05:52:pm
10/01/15
Đảng
ở đây đương nhiên là đảng Cộng sản Việt Nam. Còn ai gần một thế kỷ ‘trồng
khoai’ ở đất này nữa? Nhưng đang có một phong trào công khai nói không với ‘món
khoai’ mà cả dân tộc bị ép buộc ăn từ nhiều thập niên nay.
Trên
Facebook gần đây xuất hiện nhiều tấm ảnh của những người, ở những độ tuổi khác
nhau, cầm theo những tấm biển hoặc tờ giấy với thông điệp “Tôi không thích đảng
Cộng sản Việt Nam“, thậm chí “Tôi đéo thích ĐCS VN”. Già có, trẻ có,
trai có, gái có, người viết bằng tay, người in bằng máy tính, nhưng tuyên ngôn
mà họ chuyển tài là giống nhau. Điều đặc biệt, phần lớn những người đưa ra
thông điệp này đều không khai nhân dạng của mình.
Qua
các bức hình, có thể thấy lý do ‘không thích đảng’ cũng rất phong phú, đa dạng
như dối trá, độc tài, chỉ nói không làm, chỉ phục vụ cho lợi ích của một
số người, ăn cướp, không tính người.v.v.
Phong
trào nhận được sự ủng hộ của nhiều người nhưng ngay lập tức cũng gặp sự xúc xiểm,
chửi bới của những kẻ ‘cuồng đảng’.
Một
số người đã bị đe dọa trong đó có blogger Huỳnh thục Vy – tác giả quen thuộc của
Đàn Chim Việt từ nhiều năm nay. Vy chia sẻ trên facebook như sau: “Lâu nay
viết bài chỉ trích chế độ độc tài này như rứa mà ít nhận tin nhắn chửi bới. Hôm
qua mới đưa một tấm hình nói Không thích Đảng cộng sản, đã bị gởi tin nhắn mạ lỵ
quá chừng. Họ còn đòi giết cả nhà mình luôn kia. Hóa ra hình ảnh tác động nhiều
hơn chữ viết và lý luận.”
Fan
page và cuộc thi
Đây
là lần thứ 2 cộng đồng mạng sử dụng hình thức bày tỏ quan điểm công khai bằng
hình ảnh. Lần đầu cách đây đôi tháng. Đó là phong trào “Tôi muốn biết” liên quan tới sự kiện Hội nghị Thành Đô. Hàng trăm
người đã đưa những bức ảnh cá nhân kèm thông điệp đòi hỏi nhà cầm quyền phải bạch
hóa một sự kiện mà bấy lâu nay họ vẫn bưng bít. Phong trào đã để lại những dấu ấn
nhất định.
Lần
này, trước chiến dịch chống lại ‘sự chia rẽ’, ‘nói xấu đảng’ do ban Tuyên
giáo Trung ương phát động, blogger Lã Việt Dũng đã đặt câu hỏi: Nếu bạn
nói “Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam” thì có là nói xấu không nhỉ?
Từ đó những hình ảnh nói KHÔNG với đảng đã ra đời, ngày càng lan rộng và phong
phú hơn về hình thức.
Những
người tham gia cho đây là quyền bày tỏ chính kiến, bày tỏ sự yêu ghét. Họ cũng
viện dẫn điều 19 của tuyên ngôn Quốc tế vền Nhân Quyền và điều 25 của Hiến pháp
Việt Nam về các quyền tự do ngôn luận là cơ sở cho hành động của mình.
Một
trang Facabook của phong trào này đã được
lập ra và trong vòng ít giờ đã có hàng ngàn ‘like’. Fan page sẽ là nơi tổng
hợp những hình ảnh sự kiện liên quan và là kênh liên lạc, giao lưu của những
người cùng quan điểm.
Cũng
trên tarng facebook này, một cuộc thi viết đang được phát động. Theo thông báo,
cuộc thi dành cho những người ở Việt Nam, không giới hạn độ tuổi, tôn giáo hay
giới tính. Những người khởi xứớng cũng khuyến khích người viết dùng tên thật,
tuy nhiên cũng có thể dùng bút danh. Mỗi người có thể gửi hơn 1 bài, với độ dài
từ 500 tới 2000 chữ. Các bài viết hay sẽ được chọn đăng trên Fan page và gửi
đăng những trang mạng khác.
