Posted
on Jan 15, 2015
Giới
thiệu
Đảng
Cộng sản Trung Quốc (Chinese Communist Party – CCP) là đảng chính trị đầu tiên
và hiện đang cầm quyền ở Trung Quốc, cai quản hơn tám mươi sáu triệu người. Năm
2012, CCP trải qua một công cuộc chuyển giao quyền lực chỉ diễn ra một lần một
thập kỷ, đưa thế hệ cầm quyền thứ 5 lên nắm quyền tại nền kinh tế lớn thứ hai
thế giới này. Trong khi Đảng cầm quyền giữ nguyên chế độ đơn đảng từ khi thành
lập thì sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc lại làm gia tăng mất ổn
định xã hội và chính trị khiến quốc gia này gặp nhiều thử thách trong quá trình
phát triển thành một cường quốc. Một chuỗi những vụ bê bối chính trị đã hé lộ bức
tranh nội bộ đầy bất ổn và hỗn loạn của các tổ chức chính trị khét tiếng tại nước
này. Các nhà lãnh đạo mới dường như không làm được gì nhiều để chấn chỉnh chính
sách và hướng đi của Đảng, tuy vậy điều này cũng le lói nhiều điểm khả thi cho
kế hoạch của Trung Quốc trên con đường tạo vị thế trên sàn đấu chính trị thế giới.
Nguồn
gốc và cấu trúc quyền lực.
Được
truyền cảm hứng từ cuộc cách mạng tháng Mười Nga, Đảng Cộng sản Trung Quốc được
thành lập năm 1921 trên cơ sở học thuyết Mác – Lênin đi kèm với một cuộc nội
chiến dài hơi với Quốc dân đảng vốn là đối thủ chung thủy của Đảng này. Mặc cho
công cuộc cải tổ nền kinh tế diễn ra ở cuối thập kỷ 70, giới cầm quyền mới ở
Trung Quốc vẫn duy trì hệ thống chính trị lấy cơ sở là học thuyết Lênin chính
thống như ở Cuba, Bắc Hàn và Lào. Ba trụ cột quyền lực của Đảng này bao gồm:
quyền thuyên chuyển nhân lực, cơ quan tuyên giáo và cuối cùng là Quân đội Giải
phóng Nhân dân. Hơn 77% Đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc là nam giới và nông
dân chiếm hơn một phần ba số lượng đảng viên.
Đảng
Cộng sản Trung Quốc chủ trì Đại hội đại biểu Toàn dân quốc (NPC) 5 năm một lần
để đề ra chính sách và bình bầu ra Ban chấp hành Trung ương với 370 thành viên
gồm các Bộ trưởng, các quan chức lập pháp cấp cao, lãnh đạo cấp tỉnh và các
quan chức thuộc quân đội. Ban chấp hành Trung ương hoạt động giống như một hội
đồng chỉ đạo của Đảng Cộng sản với sứ mệnh lựa chọn ra Bộ chính trị với 25
thành viên.
“Washington
thật sự không nên đóng khung mối quan hệ đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc . Coi
Trung Quốc như một đối thủ hay là một mối nguy hại sẽ chỉ khiến Tập Cận Bình
càng có cớ tuyên truyền cho quan điểm bài phương Tây của mình, hãm hại những tư
tưởng ủng hộ phát triển tại nước này và mặt khác, chẳng giúp gì cho việc tăng
cường mối quan hệ song phương.” – theo Elizabeth Economy, Chủ tịch Hội đồng
Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ
Tiếp
đến, Bộ chính trị tiến hành họp kín để bầu ra 9 thành viên của Ban thường vụ,
chức năng của ban này là trọng tâm của quyền lực và lãnh đạo của Đảng. Tập Cận
Bình, người kế nhiệm của Hồ Cẩm Đào vào năm 2012, là người đứng đầu hệ thống với
tư cách là Tổng thư ký; với cương vị Chủ tịch nước và vừa là người đứng đầu
quân đội, ông Tập đã áp dụng những thay đổi đáng kể trong việc đề ra giới hạn của
chính sách của nhà nước. Đổng lý (tương đương Thủ tướng Chính phủ), ông Lý Khắc
Cường là người đứng đầu Quốc Vụ viện, tương đương với Chính phủ. Trong công cuộc
chuyển giao quyền lực, Tập Cận Bình đã nắm trong tay nhiều quyền lực hơn người
tiền nhiệm của mình; với cương vị người lãnh đạo tối cao và duy nhất của một số
nhóm lãnh đạo quan trọng, những quyết định đơn phương của ông Tập một phần làm
giảm cam kết hàng đầu của đảng là ra quyết định trên cơ sở đồng lòng nhất trí.
