Jan 10, 2015
LTS - Sự
kiện công ty Người Việt được tòa xử thắng bà Hoàng Dược Thảo và hệ thống tuần
báo Saigon Nhỏ trong vụ kiện phỉ báng là đề tài được dư luận đặc biệt chú ý
trong những ngày qua. Ngay sau khi kết quả vụ kiện được công bố, hàng loạt ý kiến,
bình phẩm, bình luận, ở nhiều hình thức khác nhau, được dư luận luân chuyển khắp
nơi. Người Việt thực hiện loạt bài viết này nhằm trình bày các phương diện luật
pháp đáng chú ý của hai vấn đề liên quan mật thiết với nhau là quyền tự do ngôn
luận và quyền được bảo vệ trước những lời vu khống làm tổn hại uy tín; cũng như
tiến trình của phiên xử và những chứng cớ và lời khai của các nhân chứng trước
tòa. Xin mời độc giả theo dõi.
----------------
WESTMINSTER - Vụ
kiện giữa Người Việt và Sài Gòn Nhỏ bắt đầu đúng 10:30 sáng, tại phòng C31, Tòa
Thượng Thẩm tiểu bang California, Quận Cam. Cả phòng im phắc khi người thư ký
tòa án tuyên bố khai mạc phiên xử, và Thẩm Phán Frederick P. Horn bước vào chỗ
ngồi.
Bên
tay phải của bàn thẩm phán, sau lưng người “court reporter” - người ghi lại tất
cả nội dung phiên tòa - 12 bồi thẩm viên chính thức và 4 bồi thẩm viên dự bị,
ngồi kín hai hàng ghế dài, mắt chăm chú, giấy bút trong tay.
Đối
diện với chỗ ngồi của thẩm phán là chiếc bàn dài, nơi các luật sư và thân chủ
hai bên ngồi.
Không
biết có phải là một luật bất thành văn không, nhưng từ trước đến giờ, tại những
phiên xử, bên bị luôn ngồi bên trái, còn bên phải dành cho nguyên đơn. Hôm nay
cũng thế, tại bàn luật sư, từ trái, bà Hoàng Dược Thảo, ngồi với hai luật sư của
mình là Luật Sư Vân Đào, thuộc văn phòng Charles Mạnh, và Luật Sư Aaron Morris.
Đại diện cho hai nguyên đơn là Luật Sư Hoyt Hart, và phụ tá của ông, cùng ngồi
phía bên phải.
Bên
dưới bàn giấy của luật sư là hai cụm ghế, chỗ ngồi của cử tọa, phóng viên báo
chí, và bất cứ ai muốn theo dõi phiên xử.
Các
nhân chứng phải đợi bên ngoài phòng xử. Không nhân chứng nào được vào bên trong
cho đến sau khi hoàn tất việc làm nhân chứng của mình.
Mở
màn phiên xử
Sau
khi thẩm phán Frederick P. Horn đọc chỉ thị cho bồi thẩm đoàn, luật sư bên
nguyên, ông Hoyt Hart, đọc lời phát biểu mở màn (opening statement).
Ông
bắt đầu chậm rãi, “Một tờ báo không bao giờ được loan tin sai sự thật về một
người khiến người đó bị xa lánh, khinh khi, hay làm tổn hại cho sự nghiệp và
doanh thương của họ. Cố Tổng Thống Abraham Lincoln từng nói, 'Kẻ vô lại dối trá
để làm hại thanh danh của người khác còn tệ hại hơn kẻ vô lại đánh cắp ví tiền
của họ.' (a scoundrel who lies to harm a man reputation is worse than a
scoundrel who steals his wallet).”
Dừng
lại vài giây, ông Hoyt Hart tiếp, “Trong vụ kiện này, vào ngày 28 tháng 7, năm
2012, Saigon Nhỏ đăng một bài báo của tác giả Hoàng Dược Thảo, trong đó có bốn
điều, mà theo chúng tôi, phỉ báng nguyên đơn. Thứ nhất: báo Người Việt, tờ báo
tiếng Việt lớn nhất của thế giới tự do, đã bị Cộng Sản Việt Nam mua, và tổng
giám đốc của công ty Người Việt, ông Phan Huy Đạt, chỉ là một người đứng làm
vì; thứ hai: bà Hoàng Vĩnh, phụ tá tổng giám đốc, phụ trách thương vụ, không có
khả năng trí tuệ, không đủ trình độ đảm nhận trách nhiệm của mình; thứ ba: bà
Hoàng Vĩnh, một người đàn bà có chồng, là người có nhiều tai tiếng xấu về tình
ái; và thứ tư: ông Phan Huy Đạt đã dối trá khi nộp đơn xin Business License tại
thành phố Westminster, một sự dối trá mà nếu bị khám phá, ông sẽ bị tước bằng
luật sư. Những câu phỉ báng này, xuất hiện lần đầu tiên ở bài báo ngày 28 tháng
7, 2012 (exhibit 1), sau đó xuất hiện ở bài báo ngày 8 tháng 8, 2012 (exhibit
2), và xuất hiện một lần nữa trong bài viết trả lời những thư yêu cầu đính
chính của thân chủ tôi (exhibit 3), với những dẫn chứng tại sao bà không đính
chính. Ngoài ra chúng tôi có hai đoạn videos, gồm một đoạn video tại buổi tiệc
kỷ niệm 10 năm thành lập Tập Thể Chiến Sĩ Quân Lực VNCH (exhibit 8), nơi bị cáo
nhắc nhở mọi người là Người Việt phải bị khai trừ khỏi tất cả mọi sinh hoạt cộng
đồng, và họ bắt buộc phải rời bàn tiệc...”
Nói
đến đây, Luật Sư Hoyt Hart phải dừng lại, vì Luật Sư Aaron Morris, đại diện cho
bà Hoàng Dược Thảo, lên tiếng phản đối: “Chúng tôi phản đối, thiếu nền tảng,
thưa ngài.
Chúng
tôi không biết đoạn video này ở đâu ra.”
Trận
đấu trước trận đấu
Một
trong những nguyên tắc thiêng liêng của ngành tư pháp Hoa Kỳ là việc bên bị được
xét xử trong một phiên tòa bởi những người cùng thành phần xã hội (trial by a
jury of peers) với mình, nơi hai bên luật sư dùng kiến thức pháp lý và tài hùng
biện, đưa ra chứng cớ và nhân chứng để bào chữa cho thân chủ.
Thế
nhưng, trước khi đưa được trận đấu pháp lý ra trước phiên xử có bồi thẩm đoàn
(jury trial), luật sư hai bên đã phải chiến đấu vất vả với nhau trong một thời
gian dài.
Hệ
thống pháp lý Hoa Kỳ, qua những thủ tục tố tụng trước phiên xử được quy định rất
tỉ mỉ, cho phép hai bên có một thời gian chuẩn bị trước khi phiên xử bắt đầu, một
trong những quy định này là quy định “tiết lộ tài liệu.”
Quy
định tiết lộ tài liệu bắt buộc hai bên phải thông báo cho nhau biết bên mình dự
định sẽ dùng “vũ khí” gì để “đánh” bên kia, gồm chứng cớ dưới mọi hình thức và
danh sách nhân chứng. Thủ tục tiết lộ tài liệu cũng cho phép mỗi bên có quyền
được xem xét “vũ khí” của phía bên kia.
Đây
cũng là thời gian mà luật sư hai bên nộp những kiến nghị khởi đầu
(motions-in-limine) để tìm cách giới hạn bên kia. Những gì không thể xin tòa cấm
trưng ra, hai bên tìm cách điều tra về những tài liệu, vật chứng và nhân chứng
của bên kia để tìm ra kẽ hở, hầu sẵn sàng ứng chiến tại phiên xử.
Trong
vụ kiện giữa Người Việt và Saigon Nhỏ, thời gian chuẩn bị phiên xử kéo dài hơn
hai năm, từ trung tuần tháng 11, 2012 đến cuối tháng 11, 2014.
Trong
phần lớn thời gian này, luật sự bên bị nộp nhiều kiến nghị khác nhau để tìm
cách giới hạn luật sư bên nguyên. Quan trọng hơn cả, luật sư bên bị yêu cầu thẩm
phán không cho phép luật sư bên nguyên đưa hai đoạn videos vào làm chứng cớ. Đoạn
video thứ nhất là lúc bà Hoàng Dược Thảo la lối lớn tiếng trước sự có mặt của đại
diện Người Việt tại buổi tiệc Kỷ Niệm 10 Năm Thành Lập Tập Thể Chiến Sĩ Quân Lực
VNCH. Đoạn video thứ hai là phần phát biểu của bà Hoàng Dược Thảo tại buổi họp
báo do Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa tổ chức.
Luật
Sư bên bị lập luận rằng hai đoạn videos này xảy ra ở thời điểm sau bài viết
ngày 28 tháng 7, 2012, và vì thế không dính dáng (not relevant) đến vụ kiện.
Luật
Sư bên nguyên, trong khi đó, lý luận rằng hai đoạn videos này là những chứng cớ
liên quan (relevant evidence), vì chúng làm sáng tỏ ý nghĩa những câu nói trong
bài viết trước đó của bà Hoàng Dược Thảo và có lời thừa nhận của bà Hoàng Dược
Thảo là đã viết những câu đó. Ngoài ra, các đoạn videos cũng cho thấy tổn hại
tinh thần của bên nguyên, đồng thời cho thấy ác ý của bên bị.
Trong
lúc vị thẩm phán đầu tiên còn chưa quyết định ngã ngũ, thì vụ kiện được chuyển
cho Thẩm Phán Frederick P. Horn.
Thẩm
Phán Frederick P. Horn quyết định rằng tất cả các exhibits của hai bên, kể cả
hai đoạn videos này, đều được mang trình bày trước bồi thẩm đoàn tại tòa, để
ông xem xét, rồi sẽ quyết định cho những exhibits có liên quan đến cuộc tranh
chấp, được vào làm chứng cớ của hồ sơ vụ kiện.
Việc
một vật chứng (exhibit) được vào làm chứng cớ của hồ sơ vụ kiện rất quan trọng,
vì bồi thẩm đoàn chỉ được dựa vào những chứng cớ đã được quan tòa cho vào hồ
sơ, và lời khai của nhân chứng, cũng như luật hiện hành, để đưa ra phán quyết.
Như
luật sư bên nguyên đã trình bày, hai đoạn videos nói trên cho thấy được tổn hại
tinh thần của bên nguyên, và ác ý của bên bị. Đây chính là là lý do tại sao các
luật sư bên bị đã tìm tất cả mọi cách, hết sức phản đối việc cho hai đoạn
videos này vào làm bằng chứng.
Kỳ
sau: Lời khai trước tòa của bà Hoàng Dược Thảo
Liên
lạc tác giả: hagiang@nguoi-viet.com
----------------------------
Tin liên quan :
Người
Việt vs. Saigon Nhỏ: Yếu tố pháp lý trong kiện phỉ báng – Kỳ 1 (Hà Giang/Người
Việt) Friday, 9 January 2015
-----------------------
Xem thêm :
11-1-2015
Tôi
ít khi dính líu vào các cuộc đấu đá giữa các cá nhân, tổ chức... trong cộng đồng
hải ngoại và cũng ít khi góp ý kiến với vài câu ngắn ngủn. Đây là trường hợp
ngoại lệ, và dù ngắn cũng hàm đủ ý chính của nhận xét cá nhân:
* Báo Người Việt kiếm điểm và kiếm ăn với VC bằng cách cứ mỗi độ Xuân về lại phóng lên một bài thơ, một bức hình, một bài viết... nâng bi Việt Cộng hay làm nhục VNCH, dù ít khi đụng chạm đến các Tổ chức, Cá nhân chống Cộng.
* Báo Saigon Nhỏ kiếm điểm, kiếm ăn với VC và kiếm ăn với các độc giả khoái khẩu các mẫu chuyện xì-căng-đan bằng cách ra rả hàng tuần, bêu riếu, lăng nhục, mạ lỵ tất cả các Đoàn thể, Cá nhân chống Cộng hải ngoại cũng như quốc nội, không trừ một ai, bất kể đúng sai, "bằng ngòi bút của mình" vẽ voi đủ thứ hư cấu, bịa đặt để chụp mũ chống Cộng dởm, tay sai VC, VC nằm vùng hoặc cò mồi VC, qua mạo danh "Tôi là một nhà báo có 30 năm kinh nghiệm đấu tranh với Cộng sản" và mạo nhận "Tôi đủ tự tin để minh định rằng tôi không bao giờ mạ lỵ cá nhân hay bất cứ đoàn thể nào khi xử dụng ngòi bút của mình!"
Báo Saigon Nhỏ đăng tải "Những bản thông cáo nhận định báo Người Việt là 'tay sai cho Cộng sản' và kêu gọi cộng đồng Người Việt hải ngoại tẩy chay với chữ ký cuả 151 đoàn thể và nhân sĩ" không với mục đích chống Cộng, ủng hộ cộng đồng hay "bảo vệ uy tín và danh dự cho cộng đồng Người Việt chống cộng ở hải ngoại" mà chỉ lạm dụng "quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu của một nhà báo," lợi dụng Cộng đồng, dùng Cộng đồng để triệt hạ đối thủ lợi hại nhất trong mục đích tranh ăn và cạnh tranh thương mại.
Cả 2 tờ báo đều làm lợi cho VC và làm hại Sự nghiệp chống Cộng của toàn dân tộc bằng những chiêu thức, mánh khóe khác nhau. Vậy chúng ta có nên bênh một kẻ thủ lợi và thủ ác này chống một kẻ thủ lợi và thủ ác khác hay nên đứng ở vị thế "Ngư ông đắc lợi" khi hai con "Mãng xà nô" đang tàn sát nhau?
LÝ TỐNG
* Báo Người Việt kiếm điểm và kiếm ăn với VC bằng cách cứ mỗi độ Xuân về lại phóng lên một bài thơ, một bức hình, một bài viết... nâng bi Việt Cộng hay làm nhục VNCH, dù ít khi đụng chạm đến các Tổ chức, Cá nhân chống Cộng.
* Báo Saigon Nhỏ kiếm điểm, kiếm ăn với VC và kiếm ăn với các độc giả khoái khẩu các mẫu chuyện xì-căng-đan bằng cách ra rả hàng tuần, bêu riếu, lăng nhục, mạ lỵ tất cả các Đoàn thể, Cá nhân chống Cộng hải ngoại cũng như quốc nội, không trừ một ai, bất kể đúng sai, "bằng ngòi bút của mình" vẽ voi đủ thứ hư cấu, bịa đặt để chụp mũ chống Cộng dởm, tay sai VC, VC nằm vùng hoặc cò mồi VC, qua mạo danh "Tôi là một nhà báo có 30 năm kinh nghiệm đấu tranh với Cộng sản" và mạo nhận "Tôi đủ tự tin để minh định rằng tôi không bao giờ mạ lỵ cá nhân hay bất cứ đoàn thể nào khi xử dụng ngòi bút của mình!"
Báo Saigon Nhỏ đăng tải "Những bản thông cáo nhận định báo Người Việt là 'tay sai cho Cộng sản' và kêu gọi cộng đồng Người Việt hải ngoại tẩy chay với chữ ký cuả 151 đoàn thể và nhân sĩ" không với mục đích chống Cộng, ủng hộ cộng đồng hay "bảo vệ uy tín và danh dự cho cộng đồng Người Việt chống cộng ở hải ngoại" mà chỉ lạm dụng "quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu của một nhà báo," lợi dụng Cộng đồng, dùng Cộng đồng để triệt hạ đối thủ lợi hại nhất trong mục đích tranh ăn và cạnh tranh thương mại.
Cả 2 tờ báo đều làm lợi cho VC và làm hại Sự nghiệp chống Cộng của toàn dân tộc bằng những chiêu thức, mánh khóe khác nhau. Vậy chúng ta có nên bênh một kẻ thủ lợi và thủ ác này chống một kẻ thủ lợi và thủ ác khác hay nên đứng ở vị thế "Ngư ông đắc lợi" khi hai con "Mãng xà nô" đang tàn sát nhau?
LÝ TỐNG
*
January 7, 2015 4:36
PM
Tương
quan giữa những tổ chức chống cộng ở hải ngoại và giới truyền thông
Ngày
29 tháng 12/2014, kết quả phiên toà xử vụ báo Người Việt kiện báo Saigòn Nhỏ và
cá nhân tôi, Hoàng Dược Thảo, không phải là điều mà tôi và những luật sư đại diện
cho tôi ngạc nhiên tuy có hơi bất ngờ vì sự vô lý đến độ khó tin về sự thiên vị
của vị chánh án thứ hai thụ lý vụ kiện.
Vào ngày đầu tiên 17 tháng 11-2014 của vụ kiện, khi phiên toà được trao lại cho một chánh án thứ hai thì viên chánh án này đã cho phép báo Người Việt đưa vào những “dữ kiện” mới mà chánh án được ủy nhiệm trước đó đã ra phán quyết (motion) không cho phép. Luật sư đại diện cho báo Saigòn Nhỏ đã quyết liệt phản đối nhưng không được chấp thuận. Ngoài ra, những bản dịch có tuyên thệ của chính báo Người Việt nộp với toà trước đây, nền tảng để luật sư của báo Saigon Nhỏ biện hộ cho vấn đề mạ lỵ trong vòng 2 năm qua cũng bị nghiêm cấm và thay vào đó lại là một bản dịch mới toanh do chính báo Người Việt cung cấp. Hơn nữa, vị chánh án thứ hai này lại không cho phép luật sư của Saigon Nhỏ được đề cập tới sự hiện diện của những bản dịch khác nhau do chính báo Người Việt nộp cho toà. Ngay ngày hôm sau, luật sư Charles Mạnh đã có một buổi họp giữa các luật sư biện hộ cho báo Saigon Nhỏ về quyết định nộp đơn kháng án “interlocutory” để chống lại sự bất công này trước khi phiên tòa xử. Nhưng tôi, một người lúc nào cũng tin vào nền công lý của Hoa Kỳ, đã quyết định là chúng tôi cứ ra toà và nếu thất bại, thì đã có đầy đủ dữ kiện mà kháng án.
Phiên toà này đã xảy ra đúng như luật sư Charles H. Mạnh đã nhìn thấy trước. Đúng như những gì mà luật sư Aaron Morris đã viết trong bản tin tức phổ biến – Press Release – ở trên: trong 25 năm hành nghề, ông chỉ biết có một trường hợp tương tự như thế này trước đây, khi một chánh án không hiểu nhiều vấn đề pháp lý trong một vụ án về phỉ báng. “Điều người ta có thể làm là tranh cãi cho đến khi có một kết cuộc tệ hại để rồi bản án bị hủy bỏ khi có kháng cáo. Thực là điều đáng tiếc khi vấn đề chẳng được giải quyết ổn thỏa ngay trong bước đầu”.
3 “bằng chứng” mà báo Người Việt đã dùng để tấn công báo Saigòn Nhỏ trong vụ án “mạ lỵ” này gồm có:
– Những bản thông cáo nhận định báo Người Việt là “tay sai cho Cộng sản” và kêu gọi cộng đồng Người Việt hải ngoại tẩy chay với chữ ký cuả 151 đoàn thể và nhân sĩ mà báo Saigòn Nhỏ đã đăng tải .
– Video “Tập Thể CSVNCH hải ngoại” đuổi báo Người Việt ra khỏi buổi tiệc Kỷ Niệm 10 năm của tổ chức này.
– Video buổi họp báo của CĐNV tại Nam Cali do LS Nguyễn Xuân Nghĩa là chủ tịch.
