12:01:am
01/02/13
II.
Thắng mà thành lệ thuộc
Đảng Cộng Sản Việt
Nam và đảng Cộng Sản Trung Quốc có một mối duyên nợ. Duyên nợ đó là chủ nghĩa
Marx-Lenin, là Quốc Tế Vô Sản. Vì thế ông Hồ Chí Minh luôn nói đến công ơn của đảng
Cộng Sản Trung Quốc. Ông Hồ tôn Mao Trạch Đông là thầy, là người lãnh đạo không
bao giờ sai lầm và coi hai đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam là hai anh em
“có cảm tình khăng khít, yêu nhau như anh em một nhà”. Khi đón Lưu Thiếu Kỳ và
Trần Nghị tới Hà Nội năm 1963, trong lời chào đón họ Lưu, họ Trần, ông Hồ đã
đọc hai câu:
Mối tình thắm thiết Việt Hoa
Vừa là đồng chí vừa là anh em.
(Trích
lại trong Ngô Nhân Dụng: Ngàn nghĩa vạn tình của Hồ Chí
Minh/nguoi-viet.com/2/26/2010)
Không
biết khi Hồ Chí Minh nói những điều này, ông có nhớ đến lịch sử đẫm máu trong
những cuộc xâm lăng thôn tính của Hoa đối với Việt hay không? Nhưng đi vào thực
tế của hơn nửa thế kỷ nhờ vả người anh Cộng Sản phương Bắc, đảng Cộng Sản Việt
Nam đã phải chịu ở vị thế lệ thuộc, thứ lệ thuộc vừa tự nguyện vừa bị ép buộc
mà nửa thế kỷ đó có thể chia làm hai giai đoạn mà trong bài GIẢI
CỘNG NHI THOÁT , ông Hà Sĩ Phu đã dùng mấy chữ tượng hình là sợi
dây thòng lọng đầu tiên và thòng lọng thứ hai. (danchimviet.info/8/10/2012)
1. Giai đoạn thứ
nhất
Giai
đoạn này kéo dài từ chiến dịch khai thông biên giới Việt Hoa năm 1950 đến năm
1975. Phải định cái mốc 1950, cái mốc Cộng Sản Tầu cứu Cộng Sản Việt, vì thời
gian này chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh đang khốn đốn ở giai đoạn bảo tồn
lực lượng (1947 – 49) trong vùng rừng núi Việt Bắc trước chiến thuật bao vây,
chia cắt và tảo thanh của quân Pháp thì đảng Cộng Sản của Mao Trạch Đông thắng
chính quyền Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch vào cuối năm 1949. Ông Hồ liền
cầu cứu Mao Trạch Đông, và đảng Cộng Sản Trung quốc đã trợ giúp Cộng Sản Việt
Nam mở chiến dịch khai thông biên giới Cao Bằng – Lạng Sơn (5-10/1950) với
Trung Quốc. Sau khi biên giới Việt –Trung được khai thông, quân kháng chiến làm
chủ quốc lộ số 4 chạy dọc biên giới Đông Bắc từ Móng Cái qua Lạng Sơn đến Cao
Bằng, sự tiếp cận hai bên thuận lợi, Cộng Sản Trung Quốc đã trợ giúp Cộng Sản
Việt về nhiều mặt như tổ chức lại quân đội, huấn luyện, cung cấp vũ khí và có
những ông tướng Tàu làm cố vấn như Trần Canh, Vi Quốc Thanh, Lã Quý Ba… Vì thế,
quân đội Cộng Sản Việt đã lớn mạnh, chuyển sang giai đoạn vận động chiến (1950
– 53), rồi tổng phản công và đã thắng trận Điện Biên Phủ (5/1954). Kết quả của
chiến thắng Điện Biên Phủ là Hiệp Định đình chiến Geneve (7/54) và chính phủ Hồ
Chí Minh đã được chia cho nửa nước từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc, còn chính quyền
Quốc Gia Bảo Đại và Pháp được nửa nước từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam. Từ đó, Cộng
Sản Việt Nam đã đi vào sự lệ thuộc Cộng Sản Trung Quốc về chính sách mà điển
hình là ứng dụng sự tàn bạo của Tàu vào chương trình cải cách ruộng đất ở nông
thôn. Rồi với công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng công nhận đảo Hoàng Sa và Trường
Sa thuộc Trung Quốc, Cộng Sản Việt Nam đã khởi đầu con đường bán nước.
2. Giai đoạn thứ
nhì
Thời
Hồ Chí Minh còn sống đến năm 1975, Cộng Sản Việt Nam còn có ông anh lớn là Tổ
Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Sô, nên sự lệ thuộc được cân bằng với thuật đi giây
giữa hai ông anh của Hồ Chí Minh. Đến khi ông Hồ chết (1969), cùng với sự xung
đột Nga – Hoa (về chiến lược đấu tranh với tư bản) lên cao, Cộng Sản Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Lê Duẩn đã ngả hẳn vào Liên Sô chống lại Trung Quốc và bị
Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình dạy cho một bài học bằng trận chiến tàn phá
6 tỉnh biên giới: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh
vào tháng 2/1979. Sau trận chiến này, hai anh em Tàu, Việt coi nhau như kẻ thù
không đội trời chung. Cộng Sản Việt chửi Cộng Sản Tàu là bọn thực hiện chủ
nghĩa bá quyền Đại Hán, còn Cộng Sản Tàu chửi Cộng Sản Việt là bọn tiểu bá khu
vực. Nhưng khi tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Sô sụp đổ, đảng Cộng Sản Việt Nam
lại quay đầu về phương Bắc tạ tội, xin thần phục và được Cộng Sản Trung Quốc
tha thứ. Đầu tháng 9/1990, lãnh đạo đảng
Cộng Sản Việt Nam được Cộng Sản Trung Quốc triệu qua Thành Đô (Tứ Xuyên) để nói
chuyện hòa giải. Kết quả hội nghị Thành Đô (3,4/9/90) mà Cộng Sản Việt gọi
là để nối lại quan hệ ngoại giao. Còn theo ông Trần Quang Cơ, cựu Thứ Trưởng
Ngoại Giao Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong “Hồi Ức và Suy Nghĩ” thì:
“Không phải là bình thường hóa quan hệ mà là phụ thuộc hóa quan hệ” (tr.53).
Rồi
ông Cơ nói thêm: “Và từ sau Đại Hội VII, tiến trình bình thường hóa quan hệ
Việt Nam – Trung Quốc như cỗ máy đã được tra dầu đầy đủ, diễn biến trơn tru
theo trình tự đã định… Ngày 5 đến 10/11/91, sau khi Hiệp Định về Campuchia được
ký kết ở Pa-ri, TBT Đỗ Mười và Thủ Tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức CHND Trung
Hoa để hoàn thành việc bình thường hóa mối quan hệ trục trặc lớn từ tháng
2/1979. Nhưng trong khi lãnh đạo ta ôm kỳ vọng cùng Trung Quốc “bảo vệ xã hội
chủ nghĩa chống đế quốc” thì họ đã xác định quan hệ với ta là “thân nhi bất
cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đấu” (thân nhưng không gần, sơ nhưng không
xa, đấu nhưng không đánh nhau). TQ nói thế song luôn luôn lấy thế nước lớn lấn
chiếm lãnh thổ, lãnh hải ta, và hiểm độc nhất là không ngừng tác động vào nội
bộ ta” (tr.56).
Trong
Hồi Ức và Suy Nghĩ, ông Cơ nói đến ý đồ của Trung Quốc: “Gấp rút biến biển Nam
Trung Hoa thành vùng biển độc chiếm của Trung Quốc, từ đó khống chế toàn bộ
vùng Đông Nam Á… với mục tiêu khẳng định Việt Nam – Đông Dương là thuộc khu vực
ảnh hưởng của Trung Quốc, muốn tách Việt Nam khỏi Đông Nam Á và thế giới bên
ngoài” (tr.59).
(Trần
Quang Cơ: Hồi Ức và Suy Nghĩ. Truyền Thông, số đặc biệt 14&15, mùa Đông-mùa
Xuân 2005)
Những
điều ông Cơ nói, chúng tôi nghĩ Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt
Nam cũng đã biết. Vì sau trận chiến 1979, đảng Cộng Sản Việt Nam đã công bố 2
tài liệu:
1.
Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua.
2.
Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trong
hai tập tài liệu này, Cộng Sản Việt Nam đã nói tất cả những tham vọng của Trung
Quốc cùng sự lấn chiếm, chèn ép của Trung Quốc. Ngoài hai tập tài liệu trên,
Cộng Sản Việt Nam còn phát hành tập sách: “Từ Mao Trạch Đông đến Đặng Tiểu
Bình”, trong đó, Cộng Sản Việt Nam đã lên án Mao và Đặng là hai tên đại phản
động cùng những tham vọng của hai tên này.
Nhưng
sau sự sụp đổ của Liên Sô và những nước Cộng Sản Đông Âu, lãnh đạo Cộng Sản
Việt Nam phải cúi đầu hướng về phương Bắc và đã mượn cái Danh xã hội chủ nghĩa
để giải quyết cái Thực của họ là thần phục Trung Quốc để duy trì quyền lực, còn
Trung Quốc muốn sao cũng được như Nguyễn Văn Linh đã nói: “Dù bành trướng thế
nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa” (Trần Quang Cơ. Tr.45).
