Gia
Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2015-01-13
2015-01-13
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/senior-political-prisoner-moved-t-qnam-gm-01132015142620.html
Tù
nhân chính trị Ngô Hào lâu nay bị giam giữ ở Phú Yên, tỉnh quê nhà của ông, tuy
nhiên thông tin mới nhất cho biết ông này bị chuyển ra Quảng Nam.
Chuyển
trại
Biện
pháp chuyển tù nhân chính trị từ nơi giam giữ gần nhà đến địa phương xa hơn được
cơ quan chức năng Việt Nam áp dụng lâu nay. Lần này được thực hiện với tù nhân
chính trị Ngô Hào ở Phú Yên.
Bà
Nguyễn thị Kim Lan, vợ ông Ngô Hào cho biết vào ngày 11 tháng giêng vừa qua,
ông này gọi điện về nhà và vắn tắt thông báo cho gia đình biết tin ông phải
chuyển trại ra Quảng Nam nên gia đình đang phải chuẩn bị để vào ngày 15 tháng
giêng này ra trại An Điềm ở Quảng Nam để thăm ông. Bà Kim Lan nói với Đài Á
Châu Tự Do vào tối ngày 13 tháng giêng như sau:
“Anh
gọi về chỉ nói đổi trại rồi, ra ngoài Quảng Nam. Anh chỉ nói vài lời ngắn thôi
chứ không được nói nhiều. Nghe tin như vậy, tôi và con trai tôi vào ngày thứ
năm này sẽ đi ra ngoài đó để xem thử tình hình thế nào”.
Ông
Ngô Hào năm nay đã gần 70 tuổi bị bắt vào ngày 8 tháng 2 năm 2013 và sau đó bị
đưa ra tòa xét xử về tội mà cơ quan chức năng cáo buộc ông là ‘hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam và bị tuyên án
15 năm tù.
Dù
kêu oan nhưng tòa phúc thẩm vào ngày 23 tháng 12 năm 2013 vẫn giữ nguyên bản án
sơ thẩm tuyên vào ngày 11 tháng 9 trước đó.
Tù
nhân lương tâm tại trại An Điềm
Như
vậy khi đến tại trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam, ông Ngô Hào sẽ là tù nhân
chính trị mới nhất được đưa đến nay. Hiện nay tại đó có Luật sư Nhân quyền Lê
Quốc Quân, bốn người thượng Tây Nguyên theo đạo Tin Lành và 5 người thuộc nhóm
hơn 20 người bị bắt và kết án trong vụ án Hội Đồng Công Luật Công Án Bia Sơn.
Nhà
Văn Nguyễn Xuân Nghĩa, người bị kết án 6 năm tù giam về tội danh tuyên truyền
chống nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự, cũng từng bị đưa vào trại giam An
Điềm trước khi mãn hạn tù vào tháng 9 vừa qua, cho biết một số chi tiết đáng
chú ý về những tù nhân chính trị hiện đang bị giam ở An Điềm, ngoài luật sư Lê
Quốc Quân mà nhiều người biết đến:
Ở
đó có 4 anh em người Tây Nguyên. Trong số này một người ở Dak Nông. Họ bị kết tội
vượt biên nhằm chống chính quyền nhân dân, người thì hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân. Quả thực không thể nói họ phạm tội như vậy. Có một người
vượt biên và bị bắt chỉ vì anh ta thấy có những người vượt biên sang Kampuchia
và sau hai năm sau sang Mỹ, rồi có gửi tiền về nhà. Tù nhân này nghèo quá nên
anh ta cũng muốn đi theo. Cuối cùng anh ta bị bắt gần biên giới và họ buộc anh
ta tội ‘vượt biên nhằm chống chính quyền nhân dân rồi xử anh ta 10 năm tù.
Còn
những người còn lại thì theo đạo Tin Lành.
Theo
lời họ kể khi theo Tin Lành, họ tập trung 2-3 người tại buổi cầu nguyện; thế rồi
công an, dân quân ập đến đập phá rồi bắt. Nếu tập trung hai ba lần thì đưa lên
xã làm kiểm điểm, còn những người nào vẫn cứ tập trung 5,6 lần trở lên thì họ kết
án. Người thì 5 năm, người thì 10 năm. Có anh bị kết án những 18 năm vì họ đã cảnh
cáo anh ta không được dùng nhà để cho những người khác đến tập trung cầu nguyện.
