Mặc
Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-01-19
2015-01-19
Phóng đồ hải chiến
Hoàng Sa tháng 1 năm 1974 . Courtesy
Blog Bui Van Bong
Hôm
nay 19 tháng 1 năm 2015 là ngày kỷ niệm lần thứ 41 trận hải chiến Hoàng Sa giữa
hải quân Việt Nam Cộng Hòa và hải quân Trung Cộng và kết quả là Hoàng Sa đã vào
tay Bắc kinh trong 41 năm ấy. Trong cuộc hải chiến không cân sức này Thượng sĩ
Lữ Công Bảy lúc đó là Giám lộ trên tàu HQ-4 Trần Khánh Dư là một trong bốn chiến
hạm trong trận đánh này.
Ngành
giám lộ là xác định vị trí tàu, chuyển và nhận những tín hiệu bằng đèn (quang
hiệu) hay cờ (kỳ hiệu) và đồng thời ghi nhật ký tác chiến, nhật ký hàng hải.
Ông Lữ Công Bảy đã dành cho Mặc Lâm cuộc phỏng vấn đặc biệt sau đây:
Mặc
Lâm:
Thưa hôm nay vừa đúng 41 năm ngày mở màn cuộc hải chiến Hoàng Sa, được biết ông
là người tham gia trực tiếp trận hải chiến ấy trên tàu HQ-4 Trần Khánh Dư, xin
vui lòng cho biết lúc ấy vai trò của ông trên tàu là gì?
Thượng
sĩ Lữ Công Bảy: Thưa
lúc đó tôi là hạ sĩ quan phụ tá trưởng khối hành quân, kiêm hạ sĩ quan trưởng
khối ngành hàng hải. Nhiệm vụ chúng tôi là nhận tín hiệu bằng đèn, bằng cờ và
xác định vị trí của tàu trên biển.
Khi
trận chiến xảy ra từ ngày 17 lúc trận chiến nổ ra thì tôi lúc nào cũng có mặt
trên đài chỉ huy vì nhiệm vụ của tôi là trên tàu chỉ huy mà nên tôi chứng kiến
từ đầu tới đuôi không bỏ sót bất cứ một chi tiết nào.
Mặc
Lâm:
Xin một cách ngắn gọn anh có thể tóm tắt chuyển biến cuộc chiến ấy như thế nào
hay không thưa anh.
Thượng
sĩ Lữ Công Bảy: Cuộc
chiến nổ ra đúng vào lúc 10 giờ 20 ngày 19 tháng 1 năm 1974 sau khi Trung Quốc
nó nổ súng trước nó bắn chết một sĩ quan và hai nhân viên người nhái trên đảo
Quang hòa
Mặc
Lâm:
Và sau đó thì hải quân VNCH phản ứng lại như thế nào?
Thượng
sĩ Lữ Công Bảy: Lực
lượng hải quân lúc đó thì bất cứ giá nào cũng phải bảo vệ lãnh thổ nhưng lực lượng
của mình nó quá chênh lệch với Trung Quốc lúc đó khi trận chiến nổ ra thì Trung
Quốc nó điều những tàu của nó từ đảo Duy Mộng nó xuống còn tàu của mình thì bị
trở ngại tác xạ nên phải rút lui. Trung Quốc nó đưa tàu xuống nhiều lắm. Ở ngay
thời điểm đó thì tàu của Trung Quốc, kể cả những tàu đánh cá vũ trang hơn một
chục chiếc.
Mặc
Lâm:
Khi chiến sự bùng nổ thì hải quân VNCH chiến đấu ra sao thưa anh?
Thượng
sĩ Lữ Công Bảy: Lúc
ấy thì lực lượng hải quân của mình nhiệt tình và tích cực lắm, anh em đánh
Trung Quốc rất hăng say. Thế như vũ khí của mình nó hạn chế vì số đạn dược
không có bao nhiêu thành ra mình phải rút lui. Lúc đó tình hình đã mất liên lạc
với HQ-10 tàu này đã bị loại khỏi vòng chiến ngay trong thời gian đầu tiên
thanh ra không liên lạc được với HQ-16, chỉ có HQ-5 và HQ-4 là còn chiến đấu với
Trung Quốc.
Lúc
đó khi HQ-5 báo cáo khẩu đại bác 127 ly bị trúng đạn cùng với 4 người tử trận
thì HQ-16 và HQ-5 cùng rút lui.
Mặc
Lâm:
Sau biết những chiến hạm bị chìm chẳng hạn như tàu của Hải quân Thiếu tá Ngụy
Văn Thà và các tàu khác bị tổn thất như vậy thì các chiến hạm có tổ chức vớt
tàu, lấy xác tử sĩ cũng như giải cứu các chiến sĩ hải quân trên biển hay không?
Thượng
sĩ Lữ Công Bảy: Có.
Theo vai trò của tôi thì ngày mùng một Tết tức là thay vì được ăn tết thì chúng
tôi nhận được lệnh là phải đi tái chiếm Hoàng Sa nhưng thực tế khi ra tới đó
thì bất lợi quá. Đi trên biển suốt ba ngày ba đêm để cố gằng theo dõi và tìm kiếm
anh em đào thoát nhưng suốt ba ngày không tìm được gì nên phải quay về Đà Nẵng.