Thời
hạn cuộc thi từ 10/1 tới 31/1/2015. Hai tuần sau khi kết thúc cuộc thi, nhóm tổ
chức sẽ trao giải, với số tiền mang tính tượng trưng: Giải nhất 2 triệu đồng,
giải nhì 1 triệu và một giải do độc giả bình chọn.
Ngay
khi cuộc thi được công bố, đã có một số người xin tài trợ để nâng giá trị giải
thưởng lên. Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng,không nên đặt nặng giá trị vật chất
của cuộc thi vì dễ bị bộ máy tuyên truyền của nhà nước lợi dụng để bôi nhọ
những người dự thi.
Khởi
đầu của một cuộc cách mạng?
Chuyện
chửi đảng hay không thích đảng thì nhiều. Có thể thấy ở mọi hàng trà, quán nước
ở Việt Nam, nhưng chưa khi nào có môt phong trào công khai như vậy. Việc chán đảng,
nhạt đảng cũng nhiều, nhưng mới đôi năm gần đấy, lác đác có người viết đơn xin
ra khỏi đảng. Chống đảng luôn bị coi như một trọng tội ở Việt Nam, tuy cùng với
thời gian, từ thập niên 50s, 60s của thế kỉ trước tới nay, nó cũng nhẹ dần đi
trong con mắt dư luận.
Dẫn
chứng cho việc này, xin kể một câu chuyện. Ngày trước ở quê, có một bác xuất
thân từ con nhà địa chủ, cha mẹ bị đấu tố, ruộng vuờn bị tịch thu, bản thân bị
trù dập vì lý lịch xấu. Bác ghét chế độ, ghét đảng, nhưng không có cách gì để
bày tỏ, nên khi đẻ con, bác đặt tên một thằng là Đảng, một đứa là Đoàn và cứ
lâu lâu lại lôi 2 thằng con ra chửi mắng. Từ đó tới nay, mặc dù rất chậm, nhưng
đã có sự đổi khác. Nếu bà mẹ ấy sinh con vào thời nay, có lẽ bà không cần phải
đặt cho con mình những cái tên xấu xí như vậy nữa. Và nếu một ai đó cầm tờ giấy
này mấy chục năm trước chắc đã ở tù mọt gông.
Phong
trào thoái đảng, nói không với đảng cũng từng diễn ra ở các nước Đông Âu trong
thập niên 70s, 80s của thế ký trước, tiếp đó là các cuộc đình công, xuống đường
và kết quả của nó, ai cũng đã biết, đó là sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở châu
Âu. Bối cảnh quốc tế cũng như tình trạng của đảng cộng sản Việt Nam ngày nay đã
khác. Họ không còn là những nhà cộng sản quan liêu bao cấp và nghèo khó nữa mà
đã trở thành những đại tư bản giầu có. Sự tranh đấu, với những những đặc thù Việt
Nam, tất nhiên cũng khác nhiều.
Nhưng
từ sợ hãi, giấu tên, giấu mặt đến công khai hình ảnh và chính kiến của mình là
một bước tiến đáng ghi nhận. Từ chỗ không thích tới chỗ công khai muốn lật đổ
nó, liệu còn bao lâu?
Vừa
viết tới đây thì đọc được status ”Tôi muốn giải thể Đảng Cộng Sản”. Một
ngày nào đó, nếu có hàng ngàn, hay cả triệu người cũng công khai nói lên điều
này thì số phận dân tộc chắc chắn sẽ sang trang. Những hình ảnh ngày hôm nay
đem lại cho chúng ta niềm hy vọng của một năm mới.
Một
số hình ảnh lấy từ Facebook Tôi
Không Thích
©
Đàn Chim Việt
--------------------------
"Không Thích Đảng
Cộng Sản Việt Nam"
Cuộc thi viết hưởng ứng phong trào "tôi không thích
ĐCSVN" SBTN 10/01/2015
Dân Oan
"Không Thích Đảng Cộng Sản Việt Nam"
09/01/2015
Lã Việt Dũng "Không Thích Đảng Cộng Sản Việt Nam" - 06/01/2015
No comments:
Post a Comment