Friday, 12 September 2014

TỔNG HỢP THÔNG TIN XUNG QUANH TRIỂN LÃM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (BASAM tổng hợp)




Tổng hợp thông tin xung quanh triển lãm cải cách ruộng đất
BASAM tổng hợp 
10.9.2014

11.9.2014:

Sự thật của cuộc triển lãm ‘cải cách ruộng đất’ (RFA). Nguyễn Tường Thụy: “Tôi thấy thiếu một điều mà tôi quan tâm nhất đó là phần đấu tố địa chủ, con số bao nhiêu địa chủ bị bắt oan không thấy, tôi cũng muốn xem cái cảnh mà nông dân đấu tố địa chủ mang họ ra tòa án dân nhân đấu tố như thế nào? Trói tay, trói chân sỉ nhục họ ra làm sao? Thì tôi không thấy?“. – Mời xem lại: iBook Cải cách ruộng đất (RFA). “Bản thống kê chính thức cho biết, trong số 172.008 người bị quy là địa chủ và phú nông trong cải cách ruộng đất thì 123.266 người bị quy sai, tức là bị oan. Tính theo tỷ lệ là 71,66%“. 


Sự khác biệt về thông tin đa chiều của hai chế độ dân chủ và độc tài (Hoa Mai Nguyen) (Thông Luận). “Lại thêm một lần nữa đảng và nhà nước VN cố tình dối trá làm sai sự thật và sai những sự kiện về lịch sử và thiếu trung thực, họ làm cho thế hệ trẻ ngày hôm nay nhìn sai về những sự thật trong vụ CCRĐ năm xưa“.


Cuộc triển lãm những oan hồn (DLB).   “Những người dân vô tội ấy là ai? Họ là nạn nhân của chế độ.   Họ là con dê tế thần cho Hồ Chí Minh thực hiện chỉ thị của Mao Trạch Đông và khủng bố toàn miền Bắc, làm tê liệt mọi mầm mống phản kháng chế độ vừa mới cướp được chính quyền.  Họ bị giết chết một cách tức tưởi, gia đình bị xâu xé ly tán, tài sản của cải bị thâu tóm bởi bọn cướp có vũ trang. Họ đã bị giết chết thêm một lần nữa bởi cuộc triển lãm này“.   – Thời kỳ cải cách ruộng đất đã có nồi nhôm, đũa nhựa? (Baron Trịnh).


Vài câu chuyện về Cải cách ruộng đất (Hiệu Minh). “Những bài học cải cách ruộng đất áp dụng một cách mù quáng từ Trung Quốc và Liên Xô bị trả giá bằng xương máu dân tộc này. Phải chấm dứt sự phụ thuộc vào ngoại bang kể cả ý thức hệ. Sự dốt nát không thể kéo qua hai thế kỷ“. – Những đứa con của Cơ Chế (#3): Những đứa con thất đức (Baron Trịnh).






TRIỄN LÃM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT 2014 – ĐÁNH CHẾT CÁI NÓI LÁO VẪN KHÔNG CHỪA (Hồ Hải). “Mình được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, chỉ thị chỉ mua áo tồi nhất… Khổ tớ, đi mua cứ bị nhà hàng thắc mắc chưa thấy ai đi mua áo cho người nhà mà cứ đòi cái rẻ tiền nhất.  Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt.  Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên  vừa  giẫm  vừa hô:  ‘Chết  còn  ngoan  cố  này,  ngoan  cố  nổi với các ông nông dân không này?’ Nghe xương kêu răng rắc mà  tớ  không  dám  chạy,  sợ  bị  quy  là  thương  địa  chủ.  Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy…”  

- VideoCải cách ruộng đất (1949 -1957) – HỒ CHÍ MINH – LAND REFORM VIETNAM (VNSG75). – Mời xem lại phim về Cải Cách Ruộng Đất: Chúng tôi muốn sống  (MrVietphim).


Cải cách Ruộng ̣đất: văn bản và ý kiến (BBC). Trương Huy San: “Rất tiếc chưa ai chỉ ra rằng, cái sai của cải cách ruộng đất không phải là phần đã sửa mà là cái gốc của nó: Đảng đã tự trao cho mình quyền có thể tước đoạt tính mạng và tài sản của người dân một cách man rợ. Triển lãm có đưa những nụ cười của những nông dân được chia ‘quả thực’ nhưng Triển lãm đã không cho biết niềm vui không đạo lý đó của những bần cố nông cũng ngắn chẳng tày gang“.