Với một lập trường
như thế, Hội Nghị Thành Đô, là cái mốc cho thời kỳ lệ thuộc thứ nhì. Từ đây lãnh đạo
Cộng Sản Việt Nam bị Trung Quốc xoay vần, tự đưa đất nước vào vòng lệ thuộc Tàu
về tất cả mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa. Còn Trung Quốc thung dung thực
hiện tham vọng như ông Trần Quang Cơ đã nói. Từ đó, tính chất lệ thuộc Trung
Quốc đã biểu hiện hàng ngày trên nhiều mặt. Ở đây chỉ xin ghi lại ít điều:
1. Về chính trị:
a. Không bảo vệ dân:
Trong
10 năm trở lại đây, ngư dân Việt Nam đã phải chịu một đại nạn là không còn có
thể làm ăn bình thường trên vùng biển của quê hương, vùng Hoàng Sa và Trường
Sa. Vì họ bị hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc xua đuổi, bắt, bắn giết và
đập phá tàu đánh cá. Những người bị bắt đã được Trung Quốc gọi điện đến gia
đình thân nhân đòi tiền phạt, với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng, vì họ
coi việc đánh bắt hải sản quanh vùng Hoàng Sa và Trường Sa là “Xâm phạm lãnh
hải Trung Quốc. Số người bị chết, bị thương và bị bắt cho đến nay đã lên tới
hàng trăm. Thời gian cũng đã dài, nhưng Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam không có biện pháp gì để bảo vệ ngư dân. Năm 2008, Cô Phạm Thanh Nghiên đã
liều lĩnh vào tận xã Hoằng Trường và Hòa Lộc (Thanh Hóa), tìm đến nhà những ngư
dân bị hải quân Trung Quốc bắn và bắt ngày 8/1/2005, để tìm hiểu sự việc mà
chính quyền Việt Nam luôn dấu kín. Chuyến đi này cô Nghiên đã ghi lại được
nhiều điều của những gia đình nạn nhân trong bài “Uất Ức Biển Ta Ơi”.
(Người
Buôn Gió – Đến thăm Phạm Thanh Nghiên/danluan.org/11/2/2012)
Nhưng
ở đây chúng tôi chỉ trích lại một đoạn nói về thái độ của viên chức Bộ Ngoại
Giao Việt Nam đối với ngư dân và Trung Quốc:
“Khoảng
hai, ba hôm sau khi ngư dân Thanh Hóa bị tàu chiến Trung Quốc tấn công thì
người của Bộ Ngoại Giao Việt Nam sang. Họ có hai người, không có nhà báo đi
theo để đưa tin. Họ xin chính quyền Trung Quốc gặp các ngư dân Việt Nam đang bị
giam giữ và khuyên: “Các anh cố gắng ở lại cải tạo cho tốt, đừng cãi người ta.
Chúng tôi sẽ cố gắng đưa các anh về trước tết”. Những ngư dân này không hiểu họ
phạm tội gì, tại sao lại “cố gắng cải tạo cho tốt?”
Từ
2005 đến nay bao nhiêu ngư dân đã chết, đã bị bắt và bị tàu Trung Quốc húc
chìm, nhưng vì chính quyền Việt Nam sợ Trung Quốc nên những ngư dân bị nạn đã
trở thành người xa lạ và có tội với Trung Quốc.
b. Dân Tầu tự do vào
Việt Nam:
Trong
khoảng 10 năm qua, với 16 chữ vàng và 4 tốt, người Hoa đã ào ạt vào Việt Nam mà
hiện tượng dễ thấy nhất là họ đã vào theo những dự án xây dựng.
Theo
báo Tuổi Trẻ (Hà Nội), trong buổi tọa đàm về Kích Cầu Trong Xây Dựng ngày
27/3/2009 của Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam, thực trạng lớn nhất được đưa ra buổi
tọa đàm là rất nhiều dự án lớn đã được triển khai, nhưng hàng hóa Việt Nam
không thể tiêu thụ được vì trúng thầu là các nhà thầu ngoại quốc, chủ yếu là
Trung Quốc. Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ Tịch Tổng Hội Xây Dựng, cho biết: Các nhà
thầu Trung Quốc đang thắng thầu rất nhiều công trình trọng điểm về điện, xi
măng, hóa chất… Đáng quan tâm là các nhà thầu Trung Quốc thường đem theo hàng
ngàn công nhân và đem cả thiết bị của họ sang, trong khi những thiết bị đó Việt
Nam hoàn toàn có thể sản xuất được.
Ông
Trần Văn Huynh cho biết: Đặc trưng của nhà thầu Trung Quốc là họ không thuê
nhân công Việt Nam mà đem người sang, có thể bằng cả đường du lịch rồi ở lại.
Một số loại vật liệu Trung Quốc được đem qua Thái Lan rồi vòng vào Việt Nam.
Máy móc thiết bị không nhập riêng được thì họ lắp sẵn rồi đem cả sang. Như ở
một nhà máy xi măng do nhà thầu Trung Quốc làm, đến cái bệ xổm toa- lét họ cũng
không dùng hàng Việt Nam mà mua hàng Trung Quốc.
Một
hiện tượng mới đang xảy ra ở Việt Nam là mỗi dự án xây dựng đi liền với một
làng Trung Quốc, mà những nhà thầu Trung Quốc đã giành được đến 90% các dự án
trọng điểm trên toàn quốc thì trong vài năm Việt Nam sẽ có thêm bao nhiêu làng
Trung Quốc.
Hiện
tượng này ông Ngô Nhân Dụng đã báo động là “Hiện tượng trồng người đang diễn
ra. Hiện nay ở Việt Nam đã có những làng của công nhân người Hoa làm trong các
dự án do người Trung Quốc đứng thầu. Đã xẩy ra nhiều vụ xung đột với dân bản xứ
người Việt. Tháng Sáu năm ngoái, 200 công nhân người Trung Quốc đã tấn công dân
chúng một làng ở Thanh Hóa, sau một vụ ẩu đả giữa một công nhân và người chồng
của một bà chủ quán.
Cuối
năm ngoái, nhật báo New York Times đã viết cả một bài về việc “xuất cảng lao
động” của Trung Quốc tại Việt Nam. Họ lấy thí dụ công trường xây cất nhà máy
nhiệt điện chạy bằng than ở Trung Sơn, Hải Phòng. Trong bốn năm xây dựng, chỉ
có mấy trăm người Việt Nam kiếm được việc làm ở đó, còn hầu hết là người Hoa,
có lúc lên đến 1,500 công nhân Tầu. Họ sống trong những cư xá riêng, với các cơ
sở cung cấp dịch vụ cho họ cũng do người Trung Hoa trông coi, bốn chung quanh
kín cổng cao tường. Có cả một “nhà tắm hơi đấm bóp” mà người ta biết ở trong đó
có những “dịch vụ đen tối” khác, treo bảng chiêu khách bằng chữ Hán! Phóng viên
Thời Báo New York viết: “Cả một thế giới Trung Hoa mọc lên”, (an entire Chinese
world has sprung up). Có cả một con đường treo bảng tên Quảng Tây Lộ! Tiệm ăn
Tầu mang tên Quảng Tây treo bảng viết chữ Hán, quảng cáo, thực đơn bằng chữ
Hán. Một nhóm công nhân người Hoa ngồi nhậu say sưa trong quán này, một anh họ
Lâm nói với phóng viên Edward Wong của báo Times: “Tôi được gửi qua đây làm
việc, để tròn bổn phận đối với tổ quốc” (I was sent here, and I am fulfilling
my patriotic duty). Tất nhiên, anh ta nói đến tổ quốc Trung Hoa của anh. Đó là
mối họa di dân có thực”.
(Trồng
cây hay trồng người. nguoiviet.com/2/24/2012)
Còn
ông Hà Sĩ Phu trong bài “Từ vụ Bauxite nghĩ về vận nước”, đã nhìn sát và thê
thảm hơn: “Khả năng bị đồng hóa toàn diện nặng nề hơn bao giời hết. Đã có sự
nhập cư ồ ạt không thể kiểm soát của những người Tàu không rõ lý lịch. Thông
tin cho biết nhiều kẻ nhập cư lậu thuộc loại chất lượng xấu nhưng vừa chiếm chỗ
lao động, vừa lấy được 2-3 người vợ Việt Nam để sinh đẻ cho nhiều! Chẳng những
bị Hán hóa mà còn lưu manh hóa và mông muội hóa để thành những tộc dân mọi rợ.
Dân tộc bị thoái hóa thì sẽ mất nước vĩnh viển, trở thành quận huyện của người
ta, uổng công tổ tiên nghìn đời xây đắp”.