Nhiệm
kỳ Quốc hội thứ mười tám
Nhiệm
kỳ Quốc hội thứ 18 ghi nhận sự thay đổi trong Ban thường vụ Quốc hội, số lượng
thành viên giảm từ 9 thành viên xuống 7 thành viên vào năm 2012; đây là sự thay
đổi đáng chú ý nhất của kỳ Quốc hội này, từ đây, thế hệ lãnh đạo mới của Trung
Quốc được lựa chọn. Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình lên thay Chủ tịch Hồ Cẩm
Đào, Phó thủ tướng thường trực Quốc vụ viện Lý Khắc Cường lên thay người tiền
nhiệm Vương Gia Bảo. Khoảng 70% vị trí trong 3 bộ phận lãnh đạo quan trọng nhất
của Trung Quốc, bao gồm Ban thường vụ, Quốc vụ viện, và Đảng ủy quân sự Trung
ương, được thay người, khiến cho sự thay đổi nhân sự này trở thành sự thay đổi
quan trọng nhất trong suốt 3 thập kỷ gần đây tại nước này.
Kế
nhiệm vai trò lãnh đạo gần như là một quá trình tập trung, các vị trí được bổ
nhiệm bởi một nhóm nhỏ các nhà lãnh đạo tối cao thông qua những cuộc thảo luận
tuyệt mật. Một số chuyên gia chia cấu trúc quyền lực của Đảng Cộng sản làm 2
phe: Những “ông vua con” có nghĩa là những đứa trẻ sinh ra trong gia đình quyền
thế; và “tuanpai” – đoàn phái, gồm những người như ông Hồ Cẩm Đào với xuất
thân khiêm tốn nhưng quyền lực lại tăng dần từ khi tham gia Đoàn thanh niên cộng
sản. Một nhóm chuyên gia khác nhận định, bộ rễ quyền lực phức tạp hơn rất nhiều
được xây dựng từ những mối liên minh thân cận và lòng trung thành theo phe phái
giữa 3 nhóm: những nhà lãnh đạo đã mãn nhiệm (cụ thể có thể kể đến Đặng Tiểu
Bình, người đã chọn Hồ Cẩm Đào làm người kế nhiệm), quan chức đương nhiệm, và
nhóm sắp nổi, theo Giáo sư Bùi Mẫn Hân, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học
Claremont McKenna. Những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản “đều có những lợi ích
mâu thuẫn, đôi khi bị chồng chéo lên nhau”, trích lời ông Bùi Mẫn Hân. “Trong một
quy trình đàm phán tay ba như vậy, những xác lập quyền lực có thể vô cùng dễ
thay đổi.”
Tính
phức tạp của cơ chế trên có thể được thấy trong những vụ bê bối đã từng làm ảnh
hưởng đến tiến trình chuyển giao quyền lực và chiến dịch chống tham nhũng của
ông Tập. Chiến dịch do Tập Cận Bình thực hiện chưa từng có tiền lệ tại Trung Quốc:
từ năm 2013, chiến dịch này đã nhắm vào một số cá nhân có quyền lực chính trị tại
TQ, bao gồm nguyên phụ tá của ông Hồ là ông Lệnh Kế Hoạch và anh em của ông ta;
nguyên bí thư Đảng tỉnh Trùng Khánh Bạc Hy Lai và vợ; ông Từ Tài Hậu, nguyên
phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; và ông Chu Vĩnh
Khang, từng giữ chức trong Ban Thường vụ Chính trị và là Chủ tịch ủy ban chính
trị và pháp luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Công
cuộc khai trừ Bạc Hy Lai ra khỏi đảng và phiên tòa xử sau đó đã cho thấy sự đấu
đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng, vấn đề đang gây cản trở cho quá
trình chuyển giao quyền lực. Hoạt động của các nhóm lợi ích đang ngày càng cho
thấy rõ chủ ý mang tính chính trị của chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập.
Theo giáo sư Aaron Friedberg của đại học Princeton, chiến dịch này là “một phần
của nỗ lực tiêu diệt kẻ thù của ông Tập”, tuy nhiên ông này cũng bổ sung thêm,
những con tốt kể trên cũng là lời cảnh báo rằng tình trạng tham nhũng cao đang bị
để ý rất kỹ tại đất nước này.
