Phạm Chí Dũng
Sunday,
January 25, 2015
Ted
Osius có thể sẽ bắt gặp ngôi sao chiếu mệnh mình trong nhiệm kỳ mới tại Việt
Nam. Khác hẳn với người tiền nhiệm David Shear, viên tân đại sứ Hoa Kỳ lại đang
tỏ ra thật lạc quan về triển vọng TPP.
Tháng
Ba
Sau khi ra mắt Nhà nước Việt Nam với thái độ khá cởi mở, Ted Osius đã vào Thành phố Hồ Chí Minh và ngay lập tức tổ chức một cuộc họp báo rộng rãi.
“Điều đầu tiên tôi muốn nói là tôi rất tự tin về TPP và hiện giờ tôi tự tin hơn vài tháng trước đây. Vừa qua có cuộc họp song phương ở Hà Nội và đã đạt kết quả khả quan. Tôi nhận thấy có sự cam kết của Việt Nam và những nhà lãnh đạo Mỹ cũng có những cam kết về hiệp định này. Tôi tự tin rằng trong vài tháng sắp tới Việt Nam và Mỹ có thể thỏa thuận xong TPP và mùa xuân tới nó sẽ được đưa ra Quốc hội Mỹ. Chúng tôi hy vọng sẽ có sự bỏ phiếu về vấn đề này vào mùa hè. Vì vậy tôi rất lạc quan về TPP” - Ted Osius nêu ra một phát ngôn hiếm có từ phía giới ngoại giao Hoa Kỳ, nếu tính từ tháng 4/2013 là thời điểm hai quốc gia cựu thù chịu ngồi lại với nhau trên bàn đối thoại nhân quyền.
Sau khi ra mắt Nhà nước Việt Nam với thái độ khá cởi mở, Ted Osius đã vào Thành phố Hồ Chí Minh và ngay lập tức tổ chức một cuộc họp báo rộng rãi.
“Điều đầu tiên tôi muốn nói là tôi rất tự tin về TPP và hiện giờ tôi tự tin hơn vài tháng trước đây. Vừa qua có cuộc họp song phương ở Hà Nội và đã đạt kết quả khả quan. Tôi nhận thấy có sự cam kết của Việt Nam và những nhà lãnh đạo Mỹ cũng có những cam kết về hiệp định này. Tôi tự tin rằng trong vài tháng sắp tới Việt Nam và Mỹ có thể thỏa thuận xong TPP và mùa xuân tới nó sẽ được đưa ra Quốc hội Mỹ. Chúng tôi hy vọng sẽ có sự bỏ phiếu về vấn đề này vào mùa hè. Vì vậy tôi rất lạc quan về TPP” - Ted Osius nêu ra một phát ngôn hiếm có từ phía giới ngoại giao Hoa Kỳ, nếu tính từ tháng 4/2013 là thời điểm hai quốc gia cựu thù chịu ngồi lại với nhau trên bàn đối thoại nhân quyền.
Trong
cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi mới đặt chân lên đất Hà thành, tuy không
nhắc gì đến triển vọng “đối tác chiến lược” giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, Ted Osius
cũng cho biết Mỹ đã thể hiện sự linh hoạt trong quá trình đàm phán với mong muốn
TPP sẽ hoàn tất đàm phán vào tháng Ba tới để Tổng thống Obama có thể trình Quốc
hội biểu quyết vào tháng 5/2015.
Ngay trước mắt là vòng lửa đầu tiên cho tay diễn viên Hà Nội nhút nhát: vòng đàm phán cấp bộ trưởng về TPP sẽ diễn ra tại New York từ ngày 23/1 đến 3/2 năm 2015.
“Sự cân bằng chuẩn xác”
Gần đây nhất, vòng đàm phán cao cấp giữa các quốc gia về TPP ở Hà Nội, kéo dài trong suốt 10 ngày đầu tháng 9/2014 tại Hà Nội và được mô tả là “căng thẳng”, quả thật đã hoàn toàn lắng tiếng. Rốt cuộc, kết quả của vòng đàm phán này vẫn chưa có gì được coi là thành tích, dù chỉ trên phương diện tuyên giáo, của phía Việt Nam.