(doi-thoai.com/7/27/2009)
Về
chuyện Tàu lấy vợ Việt, ngày chúng tôi còn nhỏ ở tỉnh Quảng Yên (Quảng Ninh
ngày nay) đã biết là người Tàu nào cũng nằm lòng câu: Lộ ố Nàm phồ, chỉ ố
Nàm tì (Lấy vợ An Nam, ở đất An Nam). Và đặc biệt là con gái Tầu, ở
bất cứ tầng lớp nào, ít khi lấy chồng Việt. Như thế chủ trương thôn tính và
đồng hóa dân Việt đã có từ ngàn đời trước, và nếp nghĩ ấy đã nhập vào máu của
dân Tàu. Bao nhiêu thế kỷ trước ông cha ta đã thoát được thảm kịch bị Tàu đồng
hóa. Chẳng lẽ tới thế kỷ 21, Cộng Sản Việt Nam vì cái lợi một ngày đã giúp đế
quốc Tàu thực hiện giấc mộng ngàn năm của nòi Hán. Vì lợi một ngày di hại ngàn
đời! Vì quyền một ngày tận diệt dân tộc! Vận mệnh dân tộc Việt Nam đã đến như
thế sao?
c. Phá di tích và
cấm nói đến trận chiến tháng 2/1979:
Trong
diễn văn của Giang Trạch Dân ở hội nghị Thành Đô có một câu: “Quan hệ hai nước
từ nay hãy gác lại quá khứ, hướng đến tương lai”. Và có lẽ từ câu đó mà những
người lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã cấm dân Việt không được nói bất cứ điều gì
đụng đến Trung Quốc.
Trước
hết về trận chiến năm 1979:
Ông
Gia Định trong bài “Bị Trung Quốc phá, giết sạch vẫn “Đời đời nhớ ơn các liệt
sĩ Trung Quốc”ghi lại một số sự việc ở vùng biên giới, nơi Trung Quốc đã dạy
Việt Nam một bài học sau 30 năm. Xin
trích một số đoạn:
-
Tuy đã có hàng chục ngàn người ngã xuống trong cuộc chiến chống ngoại xâm, bảo
vệ lãnh thổ, song chính quyền CSVN không có bất kỳ hành động nào tưởng nhớ họ.
Thậm chí, ngày 10 tháng 2, tại cuộc họp định kỳ với Tổng Biên Tập các cơ quan
truyền thông, đại diện Ban Văn Hóa Tư Tưởng của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng
CSVN đã lập lại lệnh cấm hệ thống truyền thông đề cập đến cuộc chiến tranh xâm
lược mà Trung Quốc thực hiện ngày 17 tháng 2 năm 1979 …
-
Sài Gòn Tiếp Thị, tờ báo duy nhất có bài viết về sự kiện kể trên (Biên Giới
Tháng Hai) đã bị “Phê bình nghiêm khắc”. Sài Gòn Tiếp Thị không giải thích,
nhưng người ta hiểu vì sao tờ báo này lột bỏ “Biên Giới Tháng Hai” ra khỏi
website của họ …
-
Trên một blog có tên Osin, tác giả “Biên Giới Tháng Hai”, vừa tường thuật thêm
về không khí ở khu vực biên giới thuộc lãnh thổ Việt Nam, vào thời điểm cuộc
xâm lược tròn 30 năm:
“Chỉ
có một vài bó hoa và những nén hương của lữ khách, các nghĩa trang biên giới
quạnh hiu suốt ngày 17 tháng 2… Không có một cuộc viếng thăm, không một vòng
hoa và chẳng có khói nhang nào.
Tối
15 tháng 2, ngồi nói chuyện với một người đã từng lái xe tải thương ở Hà Giang
trong những năm từ sau 1979, những chuyến xe có thương binh ngồi chung với các
liệt sĩ từ biên giới trở về. Xe anh bao giờ cũng có những thẻ hương và một thân
cây chuối chặt ngang. Nhiều khi dừng lại, mới hay trên chuyến xe, anh là người
sống sót cuối cùng. Nhiều thương binh đã không kịp về tới bệnh xá dã chiến. Anh
lấy hương thắp lên, cắm vào khúc chuối rồi ngủ thiếp đi bên đồng đội đã ngủ.
Những năm quyết lấy lại điểm cao 1509, có những chuyến xe, tối chở bộ đội lên,
sáng trở về đầy xác. Những người lính ấy trong chiến tranh đã từng tranh giành
những cao điểm với giặc. Giờ đây lặng lẽ bên nhau không giành giật điều gì.
Những ngươi lính ấy không cần lễ nghi và cũng không biết rằng lại bị quên nhanh
như thế. Nhưng, những người còn sống thì cần …
-
Cùng lúc này, nhiều blogger đã chuyền cho nhau những hình ảnh được giới thiệu
trên site có tên “Thông tin” thuộc hệ thống brinster.net, chụp nghĩa trang liệt
sĩ Long Châu, nằm trên lãnh thổ Trung Quốc, giáp với tỉnh Cao Bằng (Việt Nam).
Người ta cảm thấy rất khó hiểu khi trên bia giới thiệu về nghĩa trang, ngoài
Hán tự, còn có một dòng chữ Việt: “Nghĩa trang liệt sĩ Trung Việt”. Tuy nhiên
đáng chú ý và gây phẫn nộ nhiều nhất là vòng hoa viếng nghĩa trang liệt sĩ Long
Châu (nơi chôn cất những người lính Trung Quốc đền tội khi xâm lược Việt Nam)
của Đảng Ủy, UBND, Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Đề Thám, lại có
dòng chữ: “Đời đời nhớ ơn các liệt sĩ Trung Quốc”. Nhật báo Người Việt thử tìm
hiểu và hết sức bất ngờ khi biết Đề Thám là một xã ngoại vi thuộc thị xã Cao
Bằng, tỉnh Cao Bằng. Đây là nơi từng bị lính Trung Quốc phá thành bình địa, kể
cả bệnh viện, trường học, đền, chùa… Đây cũng là nơi có nhiều thường dân thiệt
mạng nhất (chết vì pháo kích, bị chặt đầu, mổ bụng, xác vứt xuống giếng.
(Gia
Định: “Bị Trung Quốc phá, giết sạch vẫn “Đời đời nhớ ơn các liệt sĩ Trung
Quốc”.nguoiviet.com/2/19/2009)
Ông
Huy Đức (Osin là Huy Đức) than cho những người lính hy sinh trong trận chiến
1979 là đã bị quên quá nhanh và bị cấm không được nhắc đến. Nhưng đó là những người
lính đã nằm xuống từ 30 năm trước. Còn bây giờ, năm 2012, ông Hạ Đình Nguyên
trong bài: “Phương Uyên, Tôi có thể làm gì cho em?” lại lo cho những người lính
đang giữ đảo, giữ bờ cõi là mai sau không biết những người lính ấy sẽ được đối
sử ra sao:
“Chúng
ta chỉ có đau xót mà không làm gì được trước hằng vạn thanh niên nghiện ngập ma
túy, hằng vạn thiếu nữ liều mình, nhắm mắt đưa chân, lao đi kiếm chồng bất kể
gian nguy, trước tình trạng đạo đức suy đồi, giết người cướp của, giựt dọc vì
đói ăn khát uống, bắt trộm chó để bị đánh tới chết và bị thiêu… Và cảm thương,
quý mến về những thanh niên đang cầm súng giữ đảo, giữ bờ cõi với lòng trung
thành, chấp nhận hy sinh, mà không biết chắc mai sau có được tổ quốc ghi ơn hay
bị phản bội, bị quên lãng, bị khuyên “không nhắc tới”, như hằng vạn thanh niên
đã nằm xuống ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc của Tổ Quốc”.
(Hạ
Đình Nguyên: Phương Uyên: Tôi có thể làm gì cho em/
danluan.org/11/7/2012)
Lệnh
truyền “Hãy gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” không dừng lại ở việc quên
trận chiến 1972 mà còn được lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam đẩy đi xa hơn là
tất cả những gì về lịch sử chống Tàu đều phải đục bỏ mà ông Gia Định đã cho
biết là “Xưa giờ, có nhiều bằng chứng cho thấy lãnh đạo đảng và nhà nước Việt
Nam rất sợ Trung Quốc. Đầu thập niên 1990, sau khi nhà cầm quyền hai nước tuyên
bố nối lại quan hệ ngoại giao và cùng cam kết sẽ tuân thủ phương châm: “Láng
giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, đảng và nhà nước Việt Nam đã
ra lệnh cấm diễn, cấm chiếu các vở kịch, bộ phim có nội dung chống xâm lược
phương Bắc như: “Tiếng trống Mê Linh”, “Thái Hậu Dương Vân Nga”… Cũng trong
giai đoạn này, toàn bộ sách giáo khoa với các bài giảng, bài học có nội dung
chống xâm lược phương Bắc của cha ông người Việt bị thu hồi, rồi bị đục bỏ”.
(Gia
Định: Hình như ông cố nội các “đồng chí” ấy là người Tàu/nguoiviet.com/12/19/2007)
4. Cấm dân bày tỏ
thái độ trước sự xâm lấn của Trung Quốc
Từ
sau Hội Nghị Thành Đô (9/1990) đến nay, quân đội nhân dân Việt Nam sống yên
bình trên mấy đảo còn giữ được ở Trường Sa. Nhưng Biển Đông không bao giờ yên
tiếng súng của Hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc. Có điều tiếng súng ấy
không nhằm vào quân Việt Nam mà nhằm vào ngư dân Việt đánh cá ở những ngư
trường quanh vùng Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc dùng tiếng súng ấy để bảo
rằng ngư dân Việt Nam đã xâm phạm lãnh hải của Trung quốc. Và từ đó đến nay
Trung Quốc đã làm nhiều việc để dần biến điều trên thành sự thật. Có thể kể:
-
Đầu tháng 11/2007, Trung Quốc loan tin thành lập huyện Tam Sa bao gồm Hoàng Sa
và Trường Sa của Việt Nam.
