Lê Diễn
Ðức
Sunday,
August 31, 2014 2:07:46 PM
Thường trực Ban Bí Thư Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN), ông Lê Hồng Anh, đã được Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cử làm đặc phái viên sang thăm Trung Quốc từ 26 đến 27 tháng 8 và trong ngày 27 tháng 8 đã diện kiến Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Ðại lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh.
Trong
buổi gặp mặt, Lê Hồng Anh đã “đề nghị lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước tăng
cường chỉ đạo để quan hệ hai đảng, hai nước sớm khôi phục và phát triển lành
mạnh, ổn định trên mọi lĩnh vực.”
Lê
Hồng Anh “khẳng định Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và mong
muốn cùng với Ðảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc, không ngừng củng cố và
thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung phát triển
lành mạnh, ổn định lâu dài.”
Thế
nào là “khôi phục”? Khôi phục tức là lấy lại, tìm lại những gì đã mất, đã bị
tổn thương trước đó.
Ðiều
này có nghĩa rằng, tinh thần hữu hảo với “16 chữ vàng” và “4 tốt” đang rất êm
đẹp bỗng dưng vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam đã làm khuấy động, nay phải “khôi phục”?
Mà
đúng như thế, giai đoạn gần đây sôi động thật chứ không phải đùa!
Về
giàn khoan HD 981, Việt Nam chính thức phản đối nhiều lần, viết thư nói rõ tình
trạng chủ quyền bị Trung Quốc xâm phạm cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Thủ
Tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi sự ủng hộ của các nước ASEAN tại hội nghị thượng
đỉnh ở Miến Ðiện, dù chẳng lôi kéo được ai; tuyên bố hùng hồn tại Phillipines
“không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông” và hoan nghênh chính phủ Mỹ
phê phán Trung Quốc cố tình làm căng thẳng tình hình trên Biển Ðông, v.v...
Hàng
ngàn công nhân thuộc tỉnh Bình Dương, trước sự làm ngơ của công an, an ninh địa
phương, đã phẫn nộ đập phá, đốt cháy 700 nhà máy và công ty của người nước
ngoài, trong đó phần lớn là của người Trung Quốc. Ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, cũng
tương tự, xung đột chết người xảy ra, đến mức Trung Quốc phải cho tàu di tản
hơn ba ngàn công nhân về nước.
Không
khí xã hội Việt Nam náo loạn, hoang mang về một cuộc chiến tranh Việt-Trung có
thể sẽ xảy ra. Những tin đồn Trung Quốc tập trung quân đội ở gần biên giới càng
làm cho mối lo ngại tăng thêm.
Mối
quan hệ Việt Trung xem ra có vẻ tệ hại nhất kể từ cuộc chiến biên giới năm
1979.
Tình
hình nghiêm trọng đến mức ủy viên Hội Ðồng Nhà Nước Trung Quốc Dương Khiết Trì
đã phải qua Hà Nội (hồi tháng 6) để dạy dỗ cho những đứa con “ngang ngược” Hà
Nội biết vị trí của mình ở đâu và thẳng thắn nói với Ðảng Cộng Sản Việt Nam
rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục “mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ chủ quyền và
các hoạt động của giàn khoan, trong đó, theo quan điểm của Bắc Kinh, nằm trên
vùng biển của Trung Quốc.
Trong
không khí khác thường như vậy, tôi đã khẳng định qua các bài viết của mình
rằng, sẽ chẳng có một cuộc chiến tranh Việt Trung nào xảy ra, kể cả chiến tranh
cục bộ trên biển Ðông. Người Trung Quốc đang được quá nhiều trên lãnh thổ Việt
Nam và họ chẳng dại gì đánh mất. Cuộc xâm lược mềm không tốn một viên đạn nào
của họ đạt được hiệu quả mỹ mãn. Họ đang nắm trong tay những lĩnh vực quan
trọng nhất của kinh tế Việt Nam, từ điện, khai thác khoáng sản đến sản xuất hóa
chất... Họ đang được tận dụng dễ dãi một thị trường gần 100 triệu dân để xuất
khẩu hàng hóa rẻ tiền, độc hại cùng với công nghệ kém. Họ đang thuê 50 năm hàng
trăm ngàn héc ta rừng đầu nguồn, mặc sức tung tác trong đó.
Tất
cả dường như là một màn đại hợp xướng được đạo diễn và chỉ đạo theo sự lèo lái
của Trung Nam Hải.
Mặc
dù từ năm 2010, hơn 90% các dự án tổng thầu quốc gia EPC quan trọng lọt vào tay
Trung Quốc và các dự án bị kêu ca chậm trễ về thời hạn bàn giao, bị nâng thêm
mức tiền đầu tư, sử dụng công nghệ lạc hậu, v.v... Bấy nhiêu cũng chưa đủ, và
lời kêu gọi của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phải rà soát lại chủ trương chỉ là vở
diễn. Chính ông ta vừa mới tiếp tục đồng ý để Trung Quốc làm tổng thầu xây dựng
sân bay quốc tế Quảng Ninh và thi công đường cao tốc Ðà Nẵng-Quảng Ngãi!
