Sự
kiện tờ báo Pháp châm biếm Charlie Hebdo bị những kẻ khủng bố đạo Hồi tấn công
vừa qua chưa chấm dứt. Dù có vẻ như quyền tự do ngôn luận được ủng hộ, dù những
kẻ gây tội ác đã bị săn đuổi rầm rộ, nhưng câu chuyện này vẫn lại mở thêm những
góc nhìn mới, đáng lo ngại.
Những
nhà nghiên cứu về xã hội và tôn giáo ở Pháp và Tây Âu đang gọi tên một hiện tượng
mới, Islamophobia (tạm dịch là chứng cuồng
đạo Hồi) đang lan tràn một cách nguy hiểm. Hôm nay, khi chúng ta chứng kiến
những kẻ cầm súng hay hành động với một niềm tin kỳ quái, thì đó là quả trái được
thu hoạch từ cánh đồng nhiều năm được nhồi nhét về sự cao cả, hy sinh và tận hiến.
Cuồng đạo Hồi hay một triết lý nào đó bị lợi dụng cũng có thể dẫn đến một thế hệ
như vậy. Chủ nghĩa phát xít của Hilter hay thuyết Khổng tử để phục vụ cho Bắc
Kinh… cũng vậy, mục đích thấy rõ là đều để lạm dụng con người như nhau.
Sự
kiện 12 nhà báo bị bắn chết ngay tòa soạn của mình ở Paris, đã nhắc về vấn nạn
Islamophobia đang xuất hiện ở Phương Tây. Sự kiện này cũng cho thấy một hiện trạng
đau lòng là một phần của thế giới tôn giáo dị biệt đang muốn tồn tại ngoài biên
giới của họ, nhưng không được chào đón. Charlie Hebdo vừa là nạn nhân của một sự
kiện, nhưng cũng giới thiệu mình như một sự thật của định kiến. Và từ những uẩn
khúc đó, chính là nơi tươi tốt để mầm Islamophobia nẩy nở.
Tuy
vậy, điều cần được nhớ là trong nền tảng văn minh, không ai phải bị chết chỉ vì
các bức tranh của mình. Và cũng không ai phải sống dưới sự sách nhiễu bởi tinh
thần hay thể chất vì sự chọn lựa tín ngưỡng của mình. Trong thế giới được kêu
gào cho tình đại đồng, dường như lại là sự kích thích tốt chủ nghĩa dân tộc cực
đoan bùng lên. Chưa lúc nào đảng cực đoan chống người nhập cư của chính trị gia
Le Pen ở nước Pháp lại được ủng hộ nhiều như vậy. Nó nhắc người ta nhớ đến việc
người Trung Quốc đập phá hàng hóa Nhật bản, kể cả chó, và người Campuchia thì
trục xuất người Việt, đốt cờ Việt.
Các
ghi chú về Islamphobia đang tăng nhanh ở Pháp. Năm 2013 có 691 vụ án mang màu sắc
Islamphobia, tăng 47% so với năm 2012, và có đến 78% nạn nhân là phụ nữ. Báo
cáo cũa cảnh sát Pháp về tình trạng Islamphobia đang nhấn mạnh rằng tình hình
đang ngày càng đáng báo động, đặc biệt từ năm ngoái, khi một binh sĩ người Anh
bị 2 người đạo Hồi chặt đầu ngay trên đường phố để trả thù cho cộng đồng Hồi
giáo quê nhà tại Iraq.
Rất
nhiều quốc gia đã theo dõi sát sao các đạo luật nhằm bảo vệ màu sắc riêng về
tín ngưỡng và quyền con người liên quan đến Hồi giáo tại Pháp. Nước này được
coi như là cuộc thử nghiệm để tìm thấy các phản ứng nhất định. Từ hơn 3 năm
qua, Pháp đã có đạo luật cấm hiển thị công khai đức tin Hồi giáo. Mặc dù trong
năm triệu người Hồi giáo sinh sống tại Pháp, chính phủ ước tính chỉ có khoảng
2.000 phụ nữ mặc Burqa hay niqab (trùm người và che mặt). Năm 2011, chính phủ
Pháp cấm các công đeo mặt Hồi giáo trải. Bất cứ ai cũng mặc những hình thức Hồi
giáo phục là bị phạt khoảng 120 USD, hoặc là buộc phải có những bài học thành
công dân Pháp. Những người theo đạo Hồi co cụm lại, và sự bất mãn cũng bắt đầu
từ đó nhiều hơn. Rất nhiều bình luận cho rằng Pháp đã làm đúng, nhưng mặt khác
cho thấy một cuộc khủng hoảng bản sắc của người Pháp trong việc bảo toàn chủ
nghĩa thế tục trong bề mặt xã hội của mình.
Nước
Anh cũng ghi nhận trong năm 2013 có đến 500 sự kiện Islamphobia. Thụy Điển với
truyền thống ôn hòa và dung nhận cũng đang được vận động cắt giảm 90% người gốc
Hồi giáo tị nạn nhập cư vào nước. Thậm chí đã có đến 3 nhà thờ Hồi giáo đã bị đốt
phá. Đức cũng đã bùng nổ một phong trào có tên “Không Sharia Châu Âu”. Cuộc biểu
tình phản ứng với Hồi giáo cực đoan ở Dresden có đến 17.500 người cùng xuống đường.
Cảnh sát Đức ghi nhận rằng rằng đã có hơn 70 cuộc tấn công chống lại các nhà thờ
Hồi giáo từ năm 2012 đến 2014.
Trên
khắp Tây Âu, phong trào chống người người nhập cư Hồi giáo ngày càng tăng, bày
tỏ những lo ngại của họ trong nền kinh tế, sự đấu tranh của các tầng lớp trung
lưu, những cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Và
sự dị biệt tôn giáo cũng là vấn đề lớn. Đó cũng chính là tiêu chí không tuyên bố
mà người ta có thể nhận thấy qua tờ báo Charlie Hebdo.
Những
ngày qua, có đến gần 4 triệu người Pháp xuống đường phản đối việc các kẻ khủng
bố đạo Hồi tấn công và bắn chết các nhà báo ngay tại bàn làm việc của họ. Dĩ
nhiên, quyền tự do ngôn luận và chống việc giết người là điểm chính. Nhưng ai
cũng thấy thấp thoáng trong đó, Pháp hay Tây Âu nói chung, cũng muốn phần nào bộc
lộ sự mệt mỏi của mình trước những kẻ cuồng tín dị giáo, mà trong một thế giới
gần như họ phải cam chịu chung sống.
No comments:
Post a Comment