Epoch Times Staff
3 Tháng Hai , 2015
Người dân Hồng Kông tổ chức cuộc tuần hành mang tên “không cần dân chủ
giả, chỉ cần tuyển cử thật” (Tân Đường Nhân)
Ngày 1 tháng 2 năm 2015, Mặt trận Nhân dân Hồng
Kông phát khởi cuộc biểu tình mang tên “không cần dân chủ giả, chúng tôi cần
tuyển cử thật”, đây là một cuộc biểu tình lớn nổi tiếp sau phong trào “Chiếm
đóng Trung tâm”. Đài truyền hình Tân Đường Nhân và thời báo Đại Kỷ Nguyên đang
trực tiếp tại hiện trường.
[Đội ngũ Việt Đại Kỷ Nguyên chúng tôi sẽ tiếp tục cập
nhật tin tức, xin mời quý bạn đọc tiếp tục theo dõi các tin tiếp theo.]
Cuộc diễu hành lần này bắt đầu từ bãi cỏ công viên
Victoria, đi qua phố Di Hòa, đường Kim Chung, cuộc biểu tình tiếp tục đến vòng
xoay trung tâm và phủ kín khu vực dành cho người đi bộ.
Mặt trận Nhân Dân biểu thị, cuộc biểu tình dân chủ với
quy mô lớn lần này, dẫn đầu là những nhân sĩ bị bắt trong cuộc vận động chiếm
đóng trung tâm lần trước. Những người biểu tình lập ra 4 trạm ven đường, họ được
phân công phát bảng đăng ký cho cử tri và tiến hành hoạt động gây quỹ. Ngoài
ra, còn có các trạm tuyên truyền dân chủ của 20 đoàn thể khác nhau trên các con
phố.
Cuộc biểu tình kết thúc trong 3 giờ đồng hồ, cuối
cùng đoàn biểu tình tập kết tại điểm đích, sau đó là buổi hội đàm với Ủy viên Hội
đồng Lập pháp Hà Tú Lan, Hà Tuấn Nhân, Lương Gia Kiệt và tiến hành cuộc họp bàn
bạc kế hoạch cho bước tiếp theo của cuộc Cách mạng Dù.
VIDEO
:
Lời phát biểu của Mặt trận Nhân dân về việc 13 nghìn người cầm
dù vàng tham gia cuộc vận động cho tự do tuyển cử vào ngày 2 tháng 1
“Cuộc cách mạng dù” kết thúc sau 79 ngày, nhưng ý
chí đấu tranh cho cuộc tuyển cử thật sự của người dân Hồng Kông vẫn chưa kết
thúc. Trái lại, cuộc vận động bất hợp tác với chính phủ đã thức tỉnh ý thức của
người dân về sự nghiệp dân chủ chung và đã góp thêm cho cuộc cách mạng một lực
lượng mới, mở ra thời kỳ “hậu cách mạng dù”. Giai đoạn tiếp theo chỉ mới bắt đầu,
chính phủ Hồng Kông đã phát biểu “báo cáo dân tình” và tiến hành bước thứ hai của
cuộc tham vấn ý kiến sửa đổi cho chính phủ, tuy nhiên báo cáo này lại không phản
ánh đúng ý chí thực tế của người dân, chỉ nhấn mạnh rằng điều luật 831 vẫn
không thay đổi; bản báo cáo đã hủy bỏ việc trưng cầu ý kiến của từng địa
phương, cố ý lèo lái dư luận theo hướng đẩy trách nhiệm về phái dân chủ, thuyết
phục người dân Hồng Kông “được gì chắc nấy”. Chúng ta vẫn chưa quên rằng, từ
khi cuộc “cách mạng dù” chỉ vừa mới bắt đầu, cho đến hôm nay cuộc tuần hành
ngày 1 tháng 2 diễn ra đã khẳng định một điều: người dân Hồng Kông vẫn
kiên quyết không thay đổi ý chí tranh đấu cho một cuộc tuyển cử thật sự.