Giáo sư Jeffrey Schott - một thành viên cao cấp của Viện Kinh tế quốc tế Peterson có trụ sở tại thủ đô Washington và cũng là chuyên gia hàng đầu về Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương, đã trở thành “nhân chứng” đầu tiên xác nhận gánh nặng thách thức trong một cuộc trả lời phỏng vấn TTXVN, trong đó dự báo hiệp định này có thể kết thúc đàm phán và ký kết vào nửa đầu năm 2015.
Tin tức này thật sự là một cú sốc đối với các nhà “hoạch định chiến lược” của Việt Nam, khi trước đó không thiếu lời hô hào “thuyền ra biển lớn”. Theo hoạch định vào giữa năm 2013, tiến độ TPP “phải” được kết thúc vào cuối năm đó. Mong ước này có lẽ được dựa vào một cơ sở sáng láng nhất là cam kết “cố gắng hoàn tất TPP vào cuối năm 2013” của Tổng thống Mỹ Barak Obama.
Nhưng rồi năm 2013 đã trôi qua mà chẳng để lại ấn tượng gì đặc biệt. Sang năm 2014, Obama lại một lần nữa hứa hẹn. Song khi 2014 vụt qua, ai cũng thấy rõ là chưa có gì đáng gọi là hy vọng. Và nếu không xảy ra câu chuyện giàn khoan HD 981 của Trung Quốc tấn công lãnh hải Việt Nam, có lẽ còn lâu giới cầm quyền Hà Nội mới thoát khỏi mơ màng về những gói “viện trợ” từ Trung Nam Hải.
Thế cục đã biến chuyển khác hẳn giai đoạn năm 2007-2008. Giờ đây, với quá nhiều khó khăn về kinh tế và điều được gọi là “chính trị nội bộ”, giới lãnh đạo Việt Nam biến thành lữ khách ngật ngưỡng giữa ngã ba đường. Chính sách đu dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thực tế đã không mang lại kết quả như mong đợi, nếu không muốn nói là người đi dây còn có thể té lộn nhào vào bất kỳ lúc nào.
Cũng xuất hiện một thách thức khách quan khác: thái độ ôn hòa của tổng thống và giới ngoại giao Mỹ đối với nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã không còn đạt hiệu ứng thuyết phục như trước đây đối với lưỡng đảng Hoa Kỳ. Thực tế là “quyền đàm phán nhanh” đã không còn phụ thuộc vào Chính phủ Mỹ, mà do Hạ nghị viện Hoa Kỳ quyết định.
Lối thoát gần như duy nhất đã được giáo sư Jeffrey Schott hé lộ: đến đầu hoặc giữa năm 2015, Quốc hội Hoa Kỳ mới có thể thông qua loại quyền này cho chính quyền Mỹ, từ đó mới kịp kết thúc tiến trình đàm phán TPP cho Việt Nam.
Tuy nhiên, chi tiết mà Jeffrey Schott nhấn mạnh mà làm cho giới lãnh đạo Việt Nam đau đầu là khái niệm “sự cân bằng chuẩn xác”. Theo đó, các nhà đàm phán đang tìm cách đạt tới một “sự cân bằng chuẩn xác” giữa mức độ sâu của tự do hóa mà Việt Nam cam kết thực hiện với tốc độ thực hiện các cam kết tự do hóa này.
Khó có thể hiểu khác hơn, “sự cân bằng chuẩn xác” ấy không chỉ nhắm tới những điều kiện về sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, nhãn mác… mà Việt Nam phải thỏa mãn, mà cả về những hình thể tự do nhạy cảm hơn nhiều như tự do lập hội, công đoàn độc lập và trả tự do cho tù nhân lương tâm. Nếu không đáp ứng được những “tiểu tiết” này, có thể còn rất lâu nữa, hoặc chẳng bao giờ, Việt Nam mới là “quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ TPP” như Bộ chính trị quốc gia này tuyên truyền.
