01:15:am 07/09/14
Lẽ ra bài viết này được gởi đi trước ngày 2-9 để
mừng ngày “quốc khánh” của Việt cộng. Tuy nhiên, vì có ý chờ xem năm nay, vào
ngày này, nhà nước ta có diễn thêm những trò gì nữa để viết luôn một lần cho
tiện. Kết quả, chờ mãi chỉ thấy có hai sự kiện nổi bật trong dịp này là chuyến
đi của Lê hồng Anh sang chầu Trung cộng vào ngày 26-8. Kế đến là bài viết trên
báo mạng Vnexpress ghi lại hình ảnh về “những ngày viết tài liệu “tuyệt đối bí
mật” của Hồ chí Minh” (Vũ Kỳ).
Trước hết về chuyến đi của Lê hồng Anh. Người ta
không biết trong chuyến đi này Lê hồng Anh đã đại diện cho đảng CSVN, gọi tắt
là Việt cộng đã cam kết những gì với Tàu cộng, và nhận những lệnh lạc gì từ
Trung cộng để đem về thi hành. Tuy nhiên có hai câu chuyện bên lề chuyến đi này
đáng được chú ý là: Theo nhiều nguồn tin rò rỉ đăng trên báo thì trong thời
gian sắp tới sẽ có khoảng từ 15 đến 20 ngàn binh, đội lốt công nhân Tàu sẽ được
cấp giấy phép nhập cảnh Việt Nam để làm việc trong khu kỹ nghệ Vũng Áng. Đây là
chuyện nghe qua tưởng lạ, nhưng thật ra chẳng có gì lạ. Bởi lẽ, hiện nay ở Việt
Nam đã có sẵn cả trăm ngàn binh lính Tàu đang hoạt động dưói dạng công nhân này
rồi. Tuy thế, Nhà nước Việt cộng và phía Tàu vẫn lo là con số ấy không thể tạo
ra được đột biến, nên phải tiếp thêm quân trước khi cần đến ngoại viện chăng?
Kế đến, sau chuyến đi này, nhà nước Việt cộng “ngại” tạo ra thêm căng thẳng với
Trung cộng nên năm nay không dám, hay không được phép tổ chức diễu binh làm
trò, cũng không tổ chức tiếp tân, ăn mừng dịp 2-9 là ngày Hồ chí Minh đã cướp
được chính quyền và khai sinh ra chế độ cộng sản man rợ tại Việt Nam. Tuy
nhiên, những tiệc mừng, chiêu đãi, lễ lạc, thăm viếng đài liệt sỹ sẽ được dời
vào tháng mười?
Tại sao người Việt Nam lại gọi ngày 2-9-1945 là ngày
Việt Minh cướp chính quyền của Việt Nam mà không coi đó là ngày quốc khánh? Câu
trả lời xem ra khá đơn giản. Một năm có 365 ngày. Theo nguyên tắc, mọi ngày đều
giống nhau, mọi ngày đều tốt lành để cho con người đuợc chung hưởng, sinh sống
và thăng hoa. Tuy nhiên, khi có những biến cố, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống
của nhân sinh trong ngày nào đó, người ta thường đặt cho nó một cái tên để lưu
ký và nhắc nhở những người có liên quan cùng nhau chia sẽ niềm vui hay cái nỗi
bất hạnh đã xảy ra trong ngày đặc biệt này. Thí dụ như: Ngày kết thúc đệ nhị
thế chiến. Ngày Chúa Giáng Sinh, Ngày Phật Đản, ngày Lễ Tạ Ơn. Ngày kỷ niệm
cuộc cách mạng Pháp, ngày sụp đổ bức tường Bá Linh. v.v… là những ngày vui mừng
đáng cho mọi người ghi nhớ. Việt Nam cũng không có ngoại lệ. Tuy nhiên, tại
Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ 20 lại có đến 4 ngày được lưu ký trong mốc của
lịch sử. Những ngày này có ý nghĩa, tầm mức ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt
của người dân khác nhau. Có ngày đáng vui mừng có ngày gây ra tủi nhục và bất
hạnh cho cả dân tộc. Tuy thế, ba trong số đó được gọi là ngày “quốc khánh” (dù
chỉ là ở Nam hay Bắc). Liệu có đúng hay không? Những ngày đó là:
1. Ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký Đạo Dụ “Tuyên cáo
Việt Nam Độc Lập”, tuyên bố hủy hòa ước Patenôtre ký với Pháp vào năm 1884,
cũng như xóa bỏ các hiệp ước chịu nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, đồng
thời khôi phục nền Độc Lập của đất nước, và thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ
lại thành một quốc gia với một chính phủ.
2. Ngày 2/9/1945, ngày Việt Minh dưới sự bảo trợ của
Tàu cộng đã cưóp công kháng chiến chống Pháp của toàn dân và cướp chính quyền
hợp pháp của Việt Nam do thủ tướng Trần trọng Kim lãnh đạo. Ngày này được gọi
là ngày quốc khánh của Việt cộng.
3. Ngày 26-10-1956, Ngày Tổng Thống Ngô đình Diệm
công bố thành lập nền Cộng Hòa theo thể chế Tự Do Dân Chủ thay thế cho nền quân
chủ chuyên chế tại Việt Nam. Đây là ngày Quốc Khánh của Việt Nam Cộng Hòa.
4. Ngày 1-11-1963, ngày một nhóm tướng phản loạn đã
dùng binh lực của Việt Nam làm cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền và giết vị
Tổng Thống hợp pháp hợp hiến của Việt Nam. Cũng được gọi là ngày Quốc Khánh.
Khi xét về quan điểm lịch sử chính dòng, vị thế của
người công bố thì ngày 11/3/1945 có lẽ đáng được trân trọng là ngày Quốc Khánh
của Việt Nam hơn cả. Lý do, người công bố là vua Bảo Đại, người lãnh đạo đương
nhiệm thuộc chính dòng tộc mà cha ông của ông đã phải ký nhận chịu sự bảo hộ
của thực dân Pháp cách đây gần một trăm năm. Nay về danh nghĩa, chính người nối
dòng của triều đại này đang ở trên cùng một cương vị ra Tuyên Cáo Việt Nam Độc
Lập, hủy bỏ các văn kiện nhận bảo hộ. Khôi phục, thống nhất ba miền Bắc Trung
Nam thì phải kể là một văn bản có gía trị thi hành. Tuy nhiên, cái vị thế ấy là
không đủ. Chính sự vô năng lực của người ký Đạo Dụ đã làm cho bản văn chỉ có ý
nghĩa trên giấy mà thiếu hẳn phần thi hành. Ấy là chưa kể đến việc, chính bản
thân Bảo Đại đã đầu hàng kẻ cưóp chính quyền của Việt Nam sau đó mấy tháng mà
không có lấy một lời phản kháng nào. Từ đó, ngày 11/3/1945 bị rơi vào quên
lãng, chẳng có mấy người biết đến.
Với ngày 26-10-1956. Ngày này theo tôi, rất đáng
trân trọng và xứng đáng được coi là ngày Quốc Khánh của Việt Nam. Được coi
trọng là ngày Quốc Khánh theo cả hai nghĩa. Ngày vui mừng, ngày đổi mới của đất
nước, vì từ đây đất nước theo thề chế Cộng Hòa, loại trừ vình viễn thể chế quân
chủ ra khỏi đất nước. Về sinh hoạt, từ đây đất nước sẽ bước vào cuộc sinh hoạt
trong Dân Chủ và Tự Do. Không còn cảnh con vua thì lại làm vua để trị vì đất
nước dù vô cùng ngu muội, bệnh hoạn. Về đối ngoại thì sau ngày này, lá cờ của
thực dân Pháp đã bị kéo xuống khỏi cây cột cờ trên phủ toàn quyền và thay vào
đó là Quốc Kỳ của tổ Quốc Việt Nam. Đây là biểu hiệu chấm dứt hoàn toàn sự lệ
thuộc vào chủ nghĩa bảo hộ của ngoại bang. Đây là một việc làm đầy ý nghĩa và
chính danh mà Bảo Đại đã biết bao nhiêu năm cố gắng, hoặc gỉả, cả chính phủ của
thủ tướng Trần Trọng Kim, hơn bốn tháng cầm quyền từ sau ngày vua Bảo Đại tuyên
bố Độc Lập cho tổ quốc, nhưng không thể hạ nổi lá cờ này xuống khòi cái cột cờ
ngạo nghễ kia. Nhưng chỉ một ngày sau khi công bố thành lập nền Cộng Hòa cho
Việt Nam, TT Ngô đình Diệm và nội các của ông đã hoàn thành nhiệm vụ giải thể
chế độ bảo hộ của Pháp tại Việt Nam.
