
của cuộc biểu tình dân chủ.
Joshua Wong – lãnh đạo sinh viên – hô lớn khi tham
gia cùng hàng vạn người diễu hành kêu gọi phổ thông đầu phiếu thật sự tại Hồng
K ông vào ngày 02 tháng 1 năm 2015 (Lam Yik Fei/Getty Images)
Wong nói “Đừng bao giờ quên mục đích ban đầu của
Phong trào Ô”.
Theo Chow – lãnh đạo Hội Sinh viên Hồng Kông – cuộc
diễu hành là một tín hiệu cho thấy Phong trào Ô vẫn đang tiếp diễn, và người Hồng
Kông vẫn muốn có dân chủ thực sự.
Ảm
đạm
Nhưng cuộc diễu hành hôm chủ nhật có thể không phải
là thước đo chính xác đối với ước muốn dân chủ của người dân Hồng Kông, do số
lượng người tham gia ít hơn so với dự kiến.
Trận tuyến Nhân Quyền Nhân dân ước tính có khoảng 13
vạn người tham gia, trong khi trước đó họ dự tính sẽ có 50 vạn. Cảnh sát Hồng
Kông – lực lượng theo dõi chặt chẽ cuộc diễu hành – ước tính tối đa có khoảng
8,8 nghìn người tham gia.
Ông Benny Tai có nhìn nhận khá mỏi mệt đối với dư vị từ
cuộc biểu tình Chiếm đóng.
Ông Tai cho biết “Chúng ta cần thời gian để hồi phục,
người dân đã thực sự kiệt sức”. Ông nói thêm rằng ông đã dự đoán số người tham
gia ít hơn thực tế.
“Mọi thứ sẽ lại bắt đầu”, theo lời Adrian, một phóng
viên Twitter đưa tin về Phong trào Ô, khi trả lời Epoch Times. “Cuộc diễu
hành này sẽ không chỉ có thế”.
Nhưng theo cảm nhận của Adrian – người theo dõi cuộc
“Cách mạng Mua sắm” hay “9wu” – lượt hai của cuộc thăm dò ý kiến công cộng “dường
như sẽ là chất xúc tác cho những sự kiện mới”. “Cách mạng Mua sắm” là phong
trào mà những người biểu tình đứng ở vỉa hè đường phố Mong Kok hô vang biểu ngữ
và cầm ô, thỉnh thoảng có những cuộc ẩu đả giữa những người “ruy băng xanh” ủng
hộ Bắc Kinh, phản đối biểu tình Chiếm đóng với những người “ruy băng vàng” ủng
hộ dân chủ.
Thực ra, bản kế hoạch sau cùng về bầu cử phải được
thông qua bởi hai phần ba số thành viên trong Hội Lập pháp trước khi được đệ
trình lên chính quyền Bắc Kinh.
Và những nhà lập pháp dân chủ – chiếm 40 phần trăm số
ghế – cho biết họ sẽ phủ quyết kiến nghị này.
The Associated Press đã có đóng góp trong báo cáo
này.
No comments:
Post a Comment