Mặc
Lâm:
Còn những chiến sĩ bị Trung Quốc bắt làm tù binh thì bao nhiêu người và số phận
của họ lúc đó ra sao?
Thượng
sĩ Lữ Công Bảy: Theo
tôi biết thì riêng HQ-4 của tôi có 15 người một người cấp úy còn 14 thủy thủ đoàn
còn HQ-16 thì tôi không nắm.
Mặc
Lâm:
Vâng, mới đây chúng tôi thấy trên báo Thanh Niên công bố một danh sách 75 chiến
sĩ đã chết và mất tích, theo ông thì danh sách này có chính xác và có còn sót lại
ai hay không?
Thượng
sĩ Lữ Công Bảy: Theo
tôi biết thì con số ấy chính xác rồi đó anh. Tôi có làm việc với kỹ sư Đỗ Thái
Bình và anh Nguyễn Hữu San thì con số 75 là cuối cùng và chính xác nhất, không
thêm bớt gì nữa.
Mặc
Lâm:
Theo chúng tôi được biết thì Nhịp Cầu Hoàng Sa do một nhóm người gồm có anh, kỹ
sư Đỗ Thái Bình, nhà báo Huy Đức và vài nhà báo, thân hữu khác đã có những đóng
góp đáng khích lệ cho một vài gia đình tử sĩ Hoàng Sa. Theo quan sát của anh
con số còn lại trong danh sách 75 người ấy đời sống của họ bây giờ có ổn định
hay không sau 40 năm thưa anh?
Thượng
sĩ Lữ Công Bảy: Dạ
tôi cũng chưa đi được tới mọi người, tôi chỉ tới được một số gia đình của anh
em HQ-4 bây giờ phần đông anh em cũng trên lục tuần rồi, có cả người trên 70 nữa.
Lớn tuổi rồi đâu còn làm gì nữa nên bây giờ thì đời sống của họ khó khăn lắm phải
ăn bám vào con cái thôi chứ ngoài ra không có ai khác.
Mặc
Lâm:
Thời gian gần đây chúng tôi thấy báo chí rất chú ý tới vấn đề Hoàng Sa và họ bằng
cách nào đó có vẻ tuyên dương công trạng của anh em chiến sĩ VNCH đã hy sinh.
Thái độ chính thức từ phía nhà nước đã có lời lẽ hay một giấy thừa nhận sự hy
sinh của họ qua gia đình thân nhân người còn lại hay không?
Thượng
sĩ Lữ Công Bảy: Cái
đó thì chưa anh à chắc phải chờ một thời gian nào đó thôi. Bây giờ dư luận
trong nước thì cũng tốt đẹp lắm. Chúng tôi tự hào là mình đã bảo vệ đất nước
thôi ngoài ra mình không nghĩ mình bảo vệ cho một chế độ nào hết.
Mặc
Lâm:
Thưa anh là người còn ở lại trong nước với các chiến hữu và gia đình tử sĩ của
trận hải chiến Hoàng Sa, anh có thường xuyên gặp gỡ hay trao đổi nhằm tìm hiểu
nguyện vọng chung của họ hay không?
Thượng
sĩ Lữ Công Bảy: Dạ
thời gian quá lâu rồi anh em người còn người mất không biết người nào ở đâu có
một số người tôi còn quen mặt được vì vừa rồi tôi có đi thăm một số người nhờ sự
tài trợ của Nhịp cầu Hoàng sa nên tôi có đi thăm một số anh em còn ở rải rác
trên đất nước Việt Nam thân yêu của mình từ Cam Ranh tới Lâm Đồng, Huế. Kể
cả thăm thân nhân của những người tử sĩ ở Trường Sa nữa.
Mặc
Lâm:
Câu hỏi này mới vừa ập tới với tôi: anh là người đã trực tiếp trong trận hải
chiến đó và đã qua 40 năm rồi. Trong thời gian đó anh cũng thấy sự xâm lăng của
Trung Quốc đôi khi tiềm ẩn nhưng đôi khi rất rõ ràng các quần đảo Trường Sa còn
lại của chúng ta. Với kinh nghiệm 40 năm trước anh có ý kiến gì đóng góp cho hải
quân Việt Nam để chuẩn bị tư thế sẵn sàng đối phó với cuộc chiến tranh với
Trung Quốc trước sau gì cũng xảy ra thưa anh?
Thượng
sĩ Lữ Công Bảy: Thưa
anh hải quân bây giờ cũng như hải quân hồi trước tất cả đều là hải quân của
nhân dân Việt Nam hết. Chúng tôi đã không bảo vệ được quần đảo Hoàng Sa thì tôi
hy vọng với lực lượng hải quân bây giờ tôi biết rất là mạnh thì có thể bảo vệ
được Trường Sa của tổ quốc thân yêu của mình.
Mặc
Lâm:
Xin cám ơn anh Lữ Công Bảy.
No comments:
Post a Comment