-
Qui định thời gian cấm đánh cá ở khu vực Biển Đông từ giữa tháng 5 đến tháng 7.
Khi lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông 2 tháng rưỡi chấm dứt ngày 1/8/2012, hàng
chục ngàn tàu đánh cá Trung Quốc từ Quảng Đông và Hải Nam đã ồ ạt vào Biển
Đông, xâm phạm các khu vực chủ quyền biển, đảo và vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam.
-
Gia tăng bắn, bắt ngư dân Việt và dùng tàu chiến đâm đắm tàu của ngư dân.
-
Qui định đường lưỡi bò 9 đoạn, bao gồm 80% Biển Đông thuộc chủ quyền Trung
Quốc.
-
Sau khi Việt Nam ra luật biển (21/6/2012) xác định các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa là của Việt Nam, Trung Quốc chính thức thành lập thành phố cấp huyện
Tam Sa trên đảo Phú Lâm, Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng thuộc Hoàng Sa, rồi
thành lập Bộ Chỉ Huy Quân Sự cho thành phố Tam Sa.
-
Giữa tháng 12/2012, Trung Quốc in hình lưỡi bò lên hộ chiếu.
-
Cuối tháng 11/2012, tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh lần thứ nhì.
-
Ngày 27/11/2012, chính quyền Hải Nam đã thông qua “Điều lệ quản lý trị an biên
phòng bờ biển Hải Nam, cấm tàu thuyền đi vào vùng biển thuộc chủ quyền Trung
Quốc”.
-
Theo Nhân Dân Nhật Báo và Tân Hoa Xã, bắt đầu ngày 1/1/2013, Cảnh Sát Biên
Phòng Hải Nam sẽ kiểm soát và trục xuất bất cứ tàu thuyền nào xâm nhập trái
phép các vùng biển do Hải Nam quản lý.
-
Ngô sĩ Tồn, Giám Đốc Sở Ngoại Vụ Hải Nam, khi trả lời báo New York Times
(1/12/2012) đã nói rằng qui định mới chủ yếu áp dụng cho tàu thuyền đánh cá bất
hợp pháp của Việt Nam.
Thực
hiện lệnh cấm, chỉ đối với Việt Nam, Trung Quốc đã sử dụng chiến lược cô lập và
tách Việt Nam khỏi các nước Đông Nam Á và thế giới như ông Trần Quang Cơ đã báo
động trong “Hồi Ức và Suy Nghĩ”. Nhưng nghĩ lại chúng ta thấy chính đảng Cộng
Sản và chính quyền Việt Nam đã tự trói mình (hay đóng kịch) theo chính sách ôm
giữ 16 chữ vàng và 4 tốt để Trung Quốc từng bước thâu tóm Biển Đông và làm chủ
Hoàng Sa và Trường Sa. Và việc này chúng ta có thể thấy rõ qua những biểu hiện
sau đây:
a. Với chính quyền:
Nhà
Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, qua người phát ngôn Bộ Ngoại Giao chỉ
một lời phản đối chiếu lệ, rồi xác định “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử
và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền hợp pháp của mình đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam”.
Điệp khúc này nhắc lại mãi, nhưng chỉ hát mà không làm gì, trong khi Trung Quốc
tiến tới, nói là làm. Một sự kiện đặc biệt hơn là trước những sự việc như thế,
nhưng khi lãnh đạo đảng, chính quyền hai nước Việt, Trung gặp nhau thì hai bên
bao giờ cũng nói lên tình hữu nghị tốt đẹp, giữ gìn tài sản hữu nghị muôn đời
cho con cháu… Đừng để Biển Đông (dù mất) làm hại tình hữu nghị!
b. Với dân:
Sau
nhiều năm phải im lặng dưới chế độ độc tài toàn trị, việc Trung Quốc ngang
ngược xâm lấn biển đảo, và trước thái độ khiếp nhược của đảng Cộng Sản và chính
quyền đã làm dấy lên trong mọi tầng lớp nhân dân một phong trào chống Trung
Quốc. Do đó, từ 2007 đến nay hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn, trí thức, văn
nghệ sĩ, thanh niên, sinh viên và dân chúng đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình lên
án sự xâm lăng của Trung Quốc:
-
Năm 2007, biểu tình chống việc Trung Quốc công bố thành lập Tam Sa.
-
Năm 2008, biểu tình phản đối cuộc rước đuốc Olympic của Bắc Kinh ở Sài Gòn với
những người đi đầu như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải…
-
Năm 2011, từ ngày 5/6 biểu tình đã được tổ chức ở Hà Nội và Sài Gòn. Đặc biệt
lần biểu tình này có nhiều vị trí thức đi đầu. Ở Hà Nội với các ông: Học giả
Nguyễn Huệ Chi, TS. Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà nghiên cứu Phạm
Xuân Nguyên…
Còn
ở Sài Gòn với các ông: Giáo sư Tương Lai, luật gia Lê Hiếu Đằng, Bác sĩ Huỳnh
Tấn Mẫm, ông Hạ Đình Nguyên…
Theo
chương trình thì biểu tình lần này sẽ được kéo dài, nhưng Sài Gòn chỉ tổ chức
được hai lần, còn Hà Nội tổ chức được 10 lần.
-
Năm 2012, trước việc Trung Quốc lập thành phố huyện Tam Sa, thay hộ chiếu mới
với hình lưỡi bò và cắt cáp tàu địa chấn Bình Minh 2, biểu tình chống Trung
Quốc đã được tổ chức ở cả hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn (9/12/12).
c. Chính quyền với
dân:
Trước
thái độ im lặng của chính quyền đối với sự gia tăng xâm lấn Biển Đông của Trung
Quốc, người dân đã đặt câu hỏi là chính quyền nhu nhược, sợ Trung Quốc hay đã
thỏa thuận thông đồng tiếp tay cho việc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Ông
Hà Sĩ Phu trong bài: “Giải “Cộng” Nhi Thoát” đã viết: “Nguy cơ mất nước là hoàn
toàn có thật. Đến lúc này nhân dân buộc phải hỏi: Đảng và nhà nước có thực sự
muốn chống xâm lược không? (Cả đến việc thông qua Luật Biển, làm nức lòng nhiều
người nhưng tiến hành song song với những động tác ve vãn kẻ xâm lược và cấm
dân biểu tình thì có đáng tin không hay chỉ là “đánh trận giả” để đánh lừa dân
chúng, giúp kẻ địch tiến thêm một bước nguy hiểm?)
(danchimviet.info/8/10/2012)
-
Chính quyền đối với Trung Quốc thì như thế, còn đối với dân thì tất cả các cuộc
biểu tình đều bị đàn áp, giải tán bằng những biện pháp bạo lực trong một thời
gian ngắn.
Mỗi
lần biểu tình, đài, báo chí lề phải đều loan tin là một nhóm tụ tập bất hợp
pháp làm mất trật tự, an ninh thành phố và đã bị giải tán. Riêng thành phố Hà
Nội còn nói thêm là sự tụ tập đã làm xấu bộ mặt thành phố. Và trong những lần
đàn áp ấy, nhiều người bị đánh đập, bị công an nhân dân quăng lên xe như quăng
súc vật. Trong đó có ông Nguyễn Chí Đức bị khiêng quăng lên xe và bị tên công
an trên xe đạp vào mặt nhiều lần và hình ảnh cú đạp này đã được truyền đi trên
khắp thế giới.
-
Trong thời gian của 10 cuộc biểu tình liên tiếp vào mỗi chủ nhật ở Hà Nội đã
xuất hiện nhiều vị anh thư như Huỳnh Thục Vy (với những bài lý luận sâu sắc về
dân chủ, tự do, về chế độ độc tài toàn trị), Trịnh Kim Tiến (với giải cờ trên
áo dài trắng đi hiên ngang và bức ảnh này cũng đã được truyền đi trên khắp thế
giới), Bùi Thị Minh Hằng, một mình đội nón có mấy chữ HS-TS-VN, đã bị công an
xé nón, rồi sau đó bị bắt đưa vào trại giáo dục Thanh Hà với bản án 2 năm tù
cải tạo. Trong trại tù, Minh Hằng phản kháng quyết liệt, còn bên ngoài, thế
giới lên án chính quyền Việt Nam trước một bản án man rợ chụp lên đầu người yêu
nước. Vì thế chỉ sau 5 tháng, chính quyền đã phải trả tự do cho chị)…
-
Thêm một điều đáng ghi là là những người trong Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do biểu
tình trước nhà hát thành phố Sài Gòn (19/1/2008) chống Trung Quốc trong cuộc
rước đuốc Olympic của Trung Quốc qua Việt Nam đã lần lượt phải vào tù là các
anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (bị bắt 5/2008), Anh Ba Sài Gòn Phan Thanh Hải (bị
bắt 10/2010) và chị Tạ Phong Tần (bị bắt 9/2011). Riêng anh Điếu Cày bị kết án
30 tháng tù giam về tội “trốn thuế”, nhưng khi mãn hạn tù, anh bị giữ lại với
tội danh khác là tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam.