Không
biết hối lỗi, mà còn đưa ra một đống giấy phế
Trong tháng, chính phủ đã đưa ra bản “báo cáo dân
tình” dầy đến hàng nghìn trang, nội dung chủ yếu không gì hơn ngoài luận điệu
bênh vực cho hành động bạo hành của phía cảnh sát, càng chà đạp lên ý chí của
người dân Hồng Kông, báo cáo với chính quyền Bắc Kinh với luận điệu xuyên tạc rằng
“điều 831 là ý chí của toàn dân”, nhưng bản báo cáo này chẳng khác nào một đống
giấy phế để Lương Chấn Anh tự an ủi mình. “Báo cáo dân tình” không những không
thực tế mà còn không đề cập và phân tích được nguyên nhân hình thành của “cách
mạng dù”, cố ý chụp mũ cho cuộc vận động này là hành vi phi pháp, cũng không phản
tỉnh sự vô trách nhiệm của chính phủ, đủ để thấy chính phủ Hồng Kông không hề
có sự hối lỗi. Mặc dầu vậy, không cần biết Lương Chấn Anh “điểm trang” đến mức
nào, bất kể những biện pháp dập lửa của chính phủ Bắc Kinh, cuộc vận động cho
“cách mạng dù” đã nói lên tiếng nói mạnh mẽ và cương quyết của chúng tôi hướng
về toàn thể nhân dân Hồng Kông, Trung Quốc và cả thế giới, chính phủ Bắc Kinh sẽ
tự hiểu, Lương Chấn Anh vẫn đang chứng kiến.
Chính
phủ không bãi bỏ điều luật 831, cuộc đấu tranh sẽ không kết thúc
Nghị quyết 831 nhất định sẽ không được người dân Hồng
Kông ủng hộ, đây không phải là vấn đề đánh mất lòng tin dân chúng của riêng
chính phủ Hồng Kông, mà là hậu quả của việc người dân Hồng Kông trong quá khứ
đã nhiều lần bị chính quyền Bắc Kinh thất hứa. Lương Chấn Anh đã từng bỏ qua một
cơ hội để sửa đổi, vậy trong tương lai người phải hối hận không phải là nhân
dân Hồng Kông, mà là Lương Chấn Anh và Đại hội Nhân dân. Bắc Kinh và Lương Chấn
Anh cho rằng, việc phản đối gông cùm của Đại hội Nhân dân sẽ khiến Hồng Kông hủy
mất tiền đồ. Cuộc tuyển cử không được thực hiện, là bước sai lầm thứ nhất;
chúng ta phải một lần nữa thay đổi chính phủ Hồng Kông và Đại hội Nhân dân, bởi
vì Đại hội Nhân dân còn kiên trì với nghị quyết 831 ngày nào là họ còn thất tín
với người dân Hồng Kông ngày nấy, cuộc đấu tranh sẽ không kết thúc. Điều này
không những là giải quyết vấn đề chính trị riêng của Hồng Kông, mà còn kích hoạt
cho những phương thức đấu tranh khác sẽ diễn ra trong tương lai.
Cần
phải phủ nhận những phương án lừa đảo
Cần phải bãi bỏ nghị quyết 831, tất cả những phương
án lừa đảo khác do chính phủ Hồng Kông xúc tiến trong tương lai cũng phải bị phủ
nhận. Những ngày gần đây, Lâm Trịnh Nguyệt Nga đề xuất “phương án hạ thấp tiêu
chuẩn đề cử”, chỉ cần 100 số phiếu của Ủy ban đề cử là có thể “vào cửa”, nhưng
lúc “ra cửa” thì phải đạt được hơn nửa số phiếu ủng hộ của Ủy ban đề cử, phương
án “cải lương” này căn bản chỉ có sự biến đổi về lượng, không có sự biến đổi về
chất, đều là trò lừa bịp cho người dân Hồng Kông. Nghị quyết 831 vẫn còn, thì
phương án cải cách trong tương lai thậm chí là “để phiếu trắng giữ cửa sau”
cũng chỉ bảo đảm quyền lợi của Ủy ban đề cử, bất cứ sửa đổi nhỏ nào cũng không
thể cải biến được bản chất của cái màn lọc này, điều đó không phù hợp với
nguyên tắc tuyển cử chân chính, khiến cho người dân Hồng Kông bị tước mất quyền
lựa chọn thật sự.
Đến nay, chính phủ gây sức ép lên các Nghị viên dân
chủ để tìm cách thông qua trò lừa này, phái đàn áo cố ý chụp mũ các Nghị viên
lên tiếng phủ nhận là có lịch sử phạm tội. Chúng tôi thấy rằng, phương án phủ
quyết không chỉ là trách nhiệm riêng của các Nghị viên dân chủ, mà còn là sứ mệnh
chung của toàn thể nhân dân Hồng Kông: cự tuyệt những phương án bất nghĩa,
không chịu để Hồng Kông lâm vào ngõ cụt, chúng tôi kêu gọi những người Hồng
Kông đang bất hợp tác với chính phủ tiếp tục biểu thị thái độ: Không cần dân chủ
giả mạo, chỉ cần tuyển cử thật sư. Để cho bàn tay và đôi chân chúng ta tiếp tục
tranh đấu trên con đường giành lại dân chủ cho đến khi chiến thắng!
-
Theo Mặt trận Dân chủ Nhân dân Hồng Kông
XEM
THÊM :
2 Tháng Một , 2015
No comments:
Post a Comment