AFR Dân
Nguyễn
Posted by adminbasam
on 12/09/2014
Thật là lợi bất cập hại… Không hiểu vì động cơ gì và
do Ban Bệ nào chủ xướng mà Triển lãm về Cải cách ruộng đất (CCRĐ) được tổ chức
tại HN; Có lẽ những người chủ trương bày đặt ra triển lãm này là nhằm
“khôi phục” lại một chính sách hợp lòng dân: Người cày có ruộng do CCRĐ đem lại
(dù rằng ngay sau đó không lâu, tất thảy ruộng đất mà người cày có do được cách
mạng chia đã bị gom ngay vào các hợp tác xã (HTX). Thật nực cười, là thông tin
chính thống hầu như chẳng có gì để vẽ, ngoài một vài hình ảnh được bày đặt
trong phòng triển lãm, mà mục đích là cố tình tố khổ bần cố nông- đối tượng
chiếm tuyệt đại trong Dân chúng trước và sau CM, tố cáo tội ác địa chủ, và kể
công cuộc cách mạng “long trời lở đất” đem lại: Người cày có ruộng”…,trong khi
không hề đả động tới hậu quả khủng khiếp mà cuộc CCRĐ do đảng , nhà nước cs đã
gây ra .
“Sửa sai”, “xin lỗi”, thút thít… là những thứ được
đem ra để chuộc cho hàng vạn những oan hồn chết thê thảm, chết tức tưởi,
chết nhục nhã. Sửa sai mà không hề có ăn năn về lỗi (thực ra phải gọi là tội
ác) là điều khó có thể dung thứ! Vô vàn những trường hợp được “sửa sai”, nhưng
rất chậm, qua loa chiếu lệ và không hề thỏa đáng. Bắn người cũng có chỉ tiêu!
Và thật khủng khiếp, để đạt cho được “chỉ tiêu”, nhiều cái chết được rút ra từ
sự sống.
Cho rằng, về vật chất người làm sai, kẻ gây ra tội
ác có thể “sửa”; nhưng mạng sống và danh dự, nhất là những tổn thương về tinh
thần, tình cảm và đạo lý thì không một hành động “sửa sai” nào khắc phục nổi.
Chỉ có lòng tha thứ của Chúa mới có thể xoa dịu nỗi đau…
Những kẻ gây ra cuộc tao loạn mang tên CCRĐ,
ngồi trên đỉnh cao quyền lực không dừng bàn tay tội ác ở đó. 20 năm
sau CCRĐ, lúc họ đoạt được nửa nước còn lại từ tay chính quyền MN, họ đã gây
thêm một tội ác kép: đó là cuộc “cải tạo tư sản” và đưa hàng vạn quân cán binh
chế độ cũ ở MN đi “Học tập cải tạo”, mà thực chất là bỏ tù, là trả thù…
Đối với cuộc “cải tạo tư sản”, tuy không tàn
bạo đến mức man rợ như những gì đã xảy ra trong CCRĐ, không có xử bắn hàng
loạt, nhưng đó là vụ cướp boc trắng trợn dựa vào quyền lực, là cuộc đại phá
hoại nền kinh tế một đất nước. Ở lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, nhiều cuộc “ Cải
cách ruộng đất” cũng được tiến hành nhằm triệt hạ những tư tưởng tiến bộ,
nhằm củng cố quyền lực của cái gọi là nhà nước của “giai cấp vô sản”.
Thật ghê sợ là 20 năm sau CCRĐ, thế giới có biết bao
sự thay đổi về nhận thức, về tư tưởng, nhưng những bộ não làm nên cuộc CCRĐ thì
vẫn không có chút thay đổi. Họ đi từ sai lầm này tới sai lầm khác. Sai lầm này
chồng lên sai lầm kia. Sai lầm sau nghiêm trọng hơn sai lầm trước. Chính những
cán bộ của chế độ (cán bộ hàng tỉnh, thành phố) nhiều lúc ăn nhậu hay lúc du
hý, hứng chí thường nói đùa khôi hài “sai đâu sửa đấy. Sửa đâu sai đấy!)…
Thật bi hài cho chế độ “ưu việt” này… Còn mọi hệ quả thì dân đen gánh chịu…
Nhân vụ triển lãm về những hình ảnh liên quan tới
CCRĐ đang diễn ra, báo “mạng” no nê tin, bài vở. Toàn là những dữ liệu xác
thực. Đó là những hình ảnh đau thương và oan khuất tày đình, mà những kẻ thủ ác
bôi xóa tội ác chỉ bằng dăm ba lời xin lỗi (ngay cả những lời xin lỗi cũng chưa
thực tâm, chưa ăn năn). Và người ta biết chắc một điều, cuộc triển lãm về CCRĐ
cũng sớm phải đóng cửa.