Thử
thách trong vấn đề điều hành nhà nước
Những
thập niên gần đây, các sự kiện quốc tế và những tranh chấp trong nước đã vài lần
đưa Đảng cộng sản Trung Quốc đến bên bờ sụp đổ. Cuộc bạo loạn đòi dân chủ tại
Thiên An Môn năm 1989 và sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết đầu những năm 1990 đã
kéo theo một chuỗi khủng hoảng diễn ra, buộc Đảng cộng sản phải xem xét lại sứ
mệnh của mình. Sự sụp đổ từ bên trong của chính quyền Xô Viết đã đặc biệt tác động
đến Đảng Cộng sản Trung Quốc, khiến đảng này phải tiến hành đánh giá một cách hệ
thống về các nguyên nhân có khả năng đánh sập một chế độ, đồng thời bắt đầu tiến
hành tái cơ cấu lại nội bộ Đảng nhằm tránh một kết cục tương tự như Liên bang
Xô Viết. Họ ghi nhận rằng một Đảng phái trở nên cứng nhắc với một tư tưởng giáo
điều, những nhân vật chóp bu được bảo vệ, một tổ chức đảng không hiệu quả và một
nền kinh tế đình trệ sẽ dẫn đến lụi bại (Theo cuốn Đảng Cộng sản Trung Quốc
của David Shambaugh năm 2008).
Bởi
vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho thấy khả năng thích nghi đáng gờm của mình
với những căng thẳng gia tăng trong xã hội là hệ quả của tốc độ tăng trưởng
kinh tế đáng kinh ngạc. Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm nay “hoàn toàn tập trung
vào tiến trình hội nhập toàn cầu, nghĩa là hiệu suất kinh tế cao hơn, tỷ lệ
hoàn vốn lớn hơn, an ninh chính trị được bảo đảm hơn”, trích từ cuốn The Party
xuất bản năm 2010 của Richard McGregor.
Tuy
vậy, những nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc ngày nay vẫn thiếu một tầm nhìn
dài hơi cho Đảng Cộng sản của họ như những gì mà những nhà cải cách của thập
niên 90 như ông Hồ Diệu Bang sở hữu. Ông Hồ Diệu Bang , nguyên Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản Trung Quốc, đã tích cực ủng hộ công cuộc cải thiện tính minh bạch
trong nội bộ Đảng và cuộc cải các thị trường tự do của ông Đặng Tiểu Bình đã hiện
đại hóa nền kinh tế Trung Quốc.
“Đảng
Cộng Sản Trung Quốc có thể tồn tại đến ngày hôm nay là nhờ có những con người từ
30 năm trước. Ngày nay, họ chỉ cần quan tâm xem phải làm thế nào trong từng đường
đi nước bước” – Ông Bùi Mẫn Hân, Đại học Claremont McKenna.
Ông
Bùi Mẫn Hân nói về chính phủ Trung Quốc như sau: “Họ gần như là đã tái sinh lại
Đảng Cộng sản, Đảng Cộng Sản Trung Quốc có thể tồn tại ngày hôm nay là nhờ có
những con người từ 30 năm trước. Ngày nay, họ chỉ còn quan tâm đến việc làm như
thế nào để đạt được mục đích của mình”
Nỗi
lo sợ về sự bất ổn của xã hội luôn hiện hữu. Mùa xuân năm 2013, một thông báo
mang tên “Tài liệu số 9” đã được lan truyền trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc,
vạch ra 7 mối nguy hại đối với sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, có bao gồm “nền
Dân chủ Lập hiến của phương Tây”, nhân quyền, chủ nghĩa tân tự do, những ý tưởng
về tự do truyền thông và xã hội dân sự được phương Tây truyền cảm hứng. Tài liệu
này đã chỉ ra rằng, nội bộ Đảng Cộng sản đang lo sợ về sự sống còn của Đảng
trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại và dư luận nổi
giận về những vấn đề tiêu cực như nạn tham nhũng.