Về mặt nhân dân và đời sống, ai muốn nói gỉ thì nói,
ai muốn lên án vị lãnh đạo của thời gian này là Tổng Thống Ngô đình Diệm thì cứ
việc lên án. Nhưng có một điều không ai có thể chối cãi, kể cả chính những kẻ
lên án ông, chỉ trích ông, phê bình ông, cũng như tập đoàn CS đang tìm cách phá
hoại nền Cộng Hòa do ông vun trồng, đều phải công nhận những điểm son trong
thời đệ nhất cộng hòa, và xác định là không có bất kỳ một người Việt Nam nào,
kể cả lãnh đạo CS tại miền bắc đạt được thành tích vì dân vì nước như ông. Thứ
nhất, ông là một vị Tổng Thống mẫu mực, đạo hạnh, liêm chính và sống vì dân vì
nước. Rồi, dưới thời của ông người dân được hưởng một cuộc sống thái hòa an
lạc, những phường trộm cưóp đầu đưòng xó núi (VC) thì lo trốn chui trốn nhủi
trong hang chờ chết. Kế đến, về phương diện ngoại giao, ông là một người duy
nhất đã làm cho tổ quốc Việt Nam bừng sáng trên trường quốc tế, làm cho các lân
bang và đồng minh kính nể, ngưỡng mộ. Bởi vì ông là một vị lãnh đạo duy nhất ở
Đông nam Á, chỉ sau mấy năm lãnh đạo đất nước, khi đến thăm Hoa Kỳ theo lời mời
của TT Eisenhower, Ông đã đưọc chính vị anh hùng giải phóng Âu Châu là Tổng
thống đương nhiệm ra tận chân máy bay để đón tiếp. Sau đó cả hai cùng ngồi
chung trong một chiếc xe mui trần chạy dọc theo những đại lộ chính để về dinh
Quốc Khách hội họp, nghỉ ngơi và đến đọc diễn văn tại Quốc Hội lưỡng viện Hoa
kỳ. Chính trong bài diễn văn ngắn gọn này, một lần nữa ông đã chứng tỏ cái bản
lãnh ý thức Độc Lập của Dân tộc Việt Nam ra trước cường quốc của thế giới khi
công bố: “Chúng tôi khẳng định mục đích chính đáng duy nhất của nhà nước là bảo
vệ quyền trường tồn, quyền phát triển tự do, trí tuệ, đạo đức và tinh thần căn
bản của con người trong đời sống”.
Ai đó đừng “chạm giây” cho rằng, tại vì Mỹ là đồng
minh là bảo hộ cho miền nam nên mới đón tiếp ông Diệm như thế, chứ hay ho gì?
Nếu ai dại dột nghĩ như thế thì hãy nhìn lại thân phận Hồ chí Minh xem sao? Y
sang Trung quốc mười lần thì lén lút lên xe lửa đến tám lần. Hỏi xem có lần nào
lãnh đạo Nga, Trung cộng ra đến tận sân bay đón Y chăng? Xem thế, phận nô lệ
không thể đem so với tình bằng hữu!