Trong
phiên tòa sơ thẩm (24/9/2012), anh Điếu Cày bị kết án 12 năm tù giam, 5 năm
quản chế, chị Tạ Phong Tần 10 năm tù giam, 3 năm quản chế, Anh Ba Sài Gòn 4 năm
tù giam, 3 năm quản chế. Tới phiên tòa phúc thẩm anh Điếu Cày và chị Tạ Phong
Tần bị giữ y án, còn Anh Ba Sài Gòn được giảm 1 năm còn 3 năm. Cả 3 người cùng
bị kết án về tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam”, nhưng mọi người đều biết đó là tội yêu nước chống Trung Quốc xâm chiếm
Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo
nhà văn Nguyễn Viện trong bài “5 năm nhìn lại các cuộc biểu tình” thì phong
trào biểu tình đã tạo thành hai việc:
Thứ
nhất là sự bùng nổ văn thơ chống Trung Quốc chủ đề Hoàng Sa, Trường Sa với
những ngôn ngữ chưa từng có trong văn học Việt Nam, đa phần được phổ biến trên
hai trang mạng tienve.org và damau.org.
Thứ
nhì là sự hình thành 2 nhóm No-U Sài Gòn và Hà Nội. Họ có tinh thần tương trợ,
đoàn kết và yêu thương, thể hiện một thái độ chính trị dứt khoát, mạnh mẽ.
Ông
Viện cho biết thêm là ở Sài Gòn, ngoài “Nhật Ký Yêu Nước” kêu gọi biểu tình
ngày 9/12 còn có 5 ông: Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Hồ Ngọc Nhuận, Lê Hiếu Đằng
và Lê Công Giàu đã ký tên ngày 7/12/2012 (thay mặt cho 42 nhân sĩ trí thức đã
từng kiến nghị tổ chức biểu tình chống Trung Quốc vào tháng 7/2012) trên một
thông báo kêu gọi mit ting tại Nhà Hát Thành Phố cũng vào ngày 9/12.
Theo
nhận định của ông Nguyễn Viện thì đây là một sự kiện đặc biệt, vì là lần đầu
tiên biểu tình có danh xưng người tổ chức chính thức, một bước tiến bộ lớn
trong sinh hoạt chính trị của người dân.
(bbc.co.uk/Vietnamese/2012/12/12)
5. Với dân vào tù,
với giặc cúi đầu
Cho
đến nay việc Trung Quốc chiếm đất biên giới, chiếm rừng đầu nguồn, chiếm cao
nguyên, chiếm biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa, lập làng trên khắp Việt Nam đã là
việc thật, và người dân cùng báo lề dân đã gọi Tàu là giặc. Nhưng lãnh đạo đảng
Cộng Sản và Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa lại biểu hiện một thái độ mà
người dân không thể hiểu đó là yên lặng trước những việc làm của Tàu trên đất
nước, và trên bề mặt ngoại giao giữa Việt, Trung, lại hiện ra những cảnh tượng
đau lòng của những người lãnh đạo Việt Nam trước những người lãnh đạo Trung
Quốc. Xin kể một số điều:
a. Cả ba ông Nguyễn
Phú Trọng gặp Hồ Cẩm Đào ngày 11/10/2012 ở Bắc Kinh, Trương Tấn Sang gặp Hồ Cẩm
Đào tại hội nghị APEC ở Vladivostoc ngày 7/9/2012, và Nguyễn Tấn Dũng gặp Tập
Cận Bình tại Nam Ninh ngày 20/9/2012, đều nói những lời tốt đẹp: Không ngừng tăng
cường sự tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn
diện Việt Nam –Trung Quốc… Và hai ông Hồ và Tập cũng nói những lời tương tự,
nhưng trong khi đó không biết bao nhiêu việc Trung Quốc đang tiến tới ở Biển
Đông. Như thế là mấy ông lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã đóng kịch với những lời
thắm tình hữu nghị để mấy ông lãnh đạo Trung Quốc thực hiện sự nghiệp xâm chiếm
Biển Đông và Việt Nam.
Và
trong lần thăm đó, ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng có một tấm ảnh đặc biệt là
khi bắt tay Hồ Cẩm Đào đã bắt bằng hai tay, một tay nắm bàn tay Hồ, còn tay kia
nắm cổ tay ông ta. Mặt ông Trọng nghệt ra trong cái cười đờ đẫn. Cảm động đến
thế kia sao? Tội nghiệp một ông tiến sĩ triết học mà không cảm được hai câu thơ
của Nguyễn Du:
Việc
đời đáy mắt không hơn
Phù
vân một áng theo hờn gió thu.
b. Thiếu tướng Nguyễn
Trọng Vĩnh trong bài: “Sao phải hạ mình đến thế” cho biết: Trong những chuyến
viếng thăm nhiều tỉnh, thành Trung Quốc của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi thì
Thủ Tướng hội đàm với Chủ Tịch tỉnh, khi thì làm việc với Phó bí thư… Nếu tôi
không nhầm thì mới đây, khi thăm Triết Giang, Thủ Tướng được Phó Chủ Tịch Chính
Hiệp tiếp (như Phó Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc bên ta). Thật không bình thường!
Dù có kém cỏi đi chăng nữa thì ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đường đường là Thủ
Tướng của một nước. Tại sao lại tự hạ mình xuống ngang hàng với một tỉnh của
người ta?
c. Người Quan Sát
trong bài “Một cuộc thuyết giảng cho trí thức – Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2: Yêu cho đòn cho
vọt”, cho thấy sự thê thảm về lập trường dân tộc và tinh thần nô lệ Tàu của một
ông quan Bộ Ngoại Giao. Xin trích mấy đoạn:
-
Chiều thứ hai 14/11/2012, ông Nguyễn Duy Chiến, Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Biên Giới
Quốc Gia của Bộ Ngoại Giao Việt Nam được mời đến một trường đại học lớn ở Hà
Nội báo cáo về tình hình biên giới.
-
Các thầy cô đến dự đông đủ … giảng đường trên 400 chỗ ngồi hầu như không còn
chỗ trống.
-
Những người đến dự chờ đợi ông Phó Chủ Nhiệm cung cấp những thông tin thời sự
về tình hình biên giới, để cập nhật thông tin và bổ sung kiến thức vào việc
nghiên cứu và giảng dạy. Ông giảng rất kỹ thế nào là đường cơ bản, thế nào là
lãnh hải, thế nào là vùng đặc quyền kinh tế… Ông còn làm “công tác tư tưởng”
cho các giáo sư, đảng viên và đoàn viên thanh niên Cộng Sản không được quên
rằng Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia do các đảng Cộng Sản lãnh đạo,
chúng ta cùng chung ông tổ Mác-Lê-nin. Rồi ông cung cấp thông tin, như muốn
nhắc nhở các giáo sư đừng quên góp đá xây dựng Trường Sa, khi đã có đơn vị này
đóng góp một tỷ đồng, mỗi người đơn vị kia đóng góp một ngày lương… rồi Ủy Ban
Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đã làm các việc… Ông nhắc đi nhắc lại một
điệp khúc “Nhiều lắm các thứ”…
-
Mặc dầu chờ đợi, nhưng cử tọa tuyệt nhiên không thấy ông Chiến đưa ra một thông
tin nào mới, trừ những thông tin mà các giáo sư đã tiếp nhận qua các phương
tiện truyền thông và nhất là các trang mạng “lề Phải”, “lề Trái”. Và ông luôn
nhắc đi nhắc lại “đây là vấn đề nhạy cảm” mà ông không thể nói ra, và ông Chiến
cũng khuyên mọi người đừng nhắc đến…
-
Khi nói về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, ông nhấn mạnh ta chưa
đầy trăm triệu dân, Trung Quốc có gấp mười mấy lần số đó, mình biểu tình năm
ngàn người thì họ biểu tình năm chục ngàn người… kinh khủng hơn thế… giải quyết
vấn đề gì đâu!
-
Nhưng có một thông tin mà cả giảng đường sững sờ: Khi nói về vụ Trung Quốc cắt
cáp tàu Bình Minh 2 và tàu Viking 2 của ta, ông Chiến “lỡ mồm” đưa ra một lời
răn dạy, chẳng qua chỉ là … là “Yêu cho đòn cho vọt” mà thôi!
Sau
phần thuyết trình có nhiều câu hỏi. Ở đây xin chép lại 2 điều:
-
Một vị nữ giáo sư nói: “Báo cáo một vấn đề nghiêm túc như thế này phải có chứng
cứ khoa học, bằng chứng lịch sử, chứ không thể cái gì cũng “vấn đề nhạy cảm”.
Vậy ra chúng tôi không đáng được cung cấp thông tin sao?”. Nghe xong lời vị nữ
giáo sư này, ông Chiến liền hạ giọng phán rằng: “Không ai cấm các thầy cô
nghiên cứu khoa học, nhưng nghiên cứu thì phải… cho nó… cẩn thận. Chúng ta có
thể viết một trăm trang nghiêm túc, nhưng chỉ cần một dòng không cẩn thận là
phía bạn có thể dùng nó để làm bằng chứng rằng đã có một giáo sư của Việt Nam
nói năng như vậy đấy! …
Trong
dòng người ùa ra từ giảng đường, Người Quan Sát nghe thấy cuộc trao đổi giữa
mấy bạn giảng viên trẻ, trong đó đáng chú ý là lời của một anh: “Tôi cho rằng
phúc đức của nước nhà còn lớn lắm, bởi vì, đưa một người như ông Chiến đi thương
thảo về biên giới, để một người như ông Chiến tư vấn chính sách về biên giới
cho chính phủ mà chúng ta mới chỉ mất có ngần ấy đất và ngần ấy biển là còn ít
đấy”.