Hai cái Video này đã bị vị chánh án đầu tiên không cho phép nguyên cáo xử dụng để tấn công báo Saigòn Nhỏ vì đã bị cắt bỏ, ráp nối hình ảnh, ghép những lời nói thuận lợi cho nguyên cáo trong 2 băng video này.
Nhưng quan trọng nhất là những bản thông cáo cuả cộng đồng kêu gọi “tẩy chay báo Người Việt” thì đã được luật sư của báo Người Việt lập đi, lập lại nhiều lần trong phiên toà là do báo Saigòn Nhỏ “ngụy tạo” ra để cạnh tranh về thương mại. Luật sư của Saigòn Nhỏ đã mời luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa, chủ tịch cộng đồng Người Việt tại Nam California ra toà để làm chứng về việc này vì tổ chức cộng đồng của luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa là tổ chức đứng đầu trong những bảng danh sách này. Sự hiện diện của ông Nghĩa nhằm khẳng định những bảng thông cáo này không phải là “tác phẩm” của báo Saigòn Nhỏ đã bị chánh án thụ lý đặt vấn đề pháp lý vì không có chữ ký của những người đại diện cho các đoàn thể. Khi luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa giải thích về việc hình thành của những thông cáo này (phải qua những đại hội cộng đồng để bầu ra một Ủy Ban Đặc Biệt, Ủy Ban này kêu gọi, thu thập sự đồng ý của mọi tổ chức qua điện thoại, qua email), nghĩa là dù ông Nghĩa hay cá nhân tôi cũng không làm được việc này thì chánh án thụ lý cho rằng ông Nghĩa không có thẩm quyền để nói về điều này. Nên nhớ, lời khai của luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa trước toà về những thông cáo của những đoàn thể chống cộng này không được bồi thẩm đoàn nghe thấy vì chánh án thụ lý ra lệnh cho bồi thẩm đoàn ra khỏi phòng xử trước khi luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa trình bày. Nghĩa là bồi thẩm đoàn không được nghe điều luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa giải thích và minh định về sự hình thành của những bản thông cáo cộng đồng kết tội báo Người Việt là thân cộng cũng như về vai trò “khách mời” cuả tôi, Hoàng Dược Thảo, trong 2 cái video trên nhưng chánh án thụ lý lại để cho luật sư của báo Người Việt tiếp tục dùng 3 tài liệu này để tấn công tôi và báo Saigòn Nhỏ nhiều lần trong phiên toà trước mặt bồi thẩm đoàn với lời cáo buộc: Hoàng Dược Thảo là “tác giả” của những bản thông cáo của cộng đồng, về vai trò “chủ động” của Hoàng Dược Thảo trong 2 cuốn video này vì lý do cạnh tranh thương mại chứ không phải là vì lý do chính trị.
Như đã viết ở trên, sự bất công và thiên vị của vị chánh án thứ hai này là đã “mở cửa” cho báo Người Việt xử dụng những dữ kiện “một chiều” vào giờ phút cuối để tấn công Saigòn Nhỏ trước mặt bồi thẩm đoàn dù luật sư của Saigòn Nhỏ đã phản đối nhưng không thể làm gì khác hơn là chờ kháng án.
Sau 40 năm mất nước, “bản án” pháp lý của toà án Hoa Kỳ mà Saigòn Nhỏ phải gánh chịu vì đã đồng hành và phổ biến những bản thông cáo của những đoàn thể chống cộng quả thật là một điều phi lý và bất công cho Saigòn Nhỏ nhưng trên một khía cạnh khác, đó là một bước ngoặt để tất cả chúng ta, những người dân Việt không chấp nhận chế độ Cộng sản nhìn lại về phương cách chống cộng của mình: chúng ta phải đoàn kết hơn, tổ chức lại qui củ hơn và nhất là chặt chẽ hơn, có căn bản hơn về pháp lý. Trước khi tấn công được “kẻ thù” thì ít ra chúng ta cũng phải có một phương cách nào đó để bảo vệ được mình. Nếu không, từ nay, qua bản án 4.5 triệu đô la mà báo Saigòn Nhỏ đang gánh chịu thì con đường hợp tác giữa những tổ chức, những cá nhân chống cộng và các cơ quan truyền thông sẽ khó mà tồn tại.
Tôi là một nhà báo có 30 năm kinh nghiệm đấu tranh với Cộng sản bằng ngòi bút của mình. Tôi đủ tự tin để minh định rằng tôi không bao giờ mạ lỵ cá nhân hay bất cứ đoàn thể nào khi xử dụng ngòi bút của mình. Những thắc mắc, những câu hỏi tôi đặt ra trong bài viết về báo Người Việt cũng không phải là một điều mới lạ trong cộng đồng Người Việt tị nạn Cộng sản ở hải ngoại. Đó là quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu của một nhà báo nhận định về một vấn đề mang tính cách chính trị. Vấn đề pháp lý của báo Saigòn Nhỏ và cá nhân tôi, Hoàng Dược Thảo đã có luật sư đại diện cho chúng tôi thụ lý. Nhưng việc bảo vệ uy tín và danh dự cho cộng đồng Người Việt chống cộng ở hải ngoại thì chúng tôi không đủ khả năng. Trong trường hợp này, là 151 tổ chức chống cộng hay nhân sĩ đã lên tiếng nhận định về báo Người Việt là “tay sai cho Cộng sản” và kêu gọi đồng bào tẩy chay báo này ra khỏi sinh hoạt của Người Việt quốc gia sau lá thư của “độc giả” Sơn Hào trên báo Người Việt ngày 8 tháng 7 năm 2012.
Ngày 29 tháng 12, 2014, ngồi trong phòng xử cuả toà án Santa Ana, không hiểu sao tôi lại nghĩ đến hình ảnh 40 năm trước đây, hàng triệu quân nhân cán chính VNCH đưa tay cho Cộng sản trói lại đi vào những trại cải tạo của Cộng sản trong hàng thập niên. Tôi nghĩ, hiện nay, tôi không bị cái đói hành hạ, sinh mạng của tôi không hề bị đe dọa, tôi vẫn còn có gia đình bên cạnh, tôi vẫn còn hy vọng có một cơ hội thứ hai, một phiên toà thứ hai công bình hơn và nhất là tôi vẫn còn có được lòng tin tưởng, sự yêu mến của Cộng Đồng Người Việt Chống Cộng. So với hàng triệu quân nhân cán chính VNCH của năm 1975, tôi còn may mắn hơn nhiều. Trong khối triệu người này, có bao nhiêu người bản lãnh hơn tôi, trí thức hơn tôi, ứng biến về chính trị giỏi hơn tôi… Thế mà khi bị đưa vào cái thế… “chẳng đặng đừng”, họ còn phải bó tay nhìn vận nước trôi đi từ 40 năm qua… Cộng đồng Người Việt chống cộng ngày nay không phải sống trong chế độ tù ngục Cộng sản. Nếu ngòi bút Đào Nương bị bó tay thì sẽ có những ngòi bút khác, tinh nhuệ hơn thay thế, miễn là chúng ta đừng chán nản mà bỏ cuộc.
Thua hay thắng trong vụ báo Người Việt kiện báo Saigòn Nhỏ chỉ còn là những đồng tiền. Nhưng “người thua thực sự” lại chính là Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản chống cộng ở hải ngoại mà báo Saigòn Nhỏ rất hân hạnh được đồng hành trong 30 năm qua. Cái bản án “bất công” 4.5 triệu đô la mà báo Saigòn Nhỏ đang gánh chịu nếu có thể làm cho Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tỉnh ngộ mà đoàn kết, mà thay đổi phương cách làm việc để công cuộc đấu tranh chống cộng của chúng ta hữu hiệu hơn thì xin quí vị hãy coi đó như là một sự hy sinh, đóng góp cuối cùng của một phụ nữ Việt Nam Tị Nạn Cộng Sản tên là Hoàng Dược Thảo cho đại cuộc.
Trân
trọng.
Hoàng
Dược Thảo
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút Hệ Thống Báo Saigon Nhỏ
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút Hệ Thống Báo Saigon Nhỏ
No comments:
Post a Comment