Người viết những dòng này cũng ít nhiều lưu giữ vài
hình ảnh liên quan tới cái gọi là CCRĐ- một cuộc tắm máu thật sự. ”Nhất Đội nhì
giời…”. Đó là câu mà thuở nhỏ người viết thường nghe được từ bậc sinh
thành. Tuy nhiên hồi đó do còn nhỏ nên không hiểu ý nghĩa của câu nói như một
thành ngữ đó. Sau này lớn lên, tìm hiểu về “cuộc cách mạng long trời lở đất”,
biết quyền lực mà Đội được trao vào tay, mới thấy câu nói trên “chuẩn khồng cần
chỉnh”. “Cóc ngóe nhảy lên làm người!” cũng được dùng để mô tả về “một
thời đã qua”- thời của các ông Đội được quyền bắn người.
Rồi sau này, một người bạn là cán bộ an ninh có phẩm
hàm (mà người viết vẫn thường gọi đùa là “Công an trí thức”) cho mượn cuốn tiểu
thuyết “Chuyện ba người khác” của nhà văn Tô Hoài. Từ đầu tới cuối cuốn tiểu
thuyết không đề cập gì khác ngoài một Đội về làm công tác CCRĐ tại một làng
quê. Cái thứ quyền lực như ngựa hoang không ai kiểm soát đã tác yêu tác quái ra
sao. Mấy “ông đội” (điển hình là nhân vật Cự), văn hóa chưa qua lớp bình dân
học vụ, nhưng bỗng dưng một thứ siêu quyền lực trao vào tay. Đó là thứ quyền
sinh quyền sát mạng sống con người. Một ve thuốc lào, một lời ngọt nhạt có thể
một mạng người được tha. Và ngược lại…
Đảng đã cất nhắc họ, từ những kẻ thất học, dốt nát,
nghèo kiết xác vào vị trí của kẻ ngồi trên cao phán xét mạng sống con người. Và
nhờ có thứ quyền lực đảng trao cho cách thừa mứa, họ- những “ông Đội” đã biết
hủ hóa rất sớm. Cái Đơm, một thôn nữ phốp pháp và lành như đọn rơm, là đồ chơi
của Đội. Các nữ dân quân ngủ đêm, Đội thích cứ việc mò vào. Đội không chỉ biết
mỗi việc bắn người theo sở thích của kẻ thất học, nhưng còn đầy mánh qué, mưu
ma chước quỷ của cán bộ cs thực thụ trong việc đấu đá, đạp đồng chí xuống để
mình vươn lên đỉnh cao quyền lực…
Một tội hình sự rất bình thường, với cái án tối đa
có thể chỉ là một vài ba năm tù, mà tòa án theo đúng nghĩa, phải xử theo các
cấp, từ sơ thẩm, tới phúc thẩm…, trong phiên tòa còn có sự tranh tụng “nảy lửa”
giữa các luật sư…rồi nghị án cách cẩn trọng của tòa…; rồi nhân chứng, bằng
chứng, rồi bị cáo còn được quyền kháng cáo…;nhưng với cuộc cách mạng “long trời
lở đất”- cuộc CCRĐ, một tòa án nhân dân với kiến thức trẻ trâu về luật pháp của
những kẻ ngồi ghế quan tòa, lại được trao vào tay quyền uy tối thượng, được
kích động và giật gây bởi “cố vấn” nước ngoài có truyền thống sát nhân…, thì
máu chảy đầu rơi, oan khuất tày trời là điều khó tránh khỏi…
“Ôn cố tri ân” là điều nên làm; Nhưng bảo thủ đến
cùng, và bằng mọi giá lấp liếm sự thật là điều đáng lên án, đáng đưa ra tòa
công luận luận tội.
Người chết không thể sống lại.
Và những oan hồn không siêu thoát, những hệ lụy về
một xã hội bị băng hoại, đạo lý suy đồi bởi cuộc tao loạn nồi da xáo thịt
mang tên CCRĐ, là điều cần viết cho tới khi không còn “trúc Nam Sơn” nữa…
No comments:
Post a Comment