Huyền bí và ma mị
Một năm rưỡi đã giấu mặt trôi qua kể từ ngày Bộ chính trị Việt Nam hạ quyết tâm "sẽ kết thúc đàm phán TPP trong năm 2013".
Nhưng trong lúc các lãnh đạo tối cao của đất nước này như chủ tịch nước và thủ tướng luôn bày tỏ “Mỹ cần linh hoạt cho Việt Nam”, thì bản thân họ lại đã trở lại truyền thống đàn áp linh hoạt của năm 2012 khi chỉ đạo bắt bớ đến bốn chục người vừa là bất đồng chính kiến và bao gồm cả dân oan đất đai trong năm 2014.
Khi 2015 đến, lại một năm "cơ hội và thách thức" nữa cho những nhà chính trị chưa từng là kỹ trị của Việt Nam. “TPP huyền bí” - lần đầu tiên một tờ báo nhà nước như Thời báo Kinh tế Sài Gòn phải biểu lộ tựa đề đủ nghĩa và sâu xa đến vậy, phảng phất một nỗi buồn sâu sắc: cứ với cái đà này, không biết đến bao giờ Việt Nam mới vào được TPP.
“Không khí huyền bí cứ thế bao trùm lấy TPP, thảng hoặc mới có một vài thông tin rò rỉ, một vài tin đồn hay vài tuyên bố mang tính chính trị” - bài viết trên mô tả một cách mệt mỏi và chua chát.
Trên mặt báo Việt Nam, TPP là từ được nhắc đi nhắc lại rất nhiều trong năm 2014. Song khẩu hiệu “thuyền ra biển lớn” đậm đặc tính tuyên giáo lại chẳng được thực tiễn hóa hơn chút nào. Trong lúc doanh nghiệp tỏ ra nóng lòng, chuyên gia lo lắng, giới luật sư sốt ruột “TPP đâu, cho tôi một bản để nghiên cứu”, thì trưởng đoàn đàm phán TPP Trần Quốc Khánh lại thản nhiên: “TPP vẫn đang đàm phán và chưa có bản nào cả”.
Còn giờ đây, ngay cả những chuyên gia được chính quyền sủng ái như TS. Võ Trí Thành cũng phải thừa nhận “chưa ai dám chắc TPP sẽ “xong” trong năm 2015”.
Lãng mạn
Thực ra, những cản ngại về doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ... mà báo chí nhà nước và giới chuyên gia bảo thủ nêu ra vẫn chưa đủ. Và còn lâu mới đủ.
Dân chủ, nhân quyền và công đoàn độc lập mới đang là những chốt chặn kiên định nhất đối với Nhà nước Việt Nam.
Vào năm ngoái, có đến 2/3 quốc hội Mỹ đã xác quyết: không công đoàn độc lập, không TPP!
Dường như không khí ức chế, thất vọng và ma mị đang bao trùm lên không chỉ đoàn đàm phán VN, mà với cả giới lãnh đạo đang loay hoay không biết phải cải cách nền chính trị VN như thế nào và bắt đầu từ đâu.
“Nội lực” là thế. Cũng chỉ đến thế.
Nhưng oái oăm thay, hy vọng cho một TPP trễ tràng, bớt vẻ huyền bí và ma mị lại đang được sưởi ấm bởi thái độ lạc quan bất thường của vị tân đại sứ Mỹ tại Hà Nội. Cuộc “xuống đường” bằng xe đạp của ông cũng vì thế lan tỏa ánh lãng mạn hơn.
Ngay trước mắt là vòng lửa đầu tiên cho tay diễn viên Hà Nội nhút nhát: vòng đàm phán cấp bộ trưởng về TPP sẽ diễn ra tại New York từ ngày 23/1 đến 3/2 năm 2015.
“Sự cân bằng chuẩn xác”
Gần đây nhất, vòng đàm phán cao cấp giữa các quốc gia về TPP ở Hà Nội, kéo dài trong suốt 10 ngày đầu tháng 9/2014 tại Hà Nội và được mô tả là “căng thẳng”, quả thật đã hoàn toàn lắng tiếng. Rốt cuộc, kết quả của vòng đàm phán này vẫn chưa có gì được coi là thành tích, dù chỉ trên phương diện tuyên giáo, của phía Việt Nam.
