Tường An, thông tín viên RFA
2013-02-04
Trong
khi mọi người vui vẻ đón Xuân về thì các Thương Phế Binh của cả hai miền Bắc và
Nam, những người đã hy sinh một phần thân thể cho cuộc chiến Việt Nam sẽ ăn Tết
ra sao?
Thương
Phế Binh VNCH
Xuân
đến với tất cả mọi người, dù có háo hức đón chào hay hững hờ chờ đợi, những
ngày Tết dù muốn, dù không cũng đến gõ cửa mọi nhà để báo một năm lại sắp sửa
bắt đầu, mặc những vui buồn, lo âu toan tính của mọi người trước thềm năm mới.
Phố
phường Sài Gòn Hà Nội đã thay áo để mừng Xuân Quý Tỵ. Phố Hoa, Xe Hoa, Đường
Hoa…ồn ào náo nhiệt báo Xuân về. Những cửa hàng rực rỡ đèn hoa để níu kéo cái
nhìn của khách qua đường, thức ăn, quà cáp lộng lẫy, trưng bày hấp dẫn, những
của ngon, món hiếm chen nhau trong các cửa hàng mời gọi. Tết Nguyên Đán là một
cột mốc quan trọng đánh dấu một trang mới cho dòng sống, mọi người cực nhọc cả
năm hầu như chỉ để có thể mua sắm cho đầy đủ lễ nghi trong 3 ngày Tết. Bên cạnh
cái ồn ào náo nhiệt ấy, bên cạnh những phố hoa rực sáng ấy, vẫn âm thầm những gian
nhà thấp, trong đó có những gia đình lặng lẽ nhìn mùa Xuân đi qua, hững hờ đón
Tết như một người khách lạ qua đường.
Không có Tết cho
người Thương Phế Binh VNCH tên Nguyễn Trọng Đạt, hai cánh tay đã để
lại trên chiến trường Bình Long, mùa hè đỏ lửa của năm 1972, gãy xương quay
xanh, thủy tinh thể mắt đục gần như mù, tiểu đường, cao huyết áp….chừng ấy bệnh
tật đã làm cho người cựu Tiểu đoàn phó tiểu đoàn truyền tin, binh chủng nhảy dù
không còn nghĩ đến Tết :
“Mất
hết cả hai bàn tay rồi, không còn khả năng lao động kiếm sống hàng ngày thì làm
sao mà có được nhu cầu Tết cho cảnh già, cảnh nghèo như tôi chị ơi !! Nội cái
ăn cơm hàng ngày cũng là quá khó khăn rồi, không có gì để ăn Tết đâu chị ơi,
nói thật như vậy !"
Những
ngày cận Tết, cơn bão giá là nỗi hãi hùng cho những mảnh đời khốn khó, với hơn
100.000 ngàn đồng cho 1 cân thịt lợn, 150.000 1 ký thịt gà và gần 300.000 đồng
cho 1 ký thịt bò thì bữa cơm với đầy đủ hương vị Tết chỉ là giấc mơ xa vời cho
gia đình của Thương Phế Binh VNCH Phạm
Ngọc Linh, 1 vợ ba con. Bị thương tháng 3 năm 1975 ở Tam Kỳ, mới 61 tuổi mà
ông già đeo đét như cành củi khô, người cựu Thiếu Úy Địa Phương Quân tâm sự:
“Hàng năm, mình không có tiền nên chi cũng
chẳng biết làm gì hết. Một ít con cá cho con ăn 3 ngày Tết, bánh kẹo…Còn chuyện
mua sắm áo quần thì mình không nghĩ tới vì số tiền nó lớn quá. Không có tiền
thì mình không có khả năng để mua sắm !"
Những
chiếc áo mới và phong bì lì xì đỏ thắm mà đứa trẻ con nào cũng chờ đợi trong
mấy ngày Tết cũng chỉ là niềm mơ ước vô vọng, lời cầu xin cho năm mới của ông
chỉ là miếng bánh tét trong “mâm cỗ” đầu năm cho con mình được chút hương vị
Tết:
“Đứa
con gái út học lớp 11 hiện nay đòi sắm sửa áo quần, mua sắm đồ Tết, sách vở cho
nó, nộp tiền học cuối năm. Cầu mong làm sao Tết nhứt có tiền để mua sắm bánh
tét cho con ăn ngày Tết. Cuộc sống rất là khó khăn.”
Thương
Phế Binh Bộ Đội
Nếu
cuộc sống của các Thương phế binh VNCH là một bức tranh điêu tàn, thì gia cảnh
của những Thương Phế Binh Bộ Đội cũng chẳng sáng sủa gì hơn trong những ngày
cận Tết. Ông Huỳnh Thanh Núi, từng
là Chính ủy Trung đoàn của Sư đoàn 4, bị thương tại chiến trường Kam-Pu-Chia
năm 1979, sau 18 năm phục vụ trong quân đội, tài sản của ông bây giờ chỉ là một
mảnh nhà tơi tả:
“Hoàn
cảnh rất là khó khăn, nhà bây giờ thì dột, tiền sửa nhà thì không có. Chủ yếu
là chữa bệnh cho con cháu chứ con ăn uống thì hạn chế lắm. Muốn sắm sửa thì
phải có tiền, gia đình chủ yếu nuôi con gà, con vịt là để cho các cháu ăn Tết
thôi chị ạ.”
Với
40 mảnh đạn còn mang theo từ chiến trường Kam-Pu-Chia, liệt một chân, một tay,
đã 3 năm nay gia đình Thương Phế Binh
Hoàng Xuân Long không còn biết Tết là gì, ông chia sẻ:
“Hoàn
cảnh gia đình rất khó khăn, Tết nhất cũng chẳng có gì cả, chỉ đi đến nhà bà con
chơi. Tôi ăn uống bình thường thôi, không dám nghĩ đến ngày Tết. Đã 3 năm nay
rồi, hầu như tôi chả có Tết.”
Với
chính sách giúp đỡ cho người có công, người nghèo, bà Bộ trưởng Bộ Lao động
Thương binh Xã hội Phạm thị Hải Chuyền cho biết trong chương trình “Dân hỏi Bộ
trưởng trả lời” là : “Dù năm nay kinh tế khó khăn, ngân sách eo hẹp. Đảng và
nhà nuớc vẫn có ngân sách hỗ trợ, có phần cao hơn năm ngoái. Năm ngoái là 390
tỉ đồng, năm nay ngân sách được tăng lên 393 tỉ 500 ngìn đồng. Tính ra mỗi đối
tượng được 200 hoặc 400 nghìn đồng”.
Gia
đình Thương Phế Binh Huỳnh Thanh Núi được lãnh 1 triệu đồng một tháng, trong
gia đình lại có 3 người là nạn nhân chất độc màu da cam nên hàng năm gia đình
ông được thêm 200 ngàn để ăn Tết, tuy nhiên năm nay ông cho biết là vẫn chưa
nhận được phần trợ cấp từ nhà nước:
“Mỗi
tháng lãnh được 1 triệu đồng để chi cho ăn uống bình thường thôi, gia đình tôi
khó khăn lắm. Tôi có vợ và 4 con, trong đó có 2 con ảnh hưởng chất độc màu da
cam và bản thân tôi cũng ảnh hưởng chất độc màu da cam. Hàng năm nhà nước cho
thương binh, chất độc da cam mội người 200 ngàn ăn Tết. Năm nay thì chưa thấy
thông báo gì cả.”
Cũng
trong chế độ dành cho Thương Phế Binh đã phục vụ trong Quận đội Nhân Nhân. Gia
đình ông Huỳnh Xuân Long cũng được một số trợ cấp là 4 triệu 8 để sống, ông cho
biết:
“Nói
thật với chị là cũng được hưởng lương, mỗi tháng cả lương vợ phục vụ là 4 triệu
8, gần 5 triệu. Phần vợ là 1 triệu tư để lo cơm nước, giặt giũ nói chung là hỗ
trợ đi lại, một chân tôi bị liệt nên đi lại rất là vất vả. Chính phủ năm nào
cũng cho thêm được 1 triệu, tính ra tiền đô là 50 đô.”
Tuy
nhiên, để được hưởng tất cả những quy chế đó không phải là một điều đơn giản, ông Long cho biết tiếp:
“Nhưng trong nước thì chế độ chính sách bảo
hiểm thì rất là vất vả, họ nói 1 đằng mà họ làm 1 nẻo. Họ cho mình 10 thì mình
phải đút lót cho họ 5-7. Khó khăn lắm, cho nên mình có bệnh thì mình phải tự đi
chữa thôi.”
Đó
là quy chế mà bộ Lao động và Thương Binh Xã hội dành cho những quân nhân của “
Bên Thắng Cuộc” , còn những Thương Phế Binh của chế độ VNCH thì sao ? Cựu Thiếu úy Địa phương quân Phạm Ngọc Linh
cho biết, bên cạnh số tiền ít ỏi nhà nước cấp cho hàng tháng, gia đình 1 vợ 3
con của ông chỉ còn biết trông đợi vào lòng thương hại của các tổ chức nhân đạo
hải ngoại:
“Chính
quyền địa phương cấp cho tôi mỗi tháng 180 ngàn. Vừa qua ông Hạnh ( Nguyễn
Quang Hạnh, hội trưởng hội Bạn Thương Phế Binh VNCH, gọi tắt là hội Nạng Gỗ
-RFA-) giúp cho tôi được 95 euro và tặng học bổng cho con gái tôi học lớp 11
được 80 đô, tiền Việt Nam là 1 triệu 7. Hiện gia đình sống cũng chụp giựt, ngày
nào kiếm được đồng nào là lo ăn ngày nấy chứ con cái đi học thì có lúc đủ, có
lúc thiếu. Bây giờ sắm sửa áo quyển sách vợ cho các con thì rất căng.”
Ước
nguyện cho năm mới
Đầu
năm, ai cũng có một lời chúc cho mọi người và một mong ước cho riêng mình.
Riêng Thương Phế Binh Hoàng Xuân Long thì chỉ có một ước nguyện duy nhất dành
cho mình và cho mọi người trong năm Quý Tỵ:
“Tôi
có một ước nguyện làm sao cho dân Việt Nam sống trong Hoà Bình, đừng có chiến
tranh, đó là điều đầu tiên và có Dân chủ. Riêng người dân nói thì các quan chức
phải biết nghe. Hiện nay các quan chức làm theo ý của quan chức. Nói thật với
chị hiện giờ để mà thay đổi chế độ nguyện vọng dân thì có nhiều nhưng mà khó
lắm chị ạ. Đổ máu rất lớn thì mới thay đổi được chế độ còn thật sự không như
cái chế độ này. Đó, nguyện vọng của tôi là như thế.”
Xuân
về,mọi người hối hả lo sắm Tết, cũng là dịp họ tặng cho nhau những món quà VIP
để thắt chặt mối thân tình hoặc là cơ hội để đặt nền tảng cho 1 quan hệ mới.
Không ai có thì giờ để nghĩ đến những mảng tối của các thân phận tật nguyền.
Bên cạnh những ngậm ngùi ấy, người Thương Phế Binh tàn phế trên 80 % thân thể
Nguyễn Trọng Đạt vẫn bình thản chấp nhận những nghiệt ngã của thân phận, vẫn
tiếp tục làm vui cuộc đời bằng hàng trăm bài thơ mà ông vẫn thường sáng tác lúc
đêm về, những vần thơ bình dị, lúc vui vẻ hào sảng, lúc đắng cay chua chát .
Xin gửi đến quý
thính giả của đài Á Châu Tự Do mấy vần thơ chúc Tết của Thương Phế Binh Nguyễn
Trọng Đạt để kết lại bài phóng sự hôm nay:
“Xuân về không chỉ Việt Nam
Tết
đến nhiều nước hân hoan mong chờ
Ngày
tết đẹp tựa giấc mơ
Hồn
Xuân phơi phới phun thơ cho đời
Quý
Tị đem đến mọi người
Gia
đình Hạnh phúc đẹp tươi muôn nhà
Tật
nguyền tàn phế mình ta
Cuộc
đời buồn tủi muốn hoà vui chung
Tai
nghe tiếng Tết lùng bùng
Cơm
ăn chưa đủ muốn khùng muốn điên
Căm
thù đặc biệt đồng tiền
Nhìn
đôi tay cụt chạy liền thật xa.”
Theo
dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment