Thanh Tâm
(VNTB)
- “Lẽ
ra phải biết nhìn thẳng, nhận thức quá khứ một cách sâu sắc mới có thể đạt tới
một tương lai tốt đẹp thì dường như chúng ta lựa chọn một cái nguyên lý hời hợt
hơn là “khép lại quá khứ” gần như đồng nghĩa với quên lãng quá khứ chỉ vì một
nhận thức nông cạn nhằm đáp ứng một nhu cầu tế nhị đương đại. Một lịch sử thiếu
công bằng như thế khó có thể tạo nên một niềm tin vào lịch sử, nhất là của giới
trẻ.”
Võ
Tắc Thiên và 87.000 bức thư Hoàng Sa
Trên
mạng xã hội hiện nay, lan tràn những tấm hình “hóa thân” Võ Tắc Thiên với ký hiệu
đỏ trên trán và môi đỏ. Trào lưu này được rất nhiều bạn trẻ ủng hộ và lấy đó
làm niềm vui. Và thế là, từ già đến trẻ, mỗi người lại hóa thân mình vào Võ Tắc
Thiên phiên bản Việt Nam.
Các
diễn viên, ca sĩ người Việt cũng đua nhau hóa thân thành Võ Tắc Thiên, báo giới-truyền
thông trong nước cũng lên tin bài về Võ Tắc Thiên để đáp ứng nhu cầu người đọc.
Và ở một phương diện nào đó, cơn sốt Võ Tắc Thiên còn lớn hơn cả cơn sốt chống
Viện Khổng Tử hay đồng nhân dân tệ gần đây.
Hóa
thân thành Võ Tắc Thiên là một trong những màn làm mưa làm gió của những giá trị
Trung Quốc bao phủ lên Việt Nam. Bao gồm văn hóa, lịch sử, chính trị, kinh tế…
Trong
khi đó, một Hội nghị tổng kết công tác năm 2014 và gặp gỡ nhân chứng Hoàng Sa
do UBND huyện đảo Hoàng Sa, TP Đà Nẵng tổ chức vào ngày 19/01/1974, lần đầu
tiên, ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng, đề nghị ghi
rõ vào lịch 19/01 là ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép Hoàng Sa
của Việt Nam.
UBND
huyện Hoàng Sa cũng công bố con số ấn tượng - 87.000 bức thư tham dự tìm hiểu về
quần đảo Hoàng Sa. Một loạt các hoạt động khác sẽ diễn ra trong thời gian tới
như: UBND huyện Hoàng Sa sẽ khởi công xây dựng Nhà Trưng bày Hoàng Sa; Sở Giáo
dục và Đào tạo TP Đà Nẵng đưa vào chương trình giảng dạy lịch sử về chủ quyền của
Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa; một bộ phim lịch sử chủ quyền Việt Nam gồm
5 tập và được dịch ra 5 thứ tiếng, sẽ chính thức ra mắt trình chiếu trong thời
gian tới.
Những
nỗ lực đối với Hoàng Sa của cá nhân ông Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, cũng như
các cấp lãnh đạo TP. Đà Nẵng là đáng trân trọng. Tuy nhiên, những nỗ lực ấy
cùng sự kỳ vọng của các ông vào giới trẻ (tin tưởng, kỳ vọng vào cuộc đấu tranh
đòi chủ quyền Hoàng Sa) có lẽ rơi vào sự vô vọng. Vì dường như không sôi nổi bằng
những bộ phim Trung Quốc, bằng ứng dụng hóa thân “Mị Nương – Võ Tắc Thiên” đang
làm mưa lại gió tại Việt Nam…
Trong
khi giới trẻ Việt Nam mới bắt đầu được cho phép hiểu về nỗi đau mất mát Hoàng
Sa, thì Trung Quốc đã làm điều đó hàng chục năm trời, và giờ đang hoàn tất công
việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên quần đảo chiếm đóng bất hợp pháp này.
Những
kẻ mù lịch sử
Thực
vậy, những kẻ mù lịch sử (quên lời dặn cha ông, kẻ thù ngàn năm) đã làm nên một
đêm tối trời dài đằng đẵng như thời kỳ Trung cổ bên Tây Âu, đó không còn là nhận
thức đúng sai về một sự kiện, giai đoạn lịch sử nữa, mà đó là sự đứt quãng mạch
sự kiện lịch sử (gần như chối bỏ), do nhà nước cố tình che giấu.