Ngày 1-11-1963 thì thế nào? Thật là chẳng may cho
người Việt Nam ở mền nam khi nhóm tướng lãnh phản loạn, nay thì đã đưọc công
khai hóa là nhận tiền của Mỹ để giết hại vị Tổng Thống hợp pháp hợp hiến của
miền nam trong cuộc đảo chánh. Sau đó, lại còn tròng vào cổ người miền nam cái
ngày phản loạn ấy là ngày Quốc Khánh! Sát nhân lại có thể sính với anh hùng ư?
Thật chả còn ra một một cái thể thống và ý nghĩa gì. Ngày của những kẻ phản bội
dân tộc lại được nhóm phản loạn này khoác cho một cái áo choàng là ngày mừng
cho cả nưóc! Nhìn lại, đây chính là ngày khởi đầu cho cuộc bi thảm ở miền nam.
Rồi bi thảm này được kết thúc bằng một tai họa đem đến bất hạnh lớn cho cả dân
tộc từ sau ngày 30-4-1975. Nó lẽ ra không bao giờ nên nhắc đến nữa.
Ngày 2-9-1945 thế nào? Có lẽ không chỉ riêng tôi,
gia đình tôi, bạn bè thân hữu của tôi, nhưng là tuyệt đại đa số lên đến trên
90% người dân Việt Nam, nếu được hỏi ý kiến thì tất cả sẽ trả lời một cách dứt
khoát là: Không. Không bao giờ nó xứng với cái danh vị ấy. Trái lại, nó rất
xứng hợp với cái tên gọi là ngày Việt Minh cướp chính quyền. Lúc trước nó đơn
giản được hiểu là ngày Hồ chí Minh dùng bạo lực như bọn trộm cướp, để cướp
chính quyền từ tay của một chính phủ hợp pháp của một nước đã thu hồi Độc Lập.
Ngày nay, khi lý lịch cá nhân là người Tầu của Hồ chí Minh từng bước bị nghi
ngờ thành sáng tỏ, nó còn mang thêm một cái nghĩa đau đớn khác nữa là, Hồ Quang
và tập đoàn cộng sản theo Tàu đã cướp chính quyền của Việt Nam, đẩy Việt Nam
vào vòng nô lệ bành trướng phương bắc. Nếu đúng như thế thì không còn gì bất
hạnh hơn. Sự việc này đã diễn tiến như sau:
1.
Những sự kiện trước khi xảy ra ngày cướp chính quyền của Việt Nam.
- Ngày 3-2-1930, một nhóm gồm 7, 8 người đã tập họp
lại với nhau và thành lập đảng cộng sản Đông Dương tại Hồng Kông, dưới sự chỉ
đạo của cộng sản quốc tế, trực tiếp là Nga và Tàu lãnh đạo, trách nhiệm.
Thiếu tá Hồ Quang (HCM) phục vụ trong Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung
Cộng, tại quân khu Quảng Châu, Vũ Hán. Nguồn:Lưu trữ Quân ủy Trung ương Trung
Cộng.
- Một trong 8 người này vào năm 1938, xuất hiện
trong vai thiếu tá tình báo, phụ trách ngành điện báo thuộc Bát Lộ Quân trong
quân đội nhân dân giải phóng Trung cộng với lý lịch như sau: “ Sơ yếu lý lịch
của Huguang (tức c/t Hồ chí Minh) tại Lớp huấn luyện Nam Nhạc /thuộc tỉnh Hồ
Nam. Năm 1939. Hồ Quang 38 tuổi- Phụ trách điện đài – Quảng Đông – Thiếu tá –
tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc
ngữ. (ảnh 1, ảnh 2) Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc”. 胡光(即胡志明主席)1939年在湖南省南岳培训班的简历。 胡光—电台员—38岁—-广东—-少校 —-毕业于岭南大学——中学教师。会外语和国语 .
– Thiếu tá Huguang vào địa giới Việt Nam lần đầu
tiên vào ngày 28 tháng 01năm 1941. Đến tháng 8-1942 ông ta trở lại Trung quốc,
bị bắt vì giấy tờ đã hết hạn. Khi bị bắt Y khai tên là Hồ chí Minh. Đến tháng
9-1944 HCM trở lại Việt Nam và cuối năm 1944 trở lại Côn Minh hoạt động cho tới
đầu năm 1945 (Wikipedia).