Khu
gang thép Formosa ở Hà Tĩnh, cho thuê 70 năm, bất chấp các quy định của luật
đầu tư nước ngoài có khả năng trở thành đặc khu trực thuộc Văn Phòng Thủ Tướng.
Di tản công nhân sau vụ bạo động Bình Dương hơn ba ngàn thì được biết một đội
quân gần 10,000 người chuẩn bị xâm nhập, trong đó chuyên gia chỉ chiếm 10-15%,
còn lại là lao động phổ thông. Và vài vạn người khác từ Quảng Ninh, Hải Phòng,
Thanh Hóa đến Tây Nguyên nữa. Không có gì sung sướng hơn khi có hàng vạn quân
chiếm cứ nước người mà không bị mang tiếng xâm lược!
Sau
chuyến đi của Dương Khiết Trì, Trung Quốc rút giàn khoan trước một tháng, coi
việc đặt giàn khoan là thiết lập một tiền lệ thành công, sau khi đã tiến hành
công tác thăm dò và thực hiện phép thử phản ứng của dư luận Việt Nam và quốc
tế. Họ chỉ còn xem xét lại vấn đề thời gian và địa điểm lựa chọn của mình trong
tương lai và ý đồ bành trướng trên biển Ðông sẽ không có gì thay đổi. Các giàn
khoan chắc chắn sẽ trở lại vào thời điểm thích hợp.
Trong
buổi hiện kiến “hoàng đế” Trung Hoa Tập Cận Bình tại Ðại lễ đường Nhân Dân ở
Bắc Kinh, “sứ thần” Lê Hồng Anh đã phải cầm tập giấy in sẵn để “phát biểu,”
trước thái độ chịu đựng ra mặt của Tập.
Chuyến
đi của Lê Hồng Anh là sự khẳng định sự thuần phục của triều đình Hà Nội trước
Bắc Kinh như nhà báo Roger Mitton viết trên Times Myamar:
“Về cơ bản, Hà Nội
đã đầu hàng. Sẽ không có thêm các cuộc biểu tình, không có việc kiện lên Liên
Hợp Quốc, sẽ không xảy ra các trận diễn tập quân sự với Mỹ và không có chuyện
dẫn đầu mặt trận ASEAN thống nhất nhằm chống lại Bắc Kinh.”
Cung
cách của Lê Hồng Anh thể hiện sự ngu dốt của lãnh đạo ÐCSVN, nhưng cũng cho
thấy những gì Lê Hồng Anh nói ra chẳng phải của riêng ông ta mà là bài vở đã
được soạn sẵn của cả Bộ Chính Trị ÐCSVN. Ông ta chỉ là cái máy vô hồn phát lại
mà thôi (lẽ ra phải học thuộc lòng để đỡ xấu hổ!).
Cùng
với việc công du nước Mỹ của Phạm Quang Nghị, được xem là ứng viên tổng bí thư
trong Ðại hội ÐCSVN lần thứ 12 và tặng Thượng Nghị Sĩ John McCain tấm hình chụp
bức tượng kỷ niệm nơi chiếc máy bay do ông lái bị bắn rơi và ông bị bắt, chuyến
đi diện kiến Tập Cận Bình cho thấy chủ trương nhất quán của ÐCSVN là tiếp tục
duy trì quan hệ “hữu nghị” và lệ thuộc Trung Quốc.
ÐCSVN
vẫn đu dây với Mỹ trước hết xuất phát từ lợi ích kinh tế, bởi vì thị trường của
Mỹ quá lớn và vai trò quan trọng của Mỹ trong các tổ chức tài chính quốc tế.
Thứ đến, từ nhận thức rằng Mỹ coi trọng lợi ích của mình trong khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương và muốn sử dụng Việt Nam như là một con bài ngăn chặn ảnh hưởng của
Trung Quốc. Hiểu rõ bản chất của ÐCSVN người Mỹ chẳng bao giờ chơi hết lòng và
vẫn đưa vấn đề nhân quyền ra làm sức ép.
Mặc
dầu bản chất cộng sản thay đổi trong kinh tế, nhưng ý thức hệ trong hệ thống
chính trị của Việt Nam và Trung Quốc là một. Tập Cận Bình đã nhấn mạnh trong
cuộc gặp mặt Lê Hồng Anh, rằng, sự liên kết chung giữa hai nước là các nước
láng giềng có cùng chế độ cộng sản.
Thượng
Tướng, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh cũng từng nói “một trong những
đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Ðảng Cộng sản lãnh
đạo. Nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp
tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.”
Ðể
duy trì độc quyền lãnh đạo, nơi ÐCSVN có thể bám víu duy nhất hiện tại là Bắc
Kinh. Làm ăn với Bắc Kinh vừa có lý do để bảo vệ chế độ vừa có thể an toàn kiếm
chác bỏ túi riêng từ các dự án.
Vì
thế dự báo “khởi đầu một thời kỳ Bắc thuộc mới” của cựu Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ
Thạch khi nhận định về Hội nghị Thành Ðô năm 1990 là hoàn toàn chính xác.
No comments:
Post a Comment