- Nguyễn Trọng Tạo: Bài thơ về Cải cách ruộng đất của Văn Cao (BVN). “Người ta các đồng chí của tôi/ Treo tôi lên một cái cây/ Đợi một loạt đạn nổ/ Tôi sẽ dẫy như một con nai con/ Ở đầu sợi dây/ Giống như một nữ đồng chí/ Một anh hùng của Hà Tĩnh/ Tôi sẽ phải kêu lên/ Như mọi chiến sĩ bị địch bắn/ Đảng Lao động Việt Nam muôn năm…”


Ngày 10.9.2014:



Đi xem trưng bày “Cải cách ruộng đất năm 1946 – 1957 (Nguyễn Tường Thụy). “Tôi thấy tranh ảnh và hiện vật trưng bày quá sơ sài, lại không phản ánh đầy đủ, chẳng hạn thiếu hẳn phần đấu tố địa chủ. Tôi muốn triển lãm cho mọi người thấy Đảng tạo ra khí thế hừng hực căm thù của nông dân đối với địa chủ ra sao. Tôi tới đây, rất muốn nhìn lại hình ảnh bà Nguyễn Thị Năm, địa chủ đầu tiên bị bắn trong cải cách ruộng đất, nhưng không thấy. Hoặc ảnh Bác Hồ khóc khi nhận sai lầm trong cải cách ruộng đất, tôi cho đó là hình ảnh rất ấn tượng nhưng cũng không có ở đây“.


- Bùi Quang Minh: TỰ TRIỂN LÃM HÌNH ẢNH CUỘC CCRĐ Ở MIỀN BẮC (1949 – 1956) (Tễu).  “Ông Hồ Chí Minh nói với ông Hoàng Tùng, Chánh Văn phòng TƯ: ‘Mình đã nói là để cho mình đánh xong giặc Pháp rồi thì muốn làm gì hãy làm, nhưng họ không nghe, cứ ép mãi, thành ra bây giờ hỏng hết cả‘.” Sao cụ lại nói vậy? Cụ là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà, kẻ nào dám ép cụ giết dân mình? Hổng lẽ cụ chỉ là bù nhìn của bọn Nga với Tàu à?


- Phỏng vấn TS Nguyễn Xuân Diện: Triển lãm đầu tiên về Cải cách ruộng đất tại Hà Nội : Biện minh hơn là nhận sai (RFI).  – JB Nguyễn Hữu Vinh: Triển lãm CCRĐ: Khoét thêm vết thương để bao che tội ác? – Phần I (Blog RFA). “… chính những người tham gia vào xem triển lãm lại là những người luôn có những cái thở dài và lắc đầu ngán ngẩm mà không dám phản ứng khi bên cạnh, bên ngoài là hàng loạt công an. Một người chụp ảnh liên tục các hiện vật lầm bầm trong miệng: ‘Đ.M, cứ tưởng là chúng nó phục thiện, biết nhận lỗi, ai ngờ lại bày trò lưu manh này ra’.“


Bàn về triển lãm Cải cách ruộng đất (BBC). Sử gia Dương Trung Quốc: “Nhưng cho đến bây giờ hầu như chỉ có một sửa đổi duy nhất: không gọi là địa chủ cường hào nữa mà chỉ gọi là địa chủ kháng chiến, chứ không hề có một chính sách nào để thể hiện rõ là cái sai thì phải sửa đến nơi đến chốn, nhất là liên quan đến tính mạng con người, liên quan đến niềm tin của một thế hệ“. – Triển lãm Cải cách Ruộng đất ‘còn hạn chế’ (BBC).


Một nửa sự thật không phải là sự thật… (Mai Tú Ân). “Với những gì ta thấy trong cái gọi là triển lãm ảnh Cuộc cải cách ruộng đất, thì đó chỉ là phần nổi nhỏ bé của tảng băng khổng lồ của tội ác, của đại thất nhân tâm… mà với những gì hé mở trong thế giấu diếm thì ta có thể gọi đây chưa phải là sự thật đúng nghĩa, thậm chí đây chỉ là phần bao biện, che dấu và giả dối...”.  - Triển lãm ‘Cải Cách Ruộng Ðất’ gây bất bình dư luận (NV).