- Nhân cuộc tổng đình công tại Hà Nội đưa đến việc
sụp đổ chính quyền của Việt Nam lúc bấy giờ, Việt Minh đã cướp lấy chính quyền
vào ngày 2-9-1945. Chính ngày 2-9-1945, ngày này đã đóng một dấu ấn sâu sắc
trong dòng lịch sử Việt Nam. Nó đã làm thay đổi, đảo lộn dòng văn hóa nhân bản
và đạo đức của xã hội Việt Nam. Nó đã đưa dân tộc Việt Nam vừa thoát ách thực dân
và phong kiến lại vội vàng chìm vào ách nô lệ và thống trị toàn trị của cộng
sản theo chân Tàu cộng. Nó chính là ngày Việt Minh đã cướp đoạt toàn bộ di sản
nhân quyền và nhân bản của dân tộc Việt Nam.
2.
Những thành tích sau ngày Hồ chí Minh cướp được chính quyền của Việt Nam.
Trước hết là cuộc thảm sát đồng bào Việt Nam trong
mùa đấu tố với hơn 170 ngàn người bị chặt đầu, bị chôn sống, và bị xử tử và
toàn bộ tài sản của họ bị cưỡng đoạt. Vào những ngày gần đây, người ngưòi kinh
hoàng, rợn tóc gáy khi nhìn thấy những hình ảnh của chiến tranh và của khủng bố
được lưu truyền trên mạng. Từ đó đã khơi nguồn cho việc người người lên án
những hành vi gây tội ác man rợ này. Tuy nhiên, nếu nhìn lại, những hình ảnh ấy
thấm vào đâu, chẳng đáng là gì nếu đem so sánh nó với những cảnh Hồ chí Minh
chặt đầu, chôn sống, xử tử hơn 170 ngàn đồng bào vô tội Việt Nam trong khoảng
1953-56. Ấy là chưa kể đến những cuộc chém lén trước đó và trong chiến tranh.
Nó không thể so sánh vì tội ác có tính man rợ phạm
đến con người bằng cách nay hay cách khác thì đều không được tha thứ. Tuy
nhiên, ở một góc độ nào đó, tội ác của khủng bố còn có chỗ để bào chữa là vì
trong hoàn cảnh chiến tranh, hai bên đang tranh dành chiến thắng nên không từ
bỏ bất cứ những hành vi man rợ nào có thể trấn áp đối phương. Nhưng trường hợp
của Hồ chí Minh thì tuyệt đối không có bất cứ một khe hở nào, dủ nhỏ, để bào
chữa cho cái hành vi man rợ, không nhân tính của Y. Bởi vì, những người bị giết
chết kia chỉ là dân thường, áo vải, không phải là những người đối đầu với Y. Họ
không hề tham gia bất cứ một công tác nào chống lại Y. Hơn thế, còn có rất
nhiều người đã đích thân, hay cho con cái theo Việt Minh, theo kháng chiến từ
buổi đầu và HCM đang là người lãnh đạo của họ. Có thể nói, họ có nhiều công lao
với đất nước. Họ không phạm bất cứ một lỗi nào để phải bị chặt đầu, bị chôn
sống bị xử tử treo ngược. Họ bị giết chỉ vì cái lòng man rợ và độc ác của HCM
hơn là bất cứ một lý do nào khác. Bởi chính Hồ chí Minh, sau vụ giết người này
đã khoa tay múa chân, tự mãn tuyên bố “Đây là một chiến thắng long trời lở
đất”. Hỡi ơi! Giết dân, cướp của một cách man rợ, độc ác như thế mà có thể bảo
là một chiến thắng long trời lở đất được ư? Đây là tiếng người hay tiếng ma? Có
phải vì Y không có trong người dòng máu Việt Nam, nên y không thể thương tiếc
người Việt Nam. Có phải vì Y mang trong người dòng máu của Hán, Tống, Nguyên…
nên Y đã lợi dụng thời cuộc gọi là cải cách này để trả hận cho những Gò Đống Đa
hay Chi Lăng xưa? Chưa ai có câu trả lời khẳng định. Tuy nhiên, không thể tìm
ra một lời tuyên bố nào bạc ác, bất nhân như thế nữa. Ấy là chưa kể đến chuyện
HCM còn là kẻ thâm độc ngoài sức tưởng tưọng của con người khi y bắt chính thân
nhân, kể cả vợ con trong nhà cho đến họ hàng, lối xóm của nạn nhân, phải đứng
ra chỉ mặt, kể vu khống cho nạn nhân những cái tội mà họ chưa bao giờ biết đến!