(boxitvn.net/11/18/2011)
d.Tướng Nguyễn Chí
Vịnh cam kết dẹp biểu tình với Bắc Kinh
Sau
10 cuộc biểu tình của Hà Nội năm 2011, Tần Cương, người phát ngôn của Bộ Ngoại
Giao Trung Quốc nhắc nhở “Chính phủ Việt Nam phải chứng tỏ trách nhiệm trước
các cuộc biểu tình phản kháng Trung Quốc…”, Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam đã gửi tướng Nguyễn Chí Vịnh sang Trung Quốc, có lẽ là để chuộc tội và
nhận lệnh nên ngày 28/8/2011, tướng Vịnh đã nhắm mắt công bố: “Trung Quốc cam
kết không xâm lấn đất biển của Việt Nam” và hứa với Bắc Kinh là sẽ “Định hướng
dư luận và xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam”.
Dân
Việt biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn đất biển (việc xâm lấn đã xẩy ra hàng
ngày) mà tướng Việt Nam đi sứ dám nói Trung Quốc cam kết không xâm lấn, rồi lại
hứa với giặc như thế thì đảng và chính quyền Cộng Sản đã trở thành tay sai của
giặc rồi còn gì.
e. Chào đón Tập Cận
Bình bằng cờ 6 sao:
Ngày
21/2/2011, tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội, các em nhỏ đã cầm cờ 6 sao để chào đón
Phó Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tại sao lại cờ 6 sao? Vì cờ Trung Quốc
chỉ có 5 ngôi sao: Sao lớn chỉ tộc Hán, còn 4 sao nhỏ bao nửa vòng quanh sao
lớn tượng trưng cho 4 tộc là Mông, Mãn, Hồi và Tạng. Sau khi các hãng thông tấn
AP, AFP và BBC phổ biến hình ảnh các em nhỏ với cờ 6 sao, mạng báo lề dân phẫn
nộ với những câu kết án: Bọn phản quốc! Bọn bán nước!…
Vâng,
lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam đã đổi nước lấy quyền và lợi như bản tuyên bố
chung Việt Nam – Trung Quốc do Nguyễn Phú Trọng đã ký với Hồ Cẩm Đào “Khẳng
định tình hữu nghị đời đời Việt Trung là tài sản quý báu chung của hai đảng,
hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền
mãi cho các thế hệ mai sau”.
f. Hoàng Đế Thiên
Triều du Việt Nam:
Năm
1963 ở Vũ Hán, Mao Trạch Đông đã nói với lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam: “Tôi
sẽ làm Chủ Tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam Á” và “Chúng ta phải
giành cho được Đông Nam Á bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện,
Malaxia và Xin-ga-po. Một vùng Đông Nam Á rất giàu, ở đây có nhiều khoáng sản,
xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy” (Bạch Thơ – Sự Thật Về Quan Hệ
Việt Nam – Trung Quốc Trong 30 Năm Qua”.
Trong
đời Mao, Mao chưa thực hiện được giấc mộng đế quốc Đại Hán, nhưng tới thập niên
1990 thì đảng Cộng Sản Trung Quốc đã có thể vận dụng những người lãnh đạo đảng
Cộng Sản Việt Nam để tung hoành ở Biển Đông. Vì thế năm 2000 và 2006, Giang
Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào qua thăm Việt Nam, nhưng đã đến Hội An tắm biển, nhìn
ra Hoàng Sa và Trường Sa trước khi ra Hà Nội. Chắc hẳn Giang và Hồ không dám
hay không thể làm việc này ở Nam Hàn, Phi Luật Tân, Thái Lan, Singapore hay
Nhật Bản … Mà hẳn nhiên là không có một vị nguyên thủ nào đi thăm một nước khác
lại có thể đi tắm biển trước, rồi mới tới thủ đô của nước đó để được đón tiếp.
Hành động của Giang, Hồ cao ngạo bất thường, nhưng hai tên này đã làm như thế
để nói với thế giới là Việt Nam và Biển Đông đã thuộc quyền Trung Quốc. Và đến
nay thì Trung Quốc đã có thể kiểm soát Việt Nam toàn diện từ biển tới rừng, cao
nguyên và nội địa, mà trên hết là đã nắm được đầu não của đảng Cộng Sản Việt
Nam để thực hiện tham vọng bành trướng Đại Hán mà Mao Trạch Đông đã vạch ra từ
thập niên 1960.
2. Về kinh tế
Cùng
với sự lệ thuộc chính trị, kinh tế Việt Nam đã lệ thuộc Trung Quốc ở những mặt
sau:
a. Thâm thủng mậu
dịch:
Về
thâm thủng mậu dịch, xin dẫn những con số thống kê của báo chí trong nước:
-
Nhập siêu của Việt Nam và Trung Quốc đã tăng liên tục kể từ khi Hiệp Định Tự Do
Mậu Dịch ASEAN – Trung Quốc có hiệu lực ngày 1/7/2005. Những năm gần đây mức
nhập siêu này đã tăng rất nhanh từ 2.67 tỷ USD năm 2005 vọt lên tới 12 tỷ USD
năm 2010.
(Tuần
Vietnam.net/29/11/2012)
-
Đến năm 2009, thâm hụt với Trung Quốc (11,5 tỷ USD) gần như đã chiếm toàn bộ số
chênh lệch giữa xuất nhập khẩu của Việt Nam (12,2 tỷ USD), liên tiếp trong vòng
2 năm sau đó, mức chênh lệch này nhanh chóng vượt xa tổng nhập siêu. Sau 7
tháng đầu năm 2012, Việt Nam nhập ròng từ Trung Quốc 8,3 tỷ USD (xuất 7 tỷ USD,
nhập khẩu 15,3 tỷ) trong khi cán cân tổng thể vẫn xuất siêu khoảng 100 triệu
USD. Với con số này, Trung quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất Việt Nam,
nhưng chỉ đứng hàng thứ 5 về xuất khẩu.
(VN
Express/11/28/2012)
-
Theo báo cáo của Tổng Cục Thống Kê, 9 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 9,4 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng
thời kỳ năm 2011, chiếm 11.2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong khi
đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc lại lên đến 20,7 tỷ USD, chiếm
gần 25% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Như vậy, Việt Nam đã nhập siêu
từ Trung Quốc 11,3 tỷ USD. Con số này cho thấy nhập siêu từ Trung Quốc vẫn tiếp
tục tăng lên.
(songmoi.vn/11/28/12)
b. Nguyên nhân thâm
thủng mậu dịch:
Xin
ghi lại một số nhận định từ báo chí trong nước:
Ông
Nhật Minh trong bài “Việt Nam ngày một thua thiệt khi buôn bán với Trung Quốc”
cho biết:
“Tìm
hiểu về nguyên nhân nhập siêu từ Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đều cho rằng,
có nhiều lý do, trong đó năng lực sản xuất hàng tiêu dùng chưa đáp ứng đủ nnhu
cầu, sức cạnh tranh yếu, hiệu quả đầu tư – năng xuất lao động yếu dẫn đến khó
khăn trong xuất khẩu để củng cố cán cân thương mại. Quan trọng hơn, do cơ cấu
kinh tế chậm chuyển đổi, thiếu công nghiệp phụ trợ, nặng về gia công, hiện phải
nhập tới 80-90% nguyên phụ liệu cho sản xuất, mà chủ yếu là từ Trung Quốc, nơi
nguồn cung các mặt hàng này vừa rẻ lại vừa dồi dào”.
(vnexpress.net/11/28/2012)
Ông
Phạm Thành Sơn trong bài “Cần sớm thoát khỏi sư lệ thuộc về kinh tế” cho biết
thêm:
“Trung
Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách (VEPR) thuộc Trường Đại Học Kinh Tế (Đại
Học Quốc Gia Hà Nội) trong một báo cáo công bố gần đây đã cho rằng, mức độ thâm
nhập kinh tế của Trung Quốc vào nước ta đang ngày càng tăng trong đa số các sản
phẩm, từ máy móc, thiết bị đến hàng tiêu dùng. Theo đó các ngành sản xuất Trung
Quốc thâm nhập nhiều nhất hiện nay tập trung vào một số lĩnh vực như điện lực,
dầu khí, cơ khí, luyện kim, khai khoáng, hóa chất.
