Tác
giả : Hồng Hạc
02/14/2013
Hồng Hạc
(Thành viên Lao Động Việt – chao@laodongViet.org)
13/02/2013
(Thành viên Lao Động Việt – chao@laodongViet.org)
13/02/2013
Những người bán bong bóng, những bà mẹ bán trầu đầu năm, những
người bán vé số, quét rác…
Đâu đó giữa nhộn nhịp không khí Tết, những cuộc đời lao động nghèo cùng nhịp sống chầm chậm,
trầm trầm của họ như những nốt trầm trong bản nhạc mùa xuân. Những người bán bong bóng, những bà mẹ bán trầu đầu năm, những người bán vé số, quét rác… Họ không đơn thuần là làm mở hàng đầu năm, mà buổi làm việc của họ chứa đầy lo âu và tiếng thở dài vì lại một mùa xuân nữa, cuộc đời họ vẫn âm u.
Cụ Hiền, năm nay 76 tuổi, ngồi bán trầu ở chợ Hàn, Đà Nẵng đã gần bốn mươi năm (kể từ sau 1975), kể: “Bà chưa có năm nào ăn Tết cho khí thế được, vì mình phải
lo buôn bán, chiều
cuối năm mới kết thúc, thường
là 30 tháng Chạp,
năm nay tháng thiếu,
tối 29 tháng Chạp mới về nhà, sáng Mồng Hai là đi bán mở hàng”.
“Cả năm, chỉ có mùa Tết là kiếm được nhiều
tiền, còn để dành cho những ngày đau ốm không đi bán được. Ngày thường,
mình kiếm được từ
10 ngàn đồng đến 20 ngàn đồng mỗi
ngày, Tết thì may mắn,
kiếm cũng được bạc
trăm ngàn, mỗi
ngày cầm một trăm ngàn tiền lãi thì sống thọ
thêm cũng được mấy tuổi!”.
Trong dịp Tết, giữa tất bật ngựa xe, vẫn
còn rất nhiều, cuộc đời, số
phận buồn tủi và ngậm ngùi. (HÌNH LĐV)
“Bà cũng có con cái, tụi nó hiếu thảo
lắm, thấy bà đi buôn, nó la, thậm chí khóc lóc, bắt bà phải ở
nhà để tụi nó chăm sóc. Nhưng
tụi nó nghèo quá, mà mình thì còn đi kiếm được chút đỉnh, nên
cố gắng mà làm cho
con cái bớt khổ, chứ mấy đứa nó làm nông, đói nghèo lấy
chi nuôi mình, nó mà không cho bà đi bán thì bà nhịn ăn mấy ngày, nó sợ, phải cho đi…”.
Cùng chung hoàn cảnh với cụ Hiền, có khá nhiều cụ buôn bán ở các chợ khắp ba miền đất
nước, đi đâu, nếu chịu khó ghé chợ cũng bắt gặp những người
già ngồi thu lu một góc
hàng, mắt nhìn xa xăm và ánh mắt lóe cười mỗi khi có người đến gần chỗ bán của mình.
Một người nông dân (yêu cầu giấu tên) ở Thanh Hóa nói: “Ngày cận Tết, có thể nói rằng những ngày cuối năm là thời gian thể hiện căn tính của hơn 80% người Việt Nam rõ nét nhất: Nghèo khổ;
Lam lũ và Chịu đựng”.
“Tôi ngồi bán hoa Tết ở chợ này đã được ba năm, trung bình, mỗi cái Tết kiếm
thêm cũng được hai đến ba triệu đồng, với
nông dân như mình, đây là khoản tiền quá lớn.”
“Cuối năm đi bán hoa, đầu năm đi bán bong bóng, kiếm
tổng cộng cũng được trên 5 triệu. Ở đất nước
này, chỉ có quan chức,
buôn lậu và cờ bạc
mới có tiền tiêu Tết,
người chân chính, làm ăn nghiêm chỉnh
khó có chuyện
tiêu tiền như nước ba ngày Tết lắm, vì đồng bạc của họ chứa đầy mồ hôi và nước mắt!”.
Mồng Hai Tết, cùng bán bong bóng với người nông dân “cựu giáo viên” này là
nhiều người nông dân khác, lam lũ, mệt mỏi và ai cũng có đôi mắt sâu thẳm, ánh nhìn giống như đang dõi vào những con hẻm sâu thẳm nào đó trong mùa Xuân.
Những người đi bán vé số cũng tranh thủ dịp tết
để bán. Bà Nguyệt, 68 tuổi, đi
bán vé số khá lâu năm ở
Huế, kể: “Những ngày Tết, dân họ mới có tiền nhiều mà mua vé số, mỗi ngày Tết kiếm
cũng được từ
100 đến 150 ngàn đồng”.
“Với những người nghèo như mình, số tiền 100 ngàn đồng chỉ đến tay vào những
dịp thiên hạ lễ lạc, ăn chơi, và đó cũng là những ngày may mắn
trong cuộc đời mình, mỗi
năm chỉ có vài ngày vậy thôi, còn lại thì kiếm chừng 50 ngàn đồng là mừng lắm
rồi”.
“Năm nào mình cũng mong sao dọn rác qua được Giao Thừa, có như vậy mới may mắn được người
ta lì xì ..”
Bà mẹ già bán trầu đầu năm. (HÌNH LĐV)
Tuy khác về công việc với những người bán vé số, nhưng những người
quét rác đêm Giao Thừa lại có nỗi
niềm nói ra nghe nao lòng
chẳng kém. Chị Thư, công nhân quét rác ở thành phố Quảng Ngãi, kể: “Năm nào mình cũng mong sao dọn rác qua được Giao Thừa, có như vậy mới may mắn được người
ta lì xì, chứ về
chừng 11 giời đêm thì mệt quá, chằng làm được gì mà chẳng có ai lì xì”.
“Thật ra thì những người du Xuân năm thì mười họa
mới có người lì xì cho mình, cũng không nhiều, một phong bao chừng 10 ngàn đồng, cao nhất 20 ngàn đồng. Nhưng nó có ý nghĩa với mình lắm, vì mình biết rằng giữa thế giới rác rưởi của mình, vẫn
còn Tết!”.
Trong dịp Tết, giữa tất bật ngựa xe, vẫn còn rất nhiều, cuộc đời,
số phận buồn tủi và ngậm ngùi, Tết đến với họ giống như một lời nhắc nhở về một năm cần lao tiếp đến
với sức khỏe mỗi ngày đang
xuống dốc và họ phải cố gắng, gồng mình để dành dụm cho những ngày
thất nghiệp lúc đuối sức…
GHI CHÚ:
Lao Động Việt là liên minh của các tổ chức lao động trong và ngoài nước, gồm: Phong Trào Lao Động Việt, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt
Nam.
Hồng Hạc (Thành viên Lao Động Việt –
chao@laodongViet.org)
------------------------------
Nỗi
Lo Chỗ Ở Của Người Làm Công Thời Bão Giá(10/03/2012)
No comments:
Post a Comment