Giáo sư Jeffrey Schott - một thành viên cao cấp của Viện Kinh tế quốc tế Peterson có trụ sở tại thủ đô Washington và cũng là chuyên gia hàng đầu về Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương, đã trở thành “nhân chứng” đầu tiên xác nhận gánh nặng thách thức trong một cuộc trả lời phỏng vấn TTXVN, trong đó dự báo hiệp định này có thể kết thúc đàm phán và ký kết vào nửa đầu năm 2015.
Tin tức này thật sự là một cú sốc đối với các nhà “hoạch định chiến lược” của Việt Nam, khi trước đó không thiếu lời hô hào “thuyền ra biển lớn”. Theo hoạch định vào giữa năm 2013, tiến độ TPP “phải” được kết thúc vào cuối năm đó. Mong ước này có lẽ được dựa vào một cơ sở sáng láng nhất là cam kết “cố gắng hoàn tất TPP vào cuối năm 2013” của Tổng thống Mỹ Barak Obama.
Nhưng rồi năm 2013 đã trôi qua mà chẳng để lại ấn tượng gì đặc biệt. Sang năm 2014, Obama lại một lần nữa hứa hẹn. Song khi 2014 vụt qua, ai cũng thấy rõ là chưa có gì đáng gọi là hy vọng. Và nếu không xảy ra câu chuyện giàn khoan HD 981 của Trung Quốc tấn công lãnh hải Việt Nam, có lẽ còn lâu giới cầm quyền Hà Nội mới thoát khỏi mơ màng về những gói “viện trợ” từ Trung Nam Hải.
Thế cục đã biến chuyển khác hẳn giai đoạn năm 2007-2008. Giờ đây, với quá nhiều khó khăn về kinh tế và điều được gọi là “chính trị nội bộ”, giới lãnh đạo Việt Nam biến thành lữ khách ngật ngưỡng giữa ngã ba đường. Chính sách đu dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thực tế đã không mang lại kết quả như mong đợi, nếu không muốn nói là người đi dây còn có thể té lộn nhào vào bất kỳ lúc nào.
Cũng xuất hiện một thách thức khách quan khác: thái độ ôn hòa của tổng thống và giới ngoại giao Mỹ đối với nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã không còn đạt hiệu ứng thuyết phục như trước đây đối với lưỡng đảng Hoa Kỳ. Thực tế là “quyền đàm phán nhanh” đã không còn phụ thuộc vào Chính phủ Mỹ, mà do Hạ nghị viện Hoa Kỳ quyết định.
Lối thoát gần như duy nhất đã được giáo sư Jeffrey Schott hé lộ: đến đầu hoặc giữa năm 2015, Quốc hội Hoa Kỳ mới có thể thông qua loại quyền này cho chính quyền Mỹ, từ đó mới kịp kết thúc tiến trình đàm phán TPP cho Việt Nam.
Tuy nhiên, chi tiết mà Jeffrey Schott nhấn mạnh mà làm cho giới lãnh đạo Việt Nam đau đầu là khái niệm “sự cân bằng chuẩn xác”. Theo đó, các nhà đàm phán đang tìm cách đạt tới một “sự cân bằng chuẩn xác” giữa mức độ sâu của tự do hóa mà Việt Nam cam kết thực hiện với tốc độ thực hiện các cam kết tự do hóa này.
Khó có thể hiểu khác hơn, “sự cân bằng chuẩn xác” ấy không chỉ nhắm tới những điều kiện về sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, nhãn mác… mà Việt Nam phải thỏa mãn, mà cả về những hình thể tự do nhạy cảm hơn nhiều như tự do lập hội, công đoàn độc lập và trả tự do cho tù nhân lương tâm. Nếu không đáp ứng được những “tiểu tiết” này, có thể còn rất lâu nữa, hoặc chẳng bao giờ, Việt Nam mới là “quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ TPP” như Bộ chính trị quốc gia này tuyên truyền.
Huyền bí và ma mị
Một năm rưỡi đã giấu mặt trôi qua kể từ ngày Bộ chính trị Việt Nam hạ quyết tâm "sẽ kết thúc đàm phán TPP trong năm 2013".
Nhưng trong lúc các lãnh đạo tối cao của đất nước này như chủ tịch nước và thủ tướng luôn bày tỏ “Mỹ cần linh hoạt cho Việt Nam”, thì bản thân họ lại đã trở lại truyền thống đàn áp linh hoạt của năm 2012 khi chỉ đạo bắt bớ đến bốn chục người vừa là bất đồng chính kiến và bao gồm cả dân oan đất đai trong năm 2014.
Khi 2015 đến, lại một năm "cơ hội và thách thức" nữa cho những nhà chính trị chưa từng là kỹ trị của Việt Nam. “TPP huyền bí” - lần đầu tiên một tờ báo nhà nước như Thời báo Kinh tế Sài Gòn phải biểu lộ tựa đề đủ nghĩa và sâu xa đến vậy, phảng phất một nỗi buồn sâu sắc: cứ với cái đà này, không biết đến bao giờ Việt Nam mới vào được TPP.
“Không khí huyền bí cứ thế bao trùm lấy TPP, thảng hoặc mới có một vài thông tin rò rỉ, một vài tin đồn hay vài tuyên bố mang tính chính trị” - bài viết trên mô tả một cách mệt mỏi và chua chát.
Trên mặt báo Việt Nam, TPP là từ được nhắc đi nhắc lại rất nhiều trong năm 2014. Song khẩu hiệu “thuyền ra biển lớn” đậm đặc tính tuyên giáo lại chẳng được thực tiễn hóa hơn chút nào. Trong lúc doanh nghiệp tỏ ra nóng lòng, chuyên gia lo lắng, giới luật sư sốt ruột “TPP đâu, cho tôi một bản để nghiên cứu”, thì trưởng đoàn đàm phán TPP Trần Quốc Khánh lại thản nhiên: “TPP vẫn đang đàm phán và chưa có bản nào cả”.
Còn giờ đây, ngay cả những chuyên gia được chính quyền sủng ái như TS. Võ Trí Thành cũng phải thừa nhận “chưa ai dám chắc TPP sẽ “xong” trong năm 2015”.
Lãng mạn
Thực ra, những cản ngại về doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ... mà báo chí nhà nước và giới chuyên gia bảo thủ nêu ra vẫn chưa đủ. Và còn lâu mới đủ.
Dân chủ, nhân quyền và công đoàn độc lập mới đang là những chốt chặn kiên định nhất đối với Nhà nước Việt Nam.
Vào năm ngoái, có đến 2/3 quốc hội Mỹ đã xác quyết: không công đoàn độc lập, không TPP!
Dường như không khí ức chế, thất vọng và ma mị đang bao trùm lên không chỉ đoàn đàm phán VN, mà với cả giới lãnh đạo đang loay hoay không biết phải cải cách nền chính trị VN như thế nào và bắt đầu từ đâu.
“Nội lực” là thế. Cũng chỉ đến thế.
Nhưng oái oăm thay, hy vọng cho một TPP trễ tràng, bớt vẻ huyền bí và ma mị lại đang được sưởi ấm bởi thái độ lạc quan bất thường của vị tân đại sứ Mỹ tại Hà Nội. Cuộc “xuống đường” bằng xe đạp của ông cũng vì thế lan tỏa ánh lãng mạn hơn.
Hình
như đã có một chuyển động ngấm ngầm nào đó giữa hai quốc gia cựu thù trong vài
tháng qua, để mới đây vừa xuất hiện vài gương mặt chính khách quan trọng của
Hoa Kỳ tại Hà Nội: Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách các vấn đề chính trị và quân sự
Puneet Talwar, và đặc biệt hơn là Thứ
trưởng Bộ Thương mại Stefan Selig…
No comments:
Post a Comment