Nhưng anh vẫn cho những người hàng xóm đến cầu nguyện, cuối cùng họ bắt anh ta
và kết án anh ta 18 năm.
Riêng
những người thuộc nhóm Đá Bia thì họ không có chủ trương nào để qui kết họ về tội
‘hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân’; nhưng họ có một công ty mà đã bỏ ra
300 tỷ đồng rồi, và để có thể lấy ‘công ty’ của họ, thì chính quyền địa phương
buộc họ tội ‘hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân’.
Điều
kiện giam giữ
Nhà
văn Nguyễn Xuân Nghĩa cũng thuật lại cơ sở giam giữ tù chính trị và một số điều
kiện sống tại đó:
“Khi
tôi vào đó thì họ đã xây dựng một khu gọi là ‘khu an ninh quốc gia’. Khuôn viên
của nó rộng khoảng 200 mét vuông. Trong đó khoảng 80 mét vuông xây thành 5 buồng,
mỗi buồng giam hai người. Khuôn viên như vậy, chúng tôi gọi là ‘nhà tù nhỏ
trong nhà tù lớn’. Trong góc nhà tù lớn thì xây lên nhà tù nhỏ cho chúng tôi,
cũng có bốn bức tường, dây thép gai, điện trở ở bên trên, và chỉ có một cổng
vào. Muốn đi vào khu của chúng tôi, người ta phải đi vào cổng khu chung và đi
vào một cổng nhỏ nữa để vào khu an ninh quốc gia. Lúc tôi ở đó thì trong ấy
‘nghèo nàn’ lắm, không có phương tiện gì để hoạt động từ ‘vui chơi giải trí’
cho đến thể thao mà trong luật họ nói ‘có phương tiện để vui chơi- giải trí, thể
thao…’
Nhưng
đến thời điểm tôi ở đó hầu như không có cái gì cả. Hầu như khi tôi ở đó mỗi
ngày được ra ngoài hai lần, mỗi lần độ ba tiếng đồng hồ. Tức từ 7 giờ họ mở cửa
và đến khoảng 10 giờ, dồn chúng tôi vào đóng cửa. Buổi chiều cũng mở cửa từ 2
giờ và đền 4:30 hoặc chậm lắm đến 5 giờ họ dồn chúng tôi vào và đóng cửa. Nếu tính
cả buổi tối, giờ đi ngủ thì thời gian chúng tôi ở trong ‘xà lim’ nhiều hơn ở
bên ngoài. Những anh em còn ở độ tuổi lao động, tức dưới 60 tuổi thì phải lao động
chừng 8-7 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Chủ nhận được nghỉ nhưng họ lại mở cửa muộn
hơn và đóng cửa sớm hơn. Về ăn thì ở trong khó khổ lắm. Ở Nam Hà còn đỡ nhưng
vào đến Nghệ An còn khổ nữa, và đặt biệt ở An Điềm rất khổ. Rau có những hôm
chúng tôi không thể ăn vì rất dai. Có lần họ còn phơi khô rau muống và nấu cho
phạm nhân ăn. Có thể họ mua cả cánh đồng rau, lúc mới về còn ăn được, nhưng có
thể họ sợ để lâu bị hư nên họ phơi khô và nấu cho tù nhân ăn; nên lúc ăn chúng
tôi nói đùa là đang phải ‘ăn rơm’.
Gia
đình ông Ngô Hào vừa đi thăm nuôi ông vào cuối tháng 12 vừa qua, và theo lời bà
Nguyễn thị Kim Lang, vợ ông thì ông này mong muốn được nhiều người bên ngoài
quan tâm lên tiếng với mong muốn trường hợp của ông cũng được chiếu cố.
Trước
khi bị bắt ông Ngô Hào từng viết bài về trường hợp của những chức sắc, tín đồ
Phật giáo Hòa Hảo không theo chi phái do Nhà nước lập nên bị đàn áp, bắt bớ
cũng như tình trạng chính quyền địa phương sách nhiễu, trấn áp các tăng sĩ và
tín đồ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ở các địa phương khác nhau.
No comments:
Post a Comment