Monday, 26 January 2015

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG CÓ THỂ GIÚP HOA KỲ CHỐNG LẠI SỰ BÀNH TRƯỚNG CỦA TRUNG QUỐC (The Washington Post)





THE TRANS-PACIFIC PARTNERSHIP CAN HELP THE U.S. COUNTER CHINA’S EXPANSION
The Washington Post
25-1-2015

Chúng ta đã đổ lỗi cho Tổng thống Obama về sự hỗ trợ chưa hết sức cho các thỏa thuận thương mại tự do nhằm tận hưởng sự ủng hộ chính danh cho chính quyền của ông. Tuy nhiên không có nguyên nhân như thế cho sự phàn nàn về bài diễn văn Thông điệp Hàng năm đọc trước Quốc hội vào tối thứ ba, trong đó ông kêu gọi hai đảng hãy trao cho tôi thẩm quyền xúc tiến thương mại để bảo vệ công nhân Mỹ với những giao dịch thương mại mới mạnh mẽ từ châu Á tới châu Âu.” Theo thuật ngữ thực tiễn thì điều đó có nghĩa là ông Obama tin tưởng rằng các nhà đàm phán của ông sắp đạt được sự gắn chặt những hiệp ước mở cửa thị trường với 11 quốc gia Vành đai Thái Bình dương  – quan trọng nhất là Nhật Bản – và với Liên minh châu Âu, và rằng việc thông qua một đạo luật mà uỷ quyền việc bỏ phiếu của quốc hội lên hoặc xuống trên các thoả thuận cuối cùng thì sẽ tăng cường quyền hành của ông tại bàn thương lượng.

Điều mà ông Obama không thể nói công khai là rằng sự mất mát của đảng ông trong Thượng viện và bài phát biểu hoài nghi về thương mại của Thượng nghị sĩ Harry Reid (là nhà lãnh đạo đa số) đã khiến gia tăng đáng kể những cơ hội mà ông sẽ theo đuổi sự thỉnh cầu của mình cho dự luật này (chứ không giống như bài diễn văn nhẹ nhàng của ông năm ngoái), và rằng ông sẽ thực tình đáng được lưu ý. Với tình huống được trao thì điều không nói công khai kia là điều được phép.

Hứng thú hơn chính là sự tranh luận cho rằng ông Obama đã triển khai ủng hộ các giao dịch thương mại: Tiên liệu trường hợp thông thường chống lại thương mại tự do, nên ông đã nêu lại các hiệp ước được đề xuất như là những biện pháp để hỗ trợ việc làm ở Mỹ với sự trả giá của Trung Quốc. “Hôm nay, các doanh nghiệp của chúng ta xuất khẩu nhiều hơn bao giờ hết, và nhà xuất khẩu có xu hướng trả lương công nhân của họ mức lương cao hơn,” ông tuyên bố. “Nhưng như chúng ta phát ngôn, Trung Quốc muốn viết các quy tắc cho khu vực phát triển nhanh nhất của thế giới. Điều đó sẽ đặt những công nhân của chúng ta và các doanh nghiệp của chúng ta vào thế bất lợi.”

Điểm đầu tiên của tổng thống là vừa chính xác và vừa là một sự bác bỏ được hoan nghênh đối với kiểu suy nghĩ huề vốn mà quá thường tràn ngập những cuộc tranh luận của những đối thủ thương mại. Điểm thứ hai có thể dường như một chút mơ hồ – thậm chí bí ẩn. Có phải tổng thống thực tình hàm ý gợi ra rằng các quan chức của Bắc Kinh đang âm mưu áp đặt một bộ mới nguyên trọn về những luật lệ và những quy định lên nền kinh tế của Đông Á?

Không thực sự: Ông ấy thay vào đó đang nói bóng gió đến nền tảng chiến lược rộng lớn hơn cho Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, mà sẽ kết gắn Bắc và Nam Mỹ, Australia và New Zealand chặt chẽ hơn, và trên bình diện hợp lí hơn, với Nhật Bản và các quốc gia chủ chốt khác ở châu Á. Trên tổng thể, những quốc gia châu Á này đang tìm cách duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong khu vực của họ như là một đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Do đó một hiệp ước mà tổ chức việc thương mại trong Vành đai Thái Bình dương dựa theo những nguyên tắc thương mại tự do của Hoa Kỳ thay vì dựa trên những mục tiêu hám lợi của Trung Quốc thì chính là mối quan tâm sống còn đối với họ – và với với Hoa Kỳ.

Cả về kinh tế và địa chính trị thì Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương sẽ khiến trường tồn vai trò ổn định của Hoa Kỳ ở châu Á; nó là một trong những ý tưởng sáng chói nhất của chính quyền Obama. Tất cả những gì còn lại bây giờ là cả tổng thống và các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa trong Quốc hội hãy giữ lời hứa của họ và làm cho nó xảy ra.


Người dịch: Bút Lông Kim



No comments:

Post a Comment

View My Stats