Trọng
Khiêm dịch
Được
đăng ngày Thứ năm, 15 Tháng 1 2015 14:52
Những
người Hồi giáo chưa bao giờ biết đến tự do ao ước – và chết – để có nhân quyền.
Tuần
qua đau ốm vì bệnh cúm, tôi nhìn những biến cố xảy ra tại Paris với lòng kinh
hoàng, phẫn nộ và khó tin – những cảm giác này trỗi dậy mỗi khi xảy ra những
trò man rợ của nhóm cực đoan Hồi giáo. Để giết quá nhiều người chỉ vì những
hình vẽ hay là biểu hiện lòng mến mộ tôn giáo tột đỉnh? Điều gì đã khiến cho những
cuồng đồ này hành động như vậy?
Trong
tịnh huống bình thường, tôi đã lên truyền hình và các kênh phát thanh đế trả lời
ngay tức khắc với những lời sắc bén ngắn gọn. Nằm trên giường bệnh, tôi có thì
giờ suy nghĩ nhiều hơn về cuộc tàn sát này và vấn đề của tự do: nó mang ý nghiã
gì, nó quý giá như thế nào và nó mong manh ra sao. Động cơ và quyền căn bản này
của con người nay đã trở nên một trong những quan niệm khó nắm bắt và phân cách
nhất trên thế giới ngày hôm nay.
Thật
vậy chúng ta, những người may mắn sống ở Tây phương, sống tự do hơn những người
sinh sống và chết đi ở phía Nam và phía Đông, nhưng có một vài tuyến bố phát xuất
từ các thành phần chuyên chế xem ra giả nhân giả nghĩa cũng như thật xa lạ. Lời
tuyên bố trước công chúng cần được gói ghém trong giới hạn của sự nghiêm túc và
lòng tôn trọng; ngôn ngữ là quan trọng và dùng sai lầm một danh từ có thể kích
thích những cảm xúc mãnh liệt.
Thận
trọng giữ kín trong lòng trong đời sống thường ngày là một điều tốt. Nhưng đó
là một phương cách không tốt khi chúng ta để cho kẻ có quyền lực kiểm soát quyền
được biết hoặc được nói; những đoạn phim nói về chế độ quân chủ của BBC dường
như bị hoàng gia ngăn chặn; báo cáo Chilcot về chiến tranh Irak vẫn còn cất
trong tủ và rồi cuối cùng khi được tung ra, toàn bộ sự thật sẽ bị kiểm duyệt.
Tôi không thấy tập san Index on Censorship (Chỉ số Kiểm duyệt) làm to
chuyện về những cuộc tấn công nặng nề này trên quyền tự do ngôn luận. Những
chính quyền tại Châu Âu và Bắc Mỹ không thèm đếm xỉa đến quyền được biết hoặc
được nói của công dân. Những điều này không bao giờ đơn giản như trắng với đen
hoặc địch và ta.
Sự
việc càng trở nên phức tạp khi quý bạn đề cập đến tự do và người Hồi giáo. Những
người Hồi giáo sống ở Trung Đông, Pakistan, Afghanistan, Bắc Phi, Indonesia,
Malaysia hoặc Turkey (Thổ nhĩ kỳ) không có tự do để nói lên những gì họ nghĩ về
hệ thống chính trị hoặc về lòng tin của họ. Thổ nhĩ kỳ bỏ tù ký giả hơn tất cả
các nước trên thế giới. Iran là nước thứ hai tệ nhất trong việc đối xử với ký
giả và blogger. Tại Pakistan, có người bị tra tấn về tội xúc phạm thần thánh –
thông thường tội trang được ngụy tạo để răn đe quần chúng.
Thứ
sáu vừa qua ở Jeddaj, Saudi Arabia (Ả rập Séoud), Raif Badawi, tay chân còng, bị
lôi cổ ra khỏi tù, đưa ra trước nhà thờ Mosque và bị quật roi 50 lần vì tôi “phỉ
báng đạo Hồi”. Quý vị hình dung hiện cảnh: các tín đồ vừa mới chấm dứt đọc kinh
thờ phụng Thượng Đế nhân từ rồi chứng kiên một cảnh trừng phạt không nhân từ
chút nào. Điều này sẽ diễn ra mỗi tuần cho đến khi ông bị quất cho đến hết 1000
lần. Ông này sẽ phải ngồi tù 10 năm dài trong nhà tù Saudi. Thể xác và tinh thần
của ông sẽ bị nát vụn. Ông Badawi, một nhà hoạt động xã hội, đã khởi sự thành lập
một trang Web lấy tên là Liberal Saudi Network và chia sẻ một vài quan điểm rất
biết điều (reasonable). Và vì lý do này ông bị trừng phạt một cách nghiêm khắc
để không còn một ai dám làm lại việc này nữa.
Raif Badawi, nạn nhân của thần quyền
Tại
Pakistan, Afghanistan, phần lớn những quốc gia Trung Á, Ai Cập, Algeria, Lybia,
ngay cả Iraq “giải phóng”, người dân hiểu rằng họ không được nói những gì họ
nghĩ về những người lãnh đạo hoặc giáo chủ của họ, ngay cả với hàng xóm hoặc bạn
bè. Lựa chọn duy nhất của họ là tuân thủ và sống. Quý vị mường tượng những hậu
quả về tâm lý.
Cho
đến khi, vào năm 2010, Mùa Xuân Ả Rập bất ngờ xảy đến, người Hồi giáo vui mừng
và nghĩ rằng cuối cúng họ có thể tự do phát biểu và có được một nền dân chủ
thích đáng. Đó là những ngày tháng lạc quan nhất ở Trung Đông. Mùa Xuân biến
thành mùa Đông và những cấm đoán khắt khe hơn được áp đặt ở khắp mọi nơi. Bây
giờ cả ngàn người Hồi giáo tìm cách trốn chạy mỗi ngày để tìm đến những nơi trốn
mà họ có thể sinh sống an toàn, nhất là thoát khỏi sự đàn áp. Những người trên
tàu trực chỉ các bãi biển Châu Âu mong muốn có được những gì anh em Chérif và
Saïd Kouachi và Amedy Coulibaly đã có trước khi họ cho nổ tung tất cả.
Một
số lớn người Hồi giáo sống ở Tây phương cảm thấy bất ổn vì những quyền và tự do
họ hưởng được và đôi khi họ từ chối không muốn nhận. Trong khi đó người Hồi
giáo chưa hề biết đến tự do thực sự mong ước có được nó lại chết để có được những
quyền tự do và nhân quyền này. Hố cách biệt giữa người Hồi giáo có nhưng lại
không muốn và những người đồng đạo khao khát nhưng không có mỗi lúc một rộng lớn
hơn.
Đối
với quá nhiều người Hồi giáo ở Anh quốc, sự quen thuộc đối với giá trị tự do đã
trở thành sự khinh bỉ. Họ nói đến tự do và không xem nó như một quyền vô giá
nhưng là một thảm họa, một thứ chủ nghĩa khoái lạc không kìm hãm và là đỉnh điểm
của sự dâm dật, như một tội. Tôi thấy điều này đáng phiền.
Sau
khi sách Refusing the Veil (Từ chối
khăn che mặt) của tôi ra mắt năm ngoái, một vài phụ nữ Hồi giáo trong
vòng thân hữu đã tổ chức một buổi phiếm đàm để tôi đọc một vài đoạn trong đó và
thảo luận về nội dung. Và đây là một vài nhận xét tôi nhận được:
“Tại
sao cô phải viết điều này; ai cho phép cô làm việc này?”
“Ngay
cả suy nghĩ những ý nghĩ này là sai, và cô cứ làm và in sách? Nếu cô ở tại một
nước Hồi giáo, cô đã vô tù”.
“Nếu
mẹ cô còn sống có lẽ bà ấy tát vào mặt cô vì đã viết những điều này”
Khi
tôi trả lời mẹ tôi đã từ chối đeo khăn che mặt khi bà ấy còn ở tuổi 22, người
đàn bà bồi thêm: “Tôi lấy làm tiếc cho cô. Bà ấy là một người tội lỗi và đã biến
cô thành người tội lội luôn”.
“Phải,
tôi không đọc sách của cô vì nó sẽ là vẩn đục những tư tưởng trong sạch của
tôi, nhưng nếu cô là người Hồi giáo, cô phải tuân thủ những luật lệ của Hồi
giáo không được bàn cãi. Cô có còn là người Hồi giáo không?”.
Chỉ
có hai người trong số 14 phụ nữ bênh vực quyền tôi được viết quyển sách. Nhưng
sau đó họ nói họ không bao giờ dám thách đố những phong tục Hồi giáo công khai
như vậy.
Điểu
gì đã khiến não trạng Hồi giáo khép kín tai hại như vậy?
Thế
hệ thứ ba của người Hồi giáo Tây Âu kém phóng khoáng hơn thế hệ của mẹ tôi vào
những thập niên 1940 và 1950. Những phụ nữ da trắng theo đạo Hồi còn tuân thủ
và kiên kết với luật lệ hơn nữa. Điều này chứng tỏ lịch sử nhân loại không phải
là một con đường thẳng tắp đi đến khai sáng trí tuệ.
Những
người trong chúng ta coi trọng giá trị tự do cần phải hiểu rõ hơn điều này. Đặc
biệt trong một thế giới vừa đoàn kết mà cũng vừa phân cách, nơi mà kỹ thuật đã
cởi trói cho hy vọng và những khả năng cũng như sự hận thù vô cùng cực, nơi mà
sụ kiểm soát chính trị và tôn giáo đang siết chặt. Đi tìm tự do là một trách
nhiệm lớn. Quá lớn và đáng sợ cho một vài người, đặc biệt là người Hồi giáo Tây
Âu. Đây là một cuộc thảo luận cần được mổ sẻ ngay bây giờ trong lòng đạo Hồi.
Có thực hiện được không? Không. Đấy là thảm kịch của chúng ta.
Yasmin
Alibhai Brown
Trọng Khiêm dịch
Nguồn: independent.co.uk
Trọng Khiêm dịch
Nguồn: independent.co.uk
No comments:
Post a Comment