Bộ
máy cai trị của Trung Quốc có thể có mức độ phân quyền rất cao. Bộ Chính trị nhận
trách nhiệm ban hành chính sách và bổ nhiệm nhân sự các bộ, họ không quản lý
danh mục hoạt động hằng ngày như cách thức hoạt động của chính phủ. Các tỉnh của
Trung Quốc được hưởng quyền tự trị tối đa, những quan chức và nhà lãnh đạo cấp
huyện được chỉ định bởi chính quyền trung ương có gần như là toàn quyền lãnh đạo
địa phương mình. Theo ông Bùi, các chính sách được các cơ quan và các bộ ban
hành một cách “bừa bãi”, có thể là từ nội bộ ủy ban, từ Quốc hội hoặc từ ban
tham mưu và cố vấn.
Tình
trạng thiếu trách nhiệm giải trình trong Đảng Cộng sản đã sinh ra nhiều bất
bình trong xã hội về tình hình thu nhập bất bình đẳng, yếu kém trong bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng, tình trạng cưỡng đoạt đất và vấn đề nhân quyền. Rất nhiều
vụ việc bị phanh phui rộng rãi thông qua Internet đã ảnh hưởng đến khả năng kiểm
soát truyền thông chính trị của Đảng Cộng sản. Cưỡng chế thu hồi đất kéo dài
nhiều năm, các chính quyền địa phương nợ nần chồng chất phải bán đất cho các
nhà phát triển để có thêm tiền. Những nhà hoạt động như Trần Quang Thành, một
luật sư mù có công vạch trần sự suy đồi, gióng lên hồi chuông về tình trạng vi
phạm quyền con người xuất phát từ nạn tham nhũng tại địa phương. Và sau khi người
tiêu dùng tỏ ra phẫn nộ xung quanh vụ việc thịt thối và sữa thiu, chính phủ
trung ương đã buộc lòng phải vào cuộc để thể hiện tầm nhìn dài hạn về tính an
toàn của thực phẩm sản xuất của nước nhà.
Chính
sách đối nội và đối ngoại
Tình
trạng hỗn loạn tại Trung Quốc gần như đều là hậu quả của tình trạng thu nhập bất
bình đẳng nghiêm trọng gây ra bởi sự tăng trưởng kinh tế quá nhanh; giữa năm
2012, Đảng Cộng sản ban hành một bộ khung phân phối thu nhập chờ phê duyệt để
thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng đó. Việc Trung Quốc nổi lên như một cường quốc
phát triển kinh tế đã làm gia tăng khó khăn trong quản lý khi mà tầng lớp trung
lưu của nước này gia tăng. Cụ thể, “mặt trái của tăng trưởng kinh tế quá nhanh,
bao gồm hố phân cách giàu nghèo, gia tăng giá cả, ô nhiễm, văn hóa truyền thống
bị mai một là những mối bận tâm chủ yếu, cùng với đó là mối lo ngại tham nhũng
gia tăng” – theo Trung tâm nghiên cứu PEW
Chăm
sóc sức khỏe cũng là một sáng kiến quan trọng của Đảng Cộng sản trong tình hình
dân số đang già đi khiến chính quyền phải tính đến phương án mở rộng phạm vi bảo
hiểm. Theo công ty tư vấn McKinsey & Company, chi tiêu cho hệ thống chăm
sóc sức khỏe tính đến năm 2020 sẽ đạt một nghìn tỷ đô la một năm, tăng từ mức
357 tỷ đô la vào năm 2011, bảo hiểm y tế hiện nay phổ cập khoảng 90% dân số
Trung Quốc, tuy vậy phạm vi bảo hiểm vẫn còn có hạn.
Đảng
Cộng sản Trung Quốc cũng bắt đầu quan tâm đến chính sách sử dụng năng lượng, Đảng
đã ban hành một bản tham luận vạch ra những định hướng cho 5 năm tới bao gồm
phát triển năng lượng sạch để giảm lượng thải carbon. Khói bụi dày đặc tại
Trung Quốc thúc đẩy một chuỗi thay đổi nhằm cải thiện chất lượng không khí và
thực trạng sử dụng năng lượng. Tháng 6 năm 2013, chính phủ đã thông báo những
thay đổi để kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí, bao gồm thị trường carbon đầu
tiên trong nước và cấp 275 tỷ đô la trong 5 năm tới để cải thiện chất lượng
không khí. Sự thay đổi đó đã làm dịu đi sự truy tố của xã hội tới những tội ác
với môi trường và làm gia tăng trách nhiệm cộng đồng đối với các vấn đề liên
quan đến chất lượng không khí. Tháng 9 năm 2014, trong một nỗ lực làm giảm khí
thải carbon và thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, Bắc Kinh áp dụng thu thuế
tài nguyên theo giá thay vì theo khối lượng đối với tài nguyên than đá.
Kinh
tế Trung Quốc, nền kinh tế tăng trưởng 2 con số đáng kinh ngạc vào những năm 2000
và đang chậm lại, đang là ưu tiên của các nhà hoạch định chính sách có nhiệm vụ
cải cách nhằm tăng tiêu dùng trong nước và giảm phụ thuộc vào xuất khẩu. Mặc dù
phải đối mặt với suy giảm tốc độ tăng trưởng, Bắc Kinh vẫn kiên định với mục
tiêu tăng trưởng GDP là 7.5% năm 2014 và bổ sung một chuỗi những dự luật nhằm
kích thích kinh tế.
Đồng
thời, sự hưng thịnh của Trung Quốc đã mang đến cho toàn thế giới hình ảnh một
cường quốc theo chủ nghĩa bành trướng và gây hấn. Trung Quốc phản đối kế hoạch
liên kết giữa hải quân Hoa Kỳ và Hàn Quốc tại Hoàng Hà và phản đối kịch liệt việc
Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan. Nước này còn tuyên bố chủ quyền trên nhiều hòn
đảo tại biển Hoa Đông và biển Đông dẫn đến nhiều cuộc đọ sức với Nhật Bản và 4
quốc gia láng giềng khác, gây ra mối bất hòa trong quan hệ ngoại giao với các
nước khu vực. Sự ủng hộ của quân đội Hoa Kỳ với các đồng minh thuộc khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Nhật Bản, Phi líp pin và Việt Nam đã không nhận
được bất kỳ sự ủng hộ nào của Trung Quốc. Trung Quốc công bố Vùng nhận dạng
phòng không vào tháng 11 năm 2013 và đã tiến hành khoan thăm dò dầu và khí trên
vùng biển tranh chấp. Đồng thời Bắc Kinh vẫn ve vãn những người láng giềng của
mình bằng cách đề xuất một bản “hiệp ước hữu nghị” và đề nghị cho Đông Nam Á
vay một khoản 20 tỷ đô la tại hội nghị cấp cao ASEAN. Các nhà lãnh đạo của
Trung Quốc và Nhật Bản tổ chức một cuộc hội đàm chính thức đầu tiên trong 2 năm
bên lề hội nghị APEC, vạch ra những lối đi nhằm giảm bớt căng thẳng trong quan
hệ Nhật – Trung.
Một
vài chuyên gia tin rằng trong khi quyền lực của Trung Quốc lớn mạnh nhanh chóng
cùng với tăng trưởng kinh tế thì chủ trương đối ngoại của nước này lại nhằm đến
phòng thủ tự nhiên: làm rối loạn ảnh hưởng từ nước ngoài, phòng tránh những tổn
hại do khủng bố và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khác với trước kia,
“Trung Quốc ngày nay là một phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu mà ưu thế
bên trong và bên ngoài của nó đã trở thành một phần của mục tiêu lớn hơn: xác lập
cho mình một ưu thế toàn cầu mà vẫn được các cường quốc khác chấp thuận”, trích
trong “Các vấn đề ngoại giao” của Andrew J. Nathan và Andrew Scobell
Nhìn
chung, theo các chuyên gia, điều đúng đắn cho quan hệ ngoại giao của Trung Quốc
hiện nay là dừng đối đầu thù địch với Hoa Kỳ. Mối quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc sẽ
tiếp tục căng thẳng trừ khi Bắc Kinh điều chỉnh chính sách đối ngoại và cấu
trúc chính trị của mình một cách triệt để hơn, bắt đầu với việc bình thường hóa
quan hệ với những quốc gia trong khu vực.
Mặc
dù vậy, “Washington thật sự không nên đóng khung mối quan hệ đối đầu của mình với
Trung Quốc. Coi Trung Quốc như một đối thủ hay là một mối nguy hại sẽ chỉ khiến
cho Tập Cận Bình càng có cớ để tuyên truyền cho quan điểm bài phương Tây của
mình, gây hại cho những tư tưởng ủng hộ kiềm chế phát triển tại nước này và mặt
khác, chẳng giúp gì cho tăng cường mối quan hệ song phương ” – trích trong “Các
vấn đề ngoại giao”
Copyright
© 2007-2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment