Hồ Quang Huy
22-2-2013
Sau
khi 15 vị nhân sỹ trí thức đại diện cho nhóm soạn thảo kiến nghị về sửa đổi
Hiến pháp đồng thời đại diện cho hàng ngàn người dân đồng ký tên trao kiến nghị
cho Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp (sau đây gọi là Ủy ban dự thảo), ngày
7/2/2013 Ủy ban dự thảo đã có Công văn số 227/UBDTSDHP phúc đáp với 3 nội dung.
Là
một công dân luôn quan tâm đến hiện tình đất nước và vấn đề sửa đổi Hiến pháp,
để rộng đường dư luận, tôi xin có ý kiến trao đổi với Ủy ban dự thảo và ông
Phan Trung Lý như sau:
1.
Trong
công văn nói trên Ủy ban dự thảo đã từ chối 2 việc mà nhân dân kiến nghị. Việc
thứ nhất là từ chối đăng bản dự thảo do người dân đề xuất gửi kèm kiến nghị với
lý do bản dự thảo này không đúng Nghị quyết số 38/2012/QH13 về việc tổ chức lấy
ý kiến nhân dân vì không dựa trên cơ sở bản dự thảo đã được Quốc hội thông qua.
Việc thứ hai là từ chối kéo dài thời gian lấy ý kiến nhân dân vì cho rằng Nghị
quyết số 38/2012/QH13 đã quy định thời gian lấy ý kiến của nhân dân, mặt khác
sau đó nhân dân vẫn có thể góp ý cho dự thảo trước khi Quốc hội thông qua. Cả 2
việc nói trên đều không thuyết phục, bởi vì:
Thứ nhất, căn cứ vào đâu, vào
tiêu chí nào để Ủy ban dự thảo cho rằng bản hiến pháp do dân đề xuất không dựa
trên cơ sở bản dự thảo của Quốc hội trong khi đó bản dự thảo này ra đời sau khi
bản dự thảo của Quốc hội công bố khá lâu? Bản dự thảo do dân đề xuất có gì khác
với các ý kiến khác? Thực ra về bản chất của vấn đề thì bản dự thảo đề xuất này
không khác gì những ý kiến khác của nhân dân mà chỉ khác về quy mô mà thôi.
Phải chăng đây là lý do để Ủy ban dự thảo cho rằng nó không dựa trên bản dự
thảo đã được Quốc hội thông qua? Quan điểm này không thuyết phục vì không ai có
quyền hạn chế quy mô cũng như nội dung góp ý, thực tế Nghị quyết số
38/2012/QH13 cũng không hạn chế việc này.
Thứ hai, giả sử 2 đề xuất nói
trên của người dân trái với Nghị quyết số 38/2012/QH13 thì cũng không vì thế mà
bác bỏ (tuy công văn không nói bác bỏ nhưng việc từ chối có thế hiểu là đã gián
tiếp bác bỏ) vì mục đích cuối cùng là xây dựng một bản hiến pháp tốt nhất và
việc này mới có tính chất quyết định. Do đó cho dù có phải sửa đổi Nghị quyết
nói trên của Quốc hội để đạt mục đích nói trên, tức là hy sinh cái nhỏ để được
cái lớn hơn, cũng là việc đáng làm. Việc từ chối 2 kiến nghị này chỉ với lý do
duy nhất là nó trái với Nghị quyết số 38/2012/QH13, tức chỉ căn cứ hình thức,
thủ tục mà bỏ qua nội dung là không thuyết phục.
2.
Hai việc người dân đề xuất nói trên cho dù
khác với nghị quyết của Quốc hội thì Ủy ban dự thảo cũng không có thẩm quyền để
bác bỏ vì nó liên quan đến nghị quyết của Quốc hội nên phải đưa ra Quốc hội
thảo luận.
Việc
Ủy ban dự thảo từ chối kiến nghị của người dân hoàn toàn trái ngược với Nghị
quyết nói trên của Quốc hội, trái ngược với những gì ông Phan Trung Lý đã nói,
điều đó thể hiện truyền thống nói một đằng làm một nẻo của Nhà nước.
Xin
trích ra đây lời ông Lý tại buổi họp báo chiều 29/12/2012 để chứng minh cho
điều đó, ông Lý nói:
“Nhân
dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác
trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả”.
“Mỗi
lần trình và thảo luận đều có những vấn đề cụ thể được sửa đổi, nhưng những
định hướng lớn, nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên”.
“Qua
lấy ý kiến nhân dân, nếu đa số đồng ý với phương án UB chọn thì giữ lại, không
thì phải nghiên cứu chỉnh sửa cho phù hợp”.
Câu
trước thì nói có thể góp ý với tất cả các điều không có gì cấm kỵ, câu sau lại
nói những định hướng lớn, nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên. Như vậy là ông ta
vừa tự mâu thuẫn vừa tước đoạt quyền quyết định của nhân dân.
Mới
hơn 1 tháng trước ông nói nếu đa số nhân dân không đồng ý với phương án do Ủy
ban dự thảo chọn thì phải nghiên cứu chỉnh sửa cho phù hợp. Vậy tại sao từ chối
cho đăng bản dự thảo do người dân đề xuất đã có hàng ngàn người ký tên ủng hộ
để người dân so sánh và lựa chọn? Tại sao Ủy ban dự thảo không gặp gỡ trực tiếp
những người khởi xướng kiến nghị để tranh luận trước khi quyết định có tiếp thu
hay không?
Chỉ
với một văn bản ngắn của Ủy ban dự thảo từ chối kiến nghị của nhân dân với lý
lẽ không hề có chút thuyết phục nào thì tôi đã có thể nói rằng họ không thực
tâm muốn tiếp thu ý kiến nhân dân.
Tôi
tin rằng nhân dân không bao giờ chịu khuất phục mà hãy chủ động đòi lại những
gì vốn của mình đã bị tước đoạt.
Khánh
Hòa, ngày 20/2/2013
H.Q.H.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN
No comments:
Post a Comment