Mai Vân - RFI
Đăng
ngày 14-01-2015 Sửa đổi ngày 14-01-2015 15:25
Trong ngân sách Nhà
nước tài khóa 2015-2016 vừa được thông qua vào hôm nay 14/01/2015, chính phủ Nhật
Bản đã phân bổ cho Bộ Quốc phòng một khoản chi kỷ lục lên đến 42 tỷ đô la. Đây là năm thứ ba liên tiếp mà ngành
quốc phòng được Tokyo ưu tiên trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Bắc Kinh
trên biển Hoa Đông.
Theo
dự thảo ngân sách sẽ bắt đầu có giá trị từ tháng Tư năm 2015, ngân sách quốc
phòng Nhật như vậy sẽ tăng khoảng 2,8% so với tài khóa sắp kết thúc, đạt mức
4.980 tỷ yen. Một quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản đánh giá đây là khoản
ngân sách lớn nhất từ trước đến nay, vượt qua kỷ lục 4.960 tỷ yen trong năm
2002.
Ngay
từ hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Gen Nakatani đã xác định : "Tình hình
xung quanh Nhật Bản đang thay đổi. Các chi phí đã được nâng cao đến mức cần thiết
để bảo vệ không phận, hải phận và lãnh thổ của Nhật Bản, để bảo vệ người dân và
tài sản của họ".
Sự
gia tăng ngân sách quốc phòng Nhật Bản được cho là thể hiện định hướng chiến lược
mới của Thủ tướng Shinzo Abe, được gọi là "chủ nghĩa hòa bình tích cực".
Theo chính sách này, Nhật Bản cần tăng cường mạnh mẽ năng lực bảo vệ nền an
ninh của mình, đặc biệt trước tham vọng thống trị châu Á của Trung Quốc và các
mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên.
Trước
khi Thủ tướng Shinzo Abe trở lại cầm quyền vào tháng Chín năm 2012, ngân sách
quốc phòng Nhật Bản đã giảm đều đặn trong vòng mười năm, và chỉ tăng trở lại
trong vòng ba năm nay.
Tuy
nhiên, theo các nhà quan sát, đà gia tăng từ ba năm qua vẫn rất khiêm tốn so với
tốc độ tăng trưởng hơn 10% trong chi phí quân sự của Trung Quốc. Vào tháng Ba
năm 2014, Bắc Kinh đã loan báo gia tăng 12% ngân sách quốc phòng Trung Quốc,
lên đến khoảng 130 tỷ đô la.
Nhìn
chung, tổng ngân sách Nhà nước của Nhật Bản cũng tăng, nhưng chỉ với tỷ lệ
0,5%. Cho dù vậy, ngân sách 2015-2016, với 96.340 tỷ yen (688 tỷ euro), cũng là
một kỷ lục mới.
-------------------------------
BBC
14
tháng 1 2015
Nội
các Nhật Bản đã thông qua gói kinh phí kỷ lục cho quốc phòng, 4.98 nghìn tỷ yên
(42 tỷ USD), trong lúc tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc vẫn kéo dài.
Gói
kinh phí mới cao 2.8% cao hơn so với năm ngoái, đánh dấu năm thứ ba tăng mức
chi tiêu cho quốc phòng sau một thập kỷ cắt giảm.
Tân
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Tướng Nakatani nói đây là việc cần thiết để có thể
giải quyết “tình hình đang thay đổi” xung quanh Nhật Bản.
Số
tiền được dự tính chi vào phi cơ và tàu tuần tra. Trong đó có 20 phi cơ hải
giám, năm chiếc crossover aircraft (loại máy bay nhỏ, nhẹ có thể chạy bằng điện
hoặc mượn sức gió) – có các chức năng của cả máy bay và trực thăng - và sáu phi
cơ chiến đấu tàng hình.
Bộ
quốc phòng cũng đang có kế hoạch mua thêm 30 xe tấn công đổ bộ và phi cơ cảnh
báo sớm, có thể phát hiện ra tàu thuyền và các máy bay khác từ xa.
Quyết
định được thông qua sau khi Thủ tướng Shinzo Abe thúc đẩy thành công việc thay
đổi bản Hiến pháp Hòa bình và cho phép quân đội tham chiến ở nước ngoài trong
trường hợp một quốc gia đồng minh bị tấn công, khiến một số nước láng giềng coi
là động thái tăng cường chủ nghĩa quân phiệt.
Tranh
chấp biển đảo
Bắc
Kinh và Tokyo vẫn đối đầu trong tranh chấp trên biển Hoa Đông về quần đảo Điếu
Ngư/Senkaku.
Vùng
đảo hiện do Nhật kiểm soát. Nhưng từ năm 2012, chính quyền Nhật mua lại ba hòn
đảo nhỏ thuộc vùng đảo, từ tay tư nhân, khiến mâu thuẫn vốn đã âm ỉ trong mối
quan hệ với Trung Quốc lại bùng lên.
Tướng
Nakatani, được chỉ định chức Bộ trưởng Quốc phòng từ cuối năm 2014, nói hôm Chủ
nhật 11/01 rằng “tình hình xung quanh Nhật Bản đang thay đổi”.
“Mức
độ chi trả cho quốc phòng cho thấy khoản tiền cần thiết để bảo vệ không phận, hải
phận và địa phận của Nhật Bản, và bảo vệ cuộc sống cũng như tài sản của công
dân chúng ta.”
Ông
lưu ý rằng tàu hải quân Trung Quốc xuất hiện thường xuyên hơn ở gần vùng nước của
Nhật, và máy bay chiến đấu cũng tiến “gần quá mức bình thường” với máy bay của
Nhật.
Phát
biểu của ông Nakatani được đưa ra trong một buổi tập trận cho các nhóm lính
không quân, làm dấy lên chỉ trích từ Trung Quốc, nói các hoạt động hải quân của
nước này là “hoàn toàn hợp lệ”.
Trung
Quốc cũng tăng đáng kể quỹ chi tiêu chính thức cho quốc phòng, lớn hơn quỹ của
Nhật gấp hơn 2.5 lần.
Cho
tới nay Hoa Kỳ vẫn là quốc gia có kinh phí quân sự lớn nhất thế giới, tiêu 600
tỷ USD vào quốc phòng chỉ trong năm ngoái.
Tăng
cường chi tiêu quốc phòng Nhật là một phần trong số 93.6 nghìn tỷ Yen kỷ lục
trong tổng ngân sách chi tiêu của chính phủ cho năm tài chính tới.
Chi
tiêu xã hội, trong đó có chăm sóc người cao tuổi, cũng được tăng cường.
Nguồn
tiền chủ yếu do doanh thu tăng từ tăng thuế bán hàng - quyết định không được hưởng
ứng rộng rãi hồi năm ngoái, cũng như từ loạt trái phiếu chính phủ phát hành, giảm
từ 40% trong năm trước còn 38% năm nay.
No comments:
Post a Comment