Nghe chưa xong thì nạn nhân đã phải chết và người còn sống thì phải theo gương
Y nói dối nhau mà sống!
Rồi ngày nay, cái họa Tàu đã tràn khắp trên giang
sơn Việt Nam bắt nguồn từ đâu? Tại ông Tổng thống Diệm chăng? Hay do từ văn bản
của Đặng xuân Khu viết lời kêu gọi Việt Nam xin được làm chư hầu cho Trung Cộng
vào năm 1951. Hay từ công hàm bán nước của Phạm văn Đồng năm 1958. Hoặc giả, từ
những lời khẳng định của Lê Duẩn từng công bố ngay khi sang chầu Trung cộng là:
“Cuộc chiến đấu này (tại miền nam) là đánh cho Trung Cộng Liên Sô…”, “Chúng tôi
còn kiên cường chiến đấu, là vì phụ thuộc vào Mao chủ tịch! (1969)”. Ai hãnh
diện, ai tự hào về những hành vi man rợ của Hồ chí Minh, vì những bài viết,
những lời tuyên bố của Đồng, Chinh, Duẩn đây? Người Việt Nam ư? Không, không
bao giờ! Như thế, tự nó đã trả lời, ngày 2-9-1945 là ngày Hồ chí Minh cướp
chính quyền của Việt Nam.
Sang đến chyện bài báo nói về “những ngày viết tài
liệu “tuyệt đối bí mật” của HCM. Vũ Kỳ, viên thư ký riêng của Y viết: “Bác Hồ
ngồi chăm chú viết. Vấn đề chắc đã được suy gẫm từ lâu. Phòng làm việc trên nhà
sàn càng yên tịnh…. Chính vào giờ phút dó, bác đặt bút viết những dòng đầu tiên
vào tài liệu” Tuyệt đối bí Mật”. Tài liệu tuyệt đối bí mật là tài liệu nào đây?
Có lẽ độc gỉa đã nhớ ra rồi. Đó là bài “địa chủ ác ghê”.
Xin cám ơn tác giả Vũ Kỳ đã xác minh rõ ràng sự
kiện: “Bác Hồ ngồi chăm chú viết, Vấn đề đã được suy gẫm từ lâu…” Thật ra điều
ấy thì ai cũng biết. Bởỉ vì không phải trong một ngày, một lúc mà HCM có thể đẻ
ra được quá nhiều loại tội ác, đi kèm với các con số khủng để vu khống cho bà
Nguyễn thị Năm. Nhưng hẳn nhên là phải qua qúa trình suy gẫm, tính toán từ cái
bụng dạ bất luơng và vô đạo ấy mới có thể đẻ ra được những loại tội này để vu
khống cho một người đàn bà đã cưu mang rất nhiều cán bộ cao cấp của Việt Minh
cũng như của cộng sản, HCM viết:
“……… Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con* và
mấy tên lâu la đã:
- Giết chết 14 nông dân.
- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào”
C.B… 21-7-1953.
- Giết chết 14 nông dân.
- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào”
C.B… 21-7-1953.
*Hai người con của bà đều là sỹ quan cấp tá trong
quân đội Việt Minh.
Viết kiểu ngậm máu độc phun người như thế thì buộc
HCM phải ký tên bằng cách viết tắt và dùng chữ lạ C.B. Xưa nay, những kẻ đại gian
đại ác luôn phải tìm cách giấu mặt, giấu tông tích của mình. Chỉ phiền là Ông
Trời bất dung gian nên cái chữ viết tắt giấu mặt kia, tưởng là không ai biết,
ai ngờ lại được chính ủy ban nghiên cứu tiểu sử của Hồ hãnh diện đưa vào trong
danh sách “những cái tên, bút hiệu, bút danh của bác”! Từ đó, nó đã làm cho mọi
người bừng tỉnh, nhìn ra được cái mặt thật nham hiểm, đểu cáng của bác! Thật
chả trách ai được. Tự làm, tự chịu. Hơn thế, Công lý luôn soi dọi vào mọi nơi
gian dối. Bằng chứng là, HCM đã quyết dấu trọn tung tích của mình khi viết di
chúc là muốn được hỏa táng, rồi đem tro thả xuống sông để cho biệt tăm biệt
tích, không còn một di tích nào về sau. Ai ngờ, đảng CS thương bác thành hại
bác. Nay cái xác nằm kia thì sớm muộn gì nó cũng bị đem ra mà DNA trả lời cho
công luận. Khi ấy thì hỡi ơi. Khéo mà Tầu ơi là… Tàu!
Nay nhân ngày này, nếu đọc, gẫm nhìn lại những trang
sử mà dấu mực vẫn chưa khô, nhìn ở dưới bất cứ một góc độ nào, mọi người đều
thấy rằng: Ngày 2-9-1945, quả thật là ngày HCM và tập đoàn Việt Minh đã cướp
đoạt lấy chính quyền của Việt Nam. Đó là ngày Việt Minh đã cướp đi nền Độc
Lập của đất nước. Cướp đi nhiều mạng sống và cuộc sống tươi đẹp của người dân
Việt Nam. Cưóp đi Tự Do, Nhân Quyền của người dân. Chúng đã cướp đi nền Công
Lý, Đạo Hạnh của xã hội. Rồi thay vào đó là một xã hội đổ đốn trong nô lệ cho
cộng sản Tàu, Nga. Từ đó, Tổ Quốc Việt Nam mất Độc Lập, phần bản thân lãnh đạo
đảng và nhà nưóc CSVN thì hoàn toàn sống lệ thuộc vào những ân huệ Xin – Cho từ
Tàu cộng. Bắt qùy gối bái lạy, phải qùy gối bái lạy. Bảo đứng cúi mình, không
dám ngửa mặt lên! Trong nước thì người dân mất Tự Do, mất Nhân Quyền. Xã hội
không còn Công Lý. Với những thành tích vĩ đại như vậy, ngày 2-9-1945 lại trở
thành ngày quốc khánh, ngày vui mừng, ngày đổi mới của một dân tộc như Việt Nam
hay sao? Có chăng đây chỉ là chuyện diễu một thời!
Như thế, chúng ta, người Việt Nam yêu nước, thương
nòi, chỉ còn duy nhất một con đường để đi là:
Hãy đứng dậy, nắm lấy tay nhau, đi theo bước chân
của tiền nhân ta. Trảm kẻ nội thù diệt xâm lăng. Mở lại một trang sử mới cho
đất nước, tạo nên một ngày mới cho Dân Tộc. Ở đó Việt Nam là một Quốc gia
trường tồn trong Độc Lập. Ở đó người dân có Tự Do, có sinh hoạt Dân Chủ. Dân
chủ không phải là một hạnh phúc vật chất, nhưng là một phương tiện để đưa đất
nước và con người thăng tiến trong những sinh hoạt chính trị, xã hội với mục
đích đem lại phúc lợi cho người dân. Ở đó mọi giá trị về đạo đức, luân lý của
xã hội, nhân phẩm của con ngưòi và tôn nghiêm linh thánh của Tôn giáo phải được
tôn trọng. Quyền bình đẳng của con người, Quyền tư hữu của tư nhân, của tập
thể, của tư cách pháp nhân được luật pháp bảo trợ. Ở đó có Công Lý ngự trị. Đó
mới thật là một ngày vui mừng, một ngày mới, một ngày Quốc Khánh của chúng ta.
9-2014
© Bảo Giang
© Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment