9-8-2014
Nếu xét lại một cách sâu xa (trên vấn đề pháp lý)
thì không có người VN nào "lấy đất" của Kampuchia hết cả.
Nam Kỳ lục tỉnh được vua nhà Nguyễn ký nhượng cho
Pháp vào các hiệp ước năm 1862 và 1874.
Nếu đất đó là « của » Kampuchia, thì đáng lẽ năm
1863, khi ký hiệp ước để nhận sự bảo hộ của Pháp, thì vua Miên phải lên tiếng
phản đối (hoặc bảo lưu) cho Pháp biết vùng đất đó là của mình. Sự im lặng của
Miên (qua các hành vi của nhà Nguyễn năm 1862 và 1874) là nhìn nhận đất đó
thuộc chủ quyền của VN.
Mặt khác, nếu đất đó thuộc chủ quyền của Miên, sự im
lặng của triều đình Nam Vang, từ năm 1962 cho đến năm 1949, mặc nhiên được hiểu
là vương triều Cambodge đã từ bỏ chủ quyền (không điều kiện) ở vùng đất đó cho
Pháp.
Trong khi đó, các triều vua nhà Nguyễn tiếp nối (cho
đến Bảo Đại), cũng như tất cả các đảng phái chính trị VN, quốc gia cũng như
cộng sản, đều có chung mục đích đánh Pháp để giành độc lập và thống nhất (ba
kỳ) đất nước. Những yêu sách này đã thể hiện liên tục trong suốt lịch sử Việt
Nam thời cận đại.
Vì vậy Quốc hội Pháp quyết định trả Nam Kỳ lại cho
Bảo Đại (hậu duệ nhà Nguyễn), mà không trả cho Sihanouk, vào tháng 3 năm 1949
là điều hợp lý.
Phía Kampuchia đã nhiều lần nhìn nhận chủ quyền của
VN tại vùng đất Nam Kỳ, qua các yêu cầu đòi phân định lại biên giới, với chính
quyền thực dân Pháp, sau đó với các chính quyền của VN. Theo đó toàn bộ vùng
Khmer Krom thuộc về VN.
Điển hình nhất, bộ bản đồ Kampuchia (do sở Địa dư
Đông dương ấn hành năm 1953), được Sihanouk yêu cầu thế giới tôn trọng « lãnh
thổ của Kampuchia », thì theo đó toàn bộ các tỉnh Nam Kỳ cũng thuộc về VN.
Vì vậy, trên phương diệp pháp lý, phía Kampuchia
không có lý do nào để lên tiếng đặt lại yêu sách về lãnh thổ với VN.
Lãnh thổ Thái Lan hiện thời bao gồm ¾ lãnh thổ của
Khmer ngày xưa. Trên đất Thái Lan, cũng có đông đảo người Miên sinh sống, (như
một sắc dân Khmer Krom ở VN). Không thấy người Miên nào đòi lại đất từ người
Thái.
Những người nông dân thật thà chấc phác Kampuchia đã
bị các thế lực (chống VN) tuyên truyền nhằm xách động tinh thần dân tộc.
Điều mà người ta không bao giờ quên là dân Khmer,
trong lịch sử, đã nhiều lần phát động tinh thần bài xích người Việt, đã tàn sát
người Việt (cáp duồn), trong khi phía người Việt thì chưa bao giờ làm các việc
dã man tương tự.
-----------------------------------
BBC
Cập nhật: 15:46 GMT - chủ nhật, 7 tháng 9,
2014
Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết hay,
ReplyDeleteThư viện luận văn 365 chia sẻ tài liệu luận văn đồ án môn học tiểu luận đồ án thạc sĩ tiến sĩ miễn phí
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thư viện tài liệu miễn phí với hàng triệu tài liệu của tất cả các chuyên nghành.
Website: http://luanvan365.com/
Click vào Keywords: Luận văn Quản Trị Kinh Doanh
Click vào Keywords: Luận văn Quản Trị Kinh Doanh