Một
giá trị chủ quyền bị giấu kín hơn hai thập niên, khiến cho cả một lớp người mù
lòa về nhận thức sự kiện “HQ-10 bị đánh
chìm trên biển Đông”, và nghiễm nhiên, Trung Quốc được lợi từ điều ấy. Tư
duy “khép lại lịch sử, nhường nhịn, lạt mềm” bị dồn ép vào khuôn và đóng dập, mặc
cho thực tiễn đòi hỏi phải bung ra để bảo tồn được giá trị chủ quyền lãnh hải.
Khi
chàng thanh niên Hồng Công 17 - Joshua Wong phát ngôn sự gánh vác thế hệ: “Tôi không muốn cuộc đấu tranh dân chủ phải
truyền lại cho đời sau. Đây là trách nhiệm của chính thế hệ chúng tôi.”, cộng
đồng mạng lại có dịp ghép hình ông Phó Thủ tướng Việt Nam, Vũ Đức Đam với câu
nói: “Hoàng Sa là của Việt Nam, đời tôi,
đời các bạn chưa đòi được thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi lại".
Nhiều
người nhạo báng ông Phó Thủ tướng, nhưng nếu ai phát ngôn trong vị trí, trường
hợp của ông thì sẽ chẳng thể tìm câu nào hợp lý hơn câu nói đó. Bởi ông và những
người trong bộ máy chính quyền, nếu có tâm huyết với chủ quyền, thì chỉ biết ngậm
ngùi, đắng cay. Lý do nằm ở việc, lãnh hải đối với người bạn phương Bắc chỉ có
ăn vào chứ không nhả ra, nhưng cay đắng hơn cả là, là một
thế hệ lãnh đạo của Việt Nam đã tòng phạm cho việc “ăn chủ quyền” đó của người
anh phương Bắc, thông qua “nỗ lực” xóa bộ nhớ quần chúng (đặc biệt là giới trẻ)
về sự kiện bi tráng Hoàng Sa, như một cam kết thỏa thuận. Vì thế, giới
trẻ trong một thời gian dài không được tiếp cận với bất kỳ dữ kiện đầy đủ nào về
Hoàng Sa, và dần dẫn đến sự thờ ơ, lãnh đạm với tên gọi thiêng liêng đó, để đến
khi nhà nước giật mình trước hành động được nước lấn tới, vội vã tiến hành “phổ
cập kiến thức” thì giới trẻ lại mất luôn cả niềm tin lấy lại được lãnh thổ
ngoài biển khơi đó.
Một nỗi
đau, một bi kịch từ chính hành vi đặt quyền lợi Đảng phái trên lợi ích quốc
gia. Bởi chính những kẻ mù lịch sử làm chủ quốc gia.
Hoàng
Sa giờ đây chỉ là ký ức trong thế hệ người già, và là một sự kiện với những
dòng chữ vồ vập thông qua sách vở, bài giảng, triển lãm trong những lần sự kiện
hiếm hoi trong năm… Không ai bảo ai - Hoàng Sa đã mất, không phải từ lúc tàu
HQ-10 bị đánh chìm, mà mất bởi những thỏa thuận “giữ im lặng” sau đó.
Hoàng
Sa: ký ức, bài học kinh nghiệm
“Lẽ
ra phải biết nhìn thẳng, nhận thức quá khứ một cách sâu sắc mới có thể đạt tới
một tương lai tốt đẹp thì dường như chúng ta lựa chọn một cái nguyên lý hời hợt
hơn là “khép lại quá khứ” gần như đồng nghĩa với quên lãng quá khứ chỉ vì một
nhận thức nông cạn nhằm đáp ứng một nhu cầu tế nhị đương đại. Một lịch sử thiếu
công bằng như thế khó có thể tạo nên một niềm tin vào lịch sử, nhất là của giới
trẻ.”
Sự
xé bỏ im lặng giờ đây, cũng là sự muộn màng, bởi quá trình im lặng đó đã khiến
con người Việt Nam đánh mất ký ức, cũng như hình thành sự “vô cảm” với chủ quyền
đã mất.
Vì
vậy, 87.000 bức thư xuất phát từ “phong trào phát động” thi viết về Hoàng Sa,
có bao nhiêu lá thư là thực sự tìm hiểu, có bao nhiêu lá thư là sự đóng góp từ
những mẫu phát sẵn để giới trẻ “nhìn - chép”… Khi mà từ lâu, nhiều lá thư, nhiều
bài thi tìm hiểu “ngoài sức tưởng tượng” đó phần nhiều đến từ căn bệnh thành
tích, nó hẳn không khác gì các cuộc thi tìm hiểu về Đoàn, Đảng, nhân vật, sự kiện,
kể cả cuộc thi viết thư quốc tế UPU mà Bộ, Sở phát động ở các tỉnh thành phát động
hằng năm. Điều đó đồng nghĩa, nếu “lòng yêu nước tuyệt vời” giờ đây chỉ thể hiện
và trông cậy qua 87.000 bức thư dự thi có khả năng lớn là “in mẫu và chép”… Một
cách “khẳng định lòng yêu nước” vô cùng hình thức, một cách khơi dậy chủ quyền
không còn sức sống (thực tiễn trước mắt, cách làm trước đây) ngay khi mới bắt đầu.
Nhưng dù sao, nó cũng khả lấp cái khoảng trống một sự trông đợi gần như tuyệt vọng
về giới trẻ – đó là sự quan tâm về Hoàng Sa thực sự.
Bộ
phim lịch sử chủ quyền Việt Nam gồm 5 tập, dịch ra 5 thứ tiếng cũng nhắc lại nỗi
đau về bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi
đau mất mát” do ông André Menras-Hồ Cương Quyết và Đài Truyền hình TP. HCM
(HTV) thực hiện bị ngăn cấm trong giờ chót, mặc dù đã được Sở Ngoại vụ TP.HCM cấp
giấy phép xuất nhập sản phẩm báo chí và xác nhận nội dung không vi phạm luật
báo chí Việt Nam trước đó. Chỉ đến khi vụ giàn khoan Hải Dương 981 nổ ra, thì bộ
phim mới chính thức được thoải mái ra mắt công chúng, sau… 3 năm. Điều đó có nghĩa, sự nhận thức về chủ quyền lãnh hải vẫn
bị phân tán ngay trong nội bộ lãnh đạo, và có lẽ nó vẫn diễn tiếp như thế trong
một thời gian dài, làm cho Hoàng Sa không còn hội tụ ở cấp hệ thống, mà chỉ rải
rác về mặt cơ sở như một câu chuyện đặng chẳng đừng. Thế nên mới có chuyện,
từ ngày 9/1 cho đến 16/1, báo Thanh Niên Diễn đàn của Hội LHTN Việt Nam đã cho
đăng danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa
1974. Một bản tin tối 20h VTC cũng đề cập đến hải chiến Hoàng Sa, 19/1/1974.
Tuy nhiên, trong một buổi lễ tưởng niệm 41 năm hải chiến Hoàng Sa (19/1/1974 –
19/1/2015) diễn ra trước tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội) lại bị “quần chúng gây rối”.
Đó hẳn là nghịch lý đầy ẩn ý, nhưng dần bị phô bày!
Nghịch
lý đầy ẩn ý
Nhiều
quan điểm cho rằng, câu chuyện Hoàng Sa đối với Việt Nam giống như sự “bất ngờ
hoàn toàn” khi Trung Quốc triển khai quân ở phía Bắc, và Campuchia làm nên cuộc
đại sát đồng bào Việt ở biên giới Tây Nam. Nhưng có lẽ không phải như vậy, nó hẳn
là sự bất ngờ về hình thức, vì thế chủ quyền Hoàng Sa giờ đây chỉ là câu nói
đùa, vô thưởng vô phạt của các nhà lãnh đạo truyền đạt lại cho giới trẻ.
Nó
cũng tương tự như việc hiện nay các sách báo về Hoàng Sa được thoải mái in ấn,
phim về biển đảo cũng cho phép nói về nỗi mất mát Hoàng Sa, chưa kể việc triển
lãm, xây dựng nhà trưng bày hiện vật giữ gìn chủ quyền biển đảo… Khác hoàn toàn
với thái độ buộc im lặng của cánh báo chí trước đó vài năm, về yếu tố nhạy cảm
trong câu chữ Hoàng Sa, và thế là không một cuốn sách, bài báo, hay hiện vật
nào về Hoàng Sa một cách rõ ràng – chân thực mang tầm nỗi đau dân tộc được đưa
đến đại chúng. Nhưng sự thoải mái đó lại diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc gần
như hoàn tất về mặt tuyên truyền, xây dựng cơ sở hạ tầng trên quần đảo chiếm
đóng.
Câu
chuyện “nước đến chân mới nhảy” đầy chủ ý, đã khiến cho Việt Nam chạy sau, và lần
chạy sau quá nhiệt tình đã phải trả giá đắt, Hoàng Sa chưa bao giờ là cái mà thế
hệ trẻ thích thú tìm hiểu nhiều so với các giá trị Trung Quốc, ít nhất là so với
sức hút của việc “hóa thân” thành Võ Tắc Thiên…
Đó hẳn là sự mất mát,
nhưng giới trẻ hẳn sẽ không thấy được nỗi đau, vì liều thuốc “tẩy não” được sử
dụng trong một thời gian quá dài… đầy ẩn ý!
No comments:
Post a Comment