Ô hô! Như con nít với đèn trung thu Đảng ta triển lãm: “cải cách ruộng đất” (DLB). “Cái lối nói của ông Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia như gián tiếp cho mọi người biết giá trị to lớn của ‘CCRĐ’ là vì nó được chỉ đạo bởi một ‘tư tưởng lớn Hồ Chí Minh’ với những ‘lời vàng ngọc’ bia khắc, đá tạc, cho mai sau!?“


- Ngũ Thiên: ‘Không đề cập hệ lụy cải cách ruộng đất’ (BBC). “Ngay từ khi bắt đầu, chủ trương ‘Phóng tay phát động quần chúng’ đã bị buông lỏng cho ‘đoàn’, ‘đội’ cải cách lộng quyền: truy bức để ‘đôn’ tỷ lệ địa chủ lên cho đủ 5% dân số như một mức quy định bắt buộc; kích động, hù dọa quần chúng, khuyến khích họ tố oan cho nạn nhân; dùng nhục hình với đối tượng khi chưa có tòa án xét xử…”.


Chuyện ngày ‘Cải Cách Ruộng Đất’ (DLB).”Chỉ còn thằng Dánh tí cháu ông, nó chăn trâu cho ông từ nhỏ đích thị nó bị ông bóc lột. ‘Đội cải cách’ tìm nó biểu nó ra đình, chẳng biết dạy bảo dụ dỗ nó thế nào nó đồng ý đấu tố ông nội nó.   Từ hôm nó được ‘đội cải cách’ dạy bảo nó khoe với bọn trẻ trâu chúng tôi: ‘Từ nay tao là ông nông dân, người giàu trong làng phải gọi tao là ông xưng con, oách không’. Tụi trẻ bọn tôi chỉ biết nhìn nó tròn mắt phục lăn“.



HÃY LÀM MỘT CUỘC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT NGAY BÂY GIỜ!!! (FB Liberty Melinh). “CHÍNH BÂY GIỜ MỚI LÀ LÚC CẦN MỘT CUỘC CÁI CÁCH LONG TRỜI LỞ ĐẤT LẤY LẠI TÀI SẢN MÀ BỌN QUAN THAM CƯỚP ĐƯỢC, TRẢ CHO NHÂN DÂN. Mấy chục năm qua từ chỗ vô sản, lên nắm quyền họ đã đục khoét và cướp bóc của dân để sống phè phỡn trong các tòa lâu đài, dinh thự ở khắp các tỉnh thành, và bao nhiêu đất đai nhà cửa tài sản chìm nổi mà họ sở hữu trong khi người dân sống lầm than cơ cực“.


Đèn Cù gây sốc, Hà Nội tung tư liệu để chạy chữa (Dân News). “Ngay sau khi Đèn Cù xuất hiện, có thể nhìn thấy tác động của sách, qua việc CSVN tổ chức liên tục bài vở, hình ảnh để ca ngợi cuộc cải cách miền Bắc như là một công lao đem lại ấm no hạnh phúc cho người dân, đánh đuổi được chế độ chủ nô“. – Lê Quốc Tuấn: Đọc “Đèn Cù” (ĐCV).


Chuyện “cải cách” từ sổ tay của một cô giáo (Trần Nhương). “Nhà tôi thì đã có thầy tôi bị bắt rồi, nên họ chỉ muốn mẹ công nhận thầy tôi là phản quốc hại dân này nọ. Không nói thì có thể họ sẽ đánh đến chết, mà nói thì uất ức và trái với lòng mình. Mẹ bèn bảo họ: ‘Giờ tui già rồi, lẩn thẩn không nhớ gì nữa, không nói được cả câu dài như các ông bảo; nên xin các ông cứ nói trước dăm ba tiếng cho tui nói theo’. Như thế, mẹ tôi cũng thấy đỡ ấm ức và oan uổng trong lòng”. 




BASAM tổng hợp ngày 10.9.2014



No comments:

Post a Comment

View My Stats