-
Góp phần lớn nhất vào tình trạng này xuất phát từ hàng loạt gói thầu các công
ty Trung Quốc giành được với rất nhiều hợp đồng EPC (Engineering Procurement
and Construction – Thiết Kế, Mua Sắm và Xây Dựng). Loại hợp đồng nói trên
thường được thực hiện trong lĩnh vực xây dựng các nhà máy điện (của Tập Đoàn
Điện Lực Việt Nam), mỏ như bauxite Tân Rai, Nhân Cơ, đồng (của Tập Đoàn Than
Khoáng Sản Việt Nam), hóa chất (phân đạm Hà Bắc), giao thông (như xây dựng cải
tạo đường sá ở thành phố Hồ Chí Minh, đường sắt trên cao ở Hà Nội… Qua đó các
công ty Trung Quốc nhập từ máy móc, thiết bị, vật liệu, đến sắt thép và thậm
chí cả nhân công vào Việt Nam. Điều này càng bộc lộ sự yếu kém của các Tập
Đoàn Kinh Tế Nhà Nước trong vai trò chủ đạo, nhưng thường buông bỏ trận
địa chính mà đầu tư vào lĩnh vực ngoài ngành nghề.
(tuanvietnam.net/11/28/2012)
Về
giải pháp giảm nhập siêu từ Trung Quốc, ông Nhật Minh cho biết:
“Ngay
từ năm 2007, Bộ Công Thương đã vạch ra đề án phát triển xuất nhập khẩu với
Trung Quốc giai đoạn 2007-2015 với mục tiêu hạn chế dần thâm hụt thương mại.
Phát biểu với báo chí gần đây, ông Nguyễn Thành Biên cũng cho biết giải pháp
quan trọng nhất để đạt mục tiêu này là tăng nhanh xuất khẩu, trong đó trước mắt
tập trung vào các mặt hàng có lợi thế tự nhiên và lao động. Kế đó (2016-2020),
sẽ đẩy mạnh các mặt hàng công nghệ có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghiệp
và chất xám cao.
Tuy
vậy, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn từ 2007 đến nay,
Việt Nam vẫn chưa thành công trong việc hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc, thậm
chí ngày một thiệt thòi hơn trong giao thương. Nguyên nhân chủ yếu là do các
biện pháp được đề ra nhưng chưa được thực hiện một cách nhất quán và kiên
định”.
Đề
ra chương trình, dự án lớn nhưng các Tập Đoàn Kinh Tế Nhà Nước không làm đến
nơi mà chỉ chăm chú làm những làm những việc dễ ăn như đầu tư vào tham nhũng,
địa ốc, chứng khoán… nên sau 25 năm mở cửa, đổi mới để xây dựng Việt Nam thành
một nước công nghiệp tiên tiến, nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa làm nổi ngành
công nghệ phụ trợ, nên mới đây “Bộ Công Thương lại mới đề ra dự án khuyến khích
phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu cho sản xuất
hàng xuất khẩu và kêu gọi các doanh nghiệp ở các nước Hàn Quốc, Nhật Bản đầu tư
vào ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam”.
(Phạm
Thành Sơn, đd)
Như
thế là 2 thập niên qua, Việt Nam đã không nỗ lực xây dựng cái nền căn bản của
công nghiệp, không xây dựng, phát triển nội lực như ông G.D trong bài “Công
nghiệp phụ trợ của Việt Nam khiến Đại Sứ Nhật choáng” đã tường trình tình trạng
thảm hại của công nghiệp phụ trợ. Ở đây xin ghi lại ít điều:
“Tại
Diễn Đàn Kinh Tế Việt – Nhật lần ba (3/3/2009), Đại Sứ Nhật tại Việt Nam thú
thật rằng ngành công nghiệp phụ trợ (sản xuất vật liệu phục vụ các ngành công
nghiệp khác) của Việt Nam làm ông ta “sốc”. Ông Misuo Sakaba kể rằng, năm ngoái
(2008), sau khi đi thị sát một số doanh nghiệp Nhật đang hoạt động tại Việt
Nam, ông đã ngỡ ngàng khi Việt Nam vẫn phải nhập các loại phụ tùng, linh kiện
từ Nhật và các nước Đông Nam Á. “Tôi đã rất ngạc nhiên khi được biết Việt Nam
chỉ có thể cung cấp thùng carton và thật sự “sốc” khi được biết các doanh
nghiệp sản xuất rượu của Nhật tại Việt Nam phải nhập khẩu cả vỏ chai rượu”.
Các
doanh nghiệp sản xuất rượu của Nhật Bản tại Việt Nam không thể sử dụng vỏ chai
rượu do Việt Nam sản xuất vì độ dày của vỏ chai không đều, ảnh hưởng đến lượng
rượu đổ vào chai. Phối màu của vỏ chai cũng không đều nên chai rượu không bắt
mắt. Cũng vì vậy ông Mitsuo Sakaba nhận xét: “Thật đáng tiếc, khi ở Việt Nam
chưa có nhà sản xuất nào có thể làm và cung ứng sản phẩm vỏ chai rượu đáp ứng
yêu cầu của phía sản xuất rượu”.
Chẳng
riêng vỏ chai rượu, theo ông Mitsuo Sakaba, ngay cả những phụ tùng, linh kiện
nhỏ trong các phụ tùng, linh kiện cho các nhà sản xuất cũng phải nhập khẩu, nên
tỉ lệ “nội địa hóa” thấp hơn báo cáo rất nhiều.
Ông
G.D cho biết “khoảng năm 2000, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) CSVN đã
từng tổ chức một cuộc khảo sát các liên doanh sản xuất xe hơi tại Việt Nam. Báo
cáo về cuộc khảo sát này khiến công chúng sửng sốt: Tuy chính quyền CSVN dành
nhiều ưu đãi cho các hãng sản xuất xe hơi nước ngoài (cho thuê đất với giá rẻ,
cấm nhập xe hơi second hand và tăng thuế nhập khẩu xe hơi mới lên tới 300% giá
trị thật) nhằm giúp các liên doanh sản xuất xe hơi trong nước có thể chiếm thị
trường nội địa, qua đó kích thích công nghiệp phụ trợ phát triển, từng bước
tiếp nhận công nghệ hiện đại, để có thể sản xuất xe hơi như Nam Hàn. Thế nhưng
suốt 10 năm, các liên doanh sản xuất xe hơi tại Việt Nam vẫn không dùng vật
liệu, linh kiện, phụ tùng do Việt Nam sản xuất. Ngay cả các loại ốc vít cũng
phải nhập từ nước ngoài và chỉ có hãng Toyota chuyển giao công nghệ sơn.
Cũng
tại Diễn Đàn Kinh Tế Việt – Nhật, Đại Sứ Nhật còn tiết lộ: “Khoảng tháng 6 năm
ngoái (2008), một lãnh đạo của chính phủ Việt Nam từng nói với ông “Chính phủ
Việt Nam đã có quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp phụ trợ”. Nhưng đến
giờ, Việt Nam vẫn chưa có kế hoạch hành động cụ thể nào về việc sẽ làm gì và
như thế nào”.
(nguoiviet.com/3/4/2009)
Những
lời ông Đại Sứ Nhật nói cách đây đã 3 năm. Thế mà bây giờ Bộ Công Thương lại
mới có chương trình xây dựng công nghiệp phụ trợ, nhưng Việt Nam không làm mà
kêu gọi Nam Hàn và Nhật thực hiện. Như thế chính quyền Việt Nam theo thời gian
đã có nhiều chương trình dự án cho loại công nghệ này, nhưng có lẽ làm không
tới đâu nên xóa đi tái cấu trúc và cứ thế… Từ đó chúng ta hiểu tại sao Việt Nam
lệ thuộc vào công nghiệp phụ trợ của Trung Quốc. Nhưng từ đó, chúng ta cũng
không thể hiểu tại sao một đất nước nghèo, chưa tạo dựng nổi nền công nghệ cơ
bản mà chính quyền lại lao vào những loại kỹ nghệ nặng như công nghiệp đóng tàu
để phải đi vào phá sản với món nợ trên 4 tỷ Mỹ kim. Quả đấm thép đã đấm nát mặt
những người dân khốn khổ! Nhưng chính quyền không cảm được nỗi đau ấy lại hăm
hở đi vào những chương trình lớn hơn là tính xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở
Ninh Thuận và hệ thống tàu cao tốc để đón đầu bước tiến của thế giới như một
quan chức Việt Nam đã nói.
c. Chính sách thả
nổi kinh tế đối với Trung Quốc:
Chính
sách này đã đưa đến nhiều tai hại:
-
Trong một phân tích được Tiền Phong online trích dẫn hôm 3/10, TS. Nguyễn Minh
Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc đang
tạo ra 2 mối nguy cho Việt Nam:
Trước
hết đó là hàng hóa, thực phẩm giá rẻ tràn vào, nhưng không được kiểm soát tốt
về chất lượng. Thứ hai, nguy hiểm hơn là Trung Quốc có chiến lược “đẩy” hàng
ngàn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam,
nếu không cẩn thận chúng ta sẽ thành “bãi phế thải” công nghệ của họ. Và thực
tế đã diễn ra bao lâu nay hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam từ
thành thị tới nông thôn, trong đó có nhiều loại hàng kém chất lượng nguy hại
đến sức khỏe của người tiêu dùng như: gạo giả, trứng giả, trái cây nhuộm chất
hóa học, dư lượng thuốc trừ sâu, thịt đông lạnh hư thối…
-
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cho biết nguyên nhân Trung Quốc thường dễ
dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam vì doanh nghiệp Việt Nam bị cạnh tranh
trực tiếp từ hàng nhập khẩu. Cuộc chiến không cân sức với hàng Trung Quốc có
thể “tiêu diệt” nền sản xuất nội địa. Thực tế là năng lực cạnh tranh của Trung
Quốc trên một loạt lĩnh vực là hơn Việt Nam, các sản phẩm cùng chủng loại
thường phong phú hơn về mẫu mã và có sự thay đổi rất thường xuyên. Hơn nữa họ
có thể sản xuất với giá thành rất thấp do họ có lợi thế quy mô sản xuất, cũng
như khả năng sản xuất tất cả các nguyên nhiên phụ liệu cần thiết và tổ chức sản
xuất có hiệu quả.
(chauxuannguyen.word
Press.com/2012/10/07)
c. Phá hoại kinh tế
Việt Nam:
Ngoài
vấn đề thâm hụt mậu dịch, Trung Quốc đã biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ
hàng hóa cấp thấp, và từ lâu Trung Quốc đã tiến hành nhiều thủ đoạn lũng đoạn,
phá hoại kinh tế Việt Nam.
Trước
hết là đòn thu mua quái ác mà khởi đầu dân Việt không thể hiểu chỉ biết là
thương nhân Trung Quốc trả giá cao món hàng đó nên đua nhau tìm hàng để bán.
Chiến dịch thu mua này đã diễn ra lâu dài với nhiều thứ hàng như móng trâu bò,
cáp quang, rễ hồi, râu ngô non, mèo, chè… và mỗi thứ sau chiến dịch đều đưa đến
tai họa. Chẳng hạn như mua mèo đã đưa đến đại dịch chuột phá hoại mùa màng, nhà
cửa; mua cáp quang phá hoại hệ thống viễn thông; mua chè đã phá hoại cây chè và
doanh nghiệp chế biến chè Việt Nam đã lao đao vì thiếu nguyên liệu sau vụ thu
mua của thương nhân Tàu.
Rồi
tới tiền giả, và nạn này đã kéo dài từ sau thập niên 1990 đến nay. TS Lê Đăng
Doanh cho biết: “Một điều hiển nhiên được chứng minh nhiều lần là tiền giả được
in từ Trung Quốc mang vào Việt Nam và chúng ta rất nhiều lần lên tiếng với
Trung Quốc, nhưng cho đến nay mọi sự vẫn tiếp diễn. Hai nữa là việc thương nhân
Trung Quốc thu mua móng trâu bò ở các tỉnh biên giới. Móng mua được rồi thì
trâu bò không còn cày bừa được nữa. Họ còn mua rễ cây thuốc và vừa rồi thương
nhân Trung Quốc mua giá cao các loại chè của Việt Nam, sau đó yêu cầu người
nông dân Việt Nam cho thêm bùn và dầu nhớt vào chè. Số chè này mang về Trung
Quốc và họ tập trung lại và công bố rằng chè của Việt Nam bẩn, không sử dụng được
và họ tổ chức một buổi tiêu hủy rầm rộ lá chè mua từ Việt Nam về”.
Thêm
một đòn hiểm ác nữa mà thương nhân Trung Quốc đã làm nông dân điêu đứng là thu
mua nhiều thứ nông phẩm giá cao, rồi đột ngột ngưng hợp đồng hay bỏ trốn mất.
Xin
ghi lại hai trường hợp lớn về gỗ và gạo sau đây:
-
Mạng Sống Mới đưa tin: Hàng loạt doanh nghiệp gỗ phá sản vì kiểu thu mua của
Trung Quốc:
Các
đây khoảng 6 năm, các doanh nghiệp Trung Quốc đến Cần Thơ và thu mua gỗ dăm với
giá cao, có lời nhiều. Thấy vậy nhiều người đã lập công ty, vay tiền ngân hàng
mua dây chuyền nghiền gỗ, xe cơ giới, xây nhà xưởng và đổ xô đi thu mua tràm,
bạch đàn. Nhưng hai năm trở lại đây, phía Trung Quốc đã ngừng thu gom mặt hàng
này. Vì thế trên địa bàn TP Cần Thơ đến nay có khoảng 6 công ty phá sản, hoặc
đóng cửa tạm ngừng sản xuất, bán rẻ nhà xưởng, máy móc, thiết bị. Chỉ còn một
vài đơn vị sản xuất cầm chừng để ngân hàng đừng xiết nợ. Không chỉ riêng TP Cần
Thơ mà nhiều công ty cùng ngành nghề ở Tiền Giang, Long An, Cà Mâu… cũng đang
sống thoi thóp, phá sản.
(songmoi.vn/11/28/2012)
-
Theo Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam (VFA), từ đầu năm đến nay, các hợp đồng xuất
khẩu gạo sang TQ tăng đột biến. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, VFA đã ký hợp đồng
xuất khẩu với các thương nhân Trung Quốc gần 1,2 triệu tấn gạo chất lượng cao
(gạo 5% tấm) và gạo thơm, cao gấp 4 lần so với cả năm 2011.
Song
từ tháng 5 trở lại đây, tốc độ thu mua đã chậm lại một cách bất thường, cả
đường chính ngạch lẫn tiểu ngạch và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu
vắng bóng các thương nhân Trung Quốc. Nhiều hợp đồng đã bị hủy vô cớ theo sự
biến mất của các thương nhân trên.
Một
số chuyên gia lúa gạo cho rằng “bài” của Trung Quốc là ban đầu mua vào với số
lượng lớn. Khi các đơn vị kinh doanh trong nước ồ ạt đem hàng lên cửa khẩu, họ
kiếm cớ không mua nữa khiến hàng bị dồn ứ, thiệt hại nặng nề như chuyện dưa
hấu, cao su, vải thiều… bị ứ đọng, ép giá đã diễn ra liên tục trong thời gian
vừa qua. Chính vì thế doanh nghiệp phải hết sức thận trọng và tỉnh táo, chỉ mua
bán qua con đường chính thống, nắm chắc lai lịch của đối tác. Một số thương lái
trong nước cho hay, chính sách “mở rồi đóng” này của các thương nhân Trung Quốc
nhằm làm rối loạn thị trường Việt Nam với mục đích cố tình phá hoại nền sản
xuất và xuất khẩu của nước ta.
Theo
tìm hiểu của NTNN, gần đây các thương nhân Trung Quốc đã tung “độc chiêu” mới:
đề nghị các Doanh Nghiệp, thương lái Việt Nam nếu muốn bán hàng cho họ, phảì
trộn gạo trắng thường với gạo thơm theo tỉ lệ 50:50 để họ đem về nước bán dưới
mác gạo thơm. Với giá gạo trắng nếu trộn 50% vào gạo thơm và bán dưới mác gạo
thơm thì thương nhân Trung Quốc sẽ lợi 1/3 giá.
Ông
Trương Thanh Phong, Chủ Tịch VFA cho biết: “Việc làm này sẽ ảnh hưởng xấu đến
uy tín Việt Nam, bởi người dân Trung Quốc sẽ tẩy chay gạo Việt Nam, vì chất
lượng gạo không cao. Lúc này, thương lái Trung Quốc sẽ có cớ để hủy hợp đồng đã
ký đầu năm với giá cao với Doanh Nghiệp Việt Nam”. Chính vì thế, ông Phong kêu
gọi cộng đồng các doanh nghiệp, thương lái và nông dân Việt Nam phải thật cảnh
giác trong mua bán, giao dịch gạo với Trung Quốc. Đồng thời, VFA đã có công văn
chỉ đạo nghiêm cấm các doanh nghiệp thành viên VFA có hành vi trộn gạo đối với
tất cả doanh nghiệp hội viên khác. Trong trường hợp phát hiện ra gạo thơm bị
trộn tại thị trường Trung Quốc, VFA sẽ điều tra nguồn xuất khẩu để truy cứu
trách nhiệm doanh nghiệp.
Theo
Tiến sĩ Bùi Chí Bửu, Viện Trưởng Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam
thì rõ ràng Trung Quốc đã có một chính sách rất lớn trong vấn đề thu mua này.
TS Bửu vạch trần bản chất của sự việc: “Thương nhân Trung Quốc mua có chọn lọc
chứ không phải bất cứ mặt hàng nào cũng mua đâu. Tốc độ phát triển kinh tế của
Trung Quốc rất nóng. Do vậy nguyên liệu bị thiếu hụt nghiêm trọng và Việt Nam
là thị trường béo bở. Nhưng điều đáng nói Trung Quốc chưa bao giờ ký nghị định
thư với ta mà chỉ thích mua theo đường tiểu ngạch”.
Do
vậy, trong giao thương với doanh nghiệp Trung Quốc, theo tiến sĩ Bùi Chí Bửu,
nhà nước và doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý.
Bởi
lẽ “Trong làm ăn với Việt Nam, Trung Quốc luôn có chính sách căn cơ, lâu dài
chứ không đơn giản, ăn xổi ở thì như nhiều người nghĩ. Hiện Việt Nam đã gia
nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), nên muốn cấm họ mua cũng không được.
Muốn làm ăn lâu dài, Nhà Nước phải yêu cầu Trung Quốc ký nghị định thư cam kết
mua mặt hàng nông sản của Việt Nam qua các năm như các nước Châu Âu, Mỹ đã làm.
Tuy nhiên, 15 năm qua, việc đàm phán không thành công”.
(miscellaneous-land-blog.net/11/28/2012)
©
Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment