Monday, 11 February 2013

NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ HAI 11-2-2013




Posted by basamnews on 11/02/2013


Bài viết mới

Tin thứ Hai, 11-02-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

- Một độc giả vừa méc sáng nay: Bâng Khuâng Trường Sa – Nhiều ca sĩ Vpop 2013 [MV YAN Media]: Thật đẹp, hay và cảm động! Có điều … biết là nghệ thuật thì khó có thể “lắp ghép” khiên cưỡng, nhưng thiếu Hoàng Sa là lại lo và buồn.
- Bùi Chí Vinh – Mùng 1 Tết năm Quý Tỵ nói về kẻ thù đất nước (Dân Luận). “Năm 1978 hồi xưa tôi đánh giặc ngoại xâm bằng súng/ 24 tuổi vác AK đi kiếm bọn Tàu/ 24 tuổi bỏ Thành Đoàn đâm đầu đi lính/ Bọn Tàu vẫn còn nguyên còn tôi bị nhốt quân lao/… Năm nay 2013 tự nhiên mê tập bắn/ Bia bắn giờ đây là bọn xâm lược cường hào/ Bia bắn giờ đây là lũ tay sai bán nước/ Thèm bắn một lần xuyên thấu tận ngàn sau!
- Chúng biến quê anh thành “QUÊ TÀU”? (Mai Thanh Hải). “Mình ngỡ ngàng đầu năm, khi về quê hôm nay, là những chiếc đèn lồng đủ loại, từ màu đỏ đến vàng, trang kim óng ánh, cong queo chữ Tàu, treo khắp hè đường, cửa nhà, trong ngõ xóm. Hỏi ra mới biết, mỗi chiếc đèn lồng như vậy, giá không dưới 100 nghìn đồng và người dân, được ‘vận động’ mua – treo, theo hệ thống chỉ đạo”.
- Âm mưu thâm độc của nhà cầm quyền Nghệ An đối với Giáo hội Công giáo: Huy động quân đội tàn sát giáo dân (NVCL). “Không phải ngẫu nhiên, mà báo chí Nghệ An đã khen nức nở Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp trong vụ Con Cuông, nhưng đồng thời âm thầm chuẩn bị những phương án tàn sát giáo dân bằng cách dựng lên những vở kịch khủng khiếp như chiếm UBND Tỉnh, Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh hoặc các cơ quan nhà nước, nhằm huy động không chỉ công an, mà cả hệ thống chính trị, không chỉ là toàn bộ hệ thống chính trị mà cả quân đội và đàn áp giáo dân và nhân dân khi cần thiết“.
- COI CHỪNG NHỮNG BIẾN ĐỘNG LỚN TRONG NĂM RẮN (Phạm Viết Đào). – Quý Tỵ 2013, năm rắn đen tiềm ẩn biến động khó lường (RFI). – Điềm báo Diệt Vong (Minh Văn). “Ban đầu người dân cũng tin theo, vì nhà sản nói là họ đại diện cho giới cần lao để đấu tranh cho hạnh phúc muôn dân. Nhưng với thời gian, họ mang cái chủ nghĩa ‘Mác – Lê’ vào áp dụng, nước Việt từ đó lầm than, muôn lần cực khổ hơn xưa. Nghe thiên hạ nói, đây là một thứ chủ nghĩa hoang tưởng và ngược đời. Tự do dân chủ thì không thấy đâu, chỉ thấy một triều đại độc tài tàn ác hơn Kiệt – Trụ xưa”.
- Bùi Tín: Quý Tỵ – Năm Hy Vọng (VOA’s blog).
- LOẠI TRỪ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP 1992 KHÁC CHI LOẠI TRỪ QUÂN VIỄN CHINH MỸ RA KHỎI VIỆT NAM NĂM 1973 (Phạm Viết Đào). – Lê Văn Trực: Bản Hiến Pháp nào? (Thông Luận). “Nhưng ĐCSVN còn cơ hội rửa mặt bằng cách chấp nhận một bản hiến pháp khác đáp ứng đúng đắn những nguyện vọng của dân tộc, phù hợp với những giá trị phổ cập của loài người. Cơ hội này sẽ chẳng bao lâu. Thay đổi không chết, ngoan cố là tự sát”. – Hồ Anh Hải: VẤN ĐỀ ĐẢNG TRONG HIẾN PHÁP TRUNG QUỐC (Phạm Viết Đào).
- Vũ Thế Phan: Rắn lột da biến ra con gì ? (Thông Luận). “Gây niềm tin không khó, phá vỡ niềm tin không khó, lấy lại niềm tin thì không dễ. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân: Hãy tự vấn vì đâu tha nhân hết tin mình”.
- Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực (TP/ Ba Sàm). Phỏng vấn GS.TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý.
“Không phải Quốc hội, không phải Chủ tịch nước, Chính phủ hay Tòa án cho dân quyền này, quyền kia. Chính nhân dân trao cho các cơ quan này quyền lực và họ có trách nhiệm thực thi nó phù hợp với ý chí của nhân dân được thể hiện trong Hiến pháp.”
“Đảng với tư cách là lực lượng chính trị lãnh đạo xã hội cũng phải đảm bảo để quyền phúc quyết của nhân dân được thực hiện. Giữa phúc quyết và lấy ý kiến nhân dân có sự khác nhau rất lớn về mức độ đảm bảo dân chủ, sự thượng tôn vai trò của nhân dân.”
- Tối qua, một luật gia liên lạc với chúng tôi đưa ra một thắc mắc quan trọng. Đó là theo ông, không hiểu sao trang “Cùng viết Hiến pháp” lại vừa cho đăng Một dự thảo hiến pháp để tham khảo (Nguyễn Phi Anh), để bên cạnh Một dự thảo hiến pháp để tham khảo (Bauxite Việt Nam), mà cái “dự thảo” của Nguyễn Phi Anh kia lại có tới khoảng 50% nội dung giống với bản Dự thảo Hiến pháp của Bauxite Việt Nam (tức bản tham khảo, đi kèm “Kiến nghị 72″ của các nhân sĩ trí thức), mà theo ông, những phần được coi là sao chép này, thì chưa từng có ở bản hiến pháp nào trên thế giới cả.
Thắc mắc đó mới chỉ là … nghi vấn. Song, có một điều đáng nghi vấn, đáng ngờ hơn nữa, có thể thấy rõ hơn về một sự sắp đặt có tính toán và thiếu trung thực, của những người điều hành trang “Cùng viết Hiến pháp”, nhất là nó lại là một trang web hết sức quan trọng của một nhà báo lõi đời – cựu TBT VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn. Để hiểu rõ về đánh giá đó, xin trở lại từ ngày 3/2/2013, sau khi chúng tôi thắc mắc về bài vở trên “Cùng viết Hiến pháp” toàn là từ báo nhà nước, họ cho đăng bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 – boxitvn. Thế nhưng, khi đó, người ta đã có vẻ “quên” không đăng luôn cả bản Dự thảo Hiến pháp 2013, bất chấp bản dự thảo này nằm ngay cùng một trang với bản Kiến nghị. Và … họ có “quên”, hay là cố tình “để dành” cho một toan tính khác? Xin coi tiếp:
Trong bản Một dự thảo hiến pháp để tham khảo (Bauxite Việt Nam) nói ở trên mới được đăng hôm qua, BBT “Cùng viết Hiến pháp” có lời nói đầu như sau: Theo chúng tôi biết, bên cạnh Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013 của Quốc Hội, còn có bản Dự thảo Hiến pháp 2013 do một nhóm trí thức đề xuất trên trang Boxitvn.net. Bản dự thảo này được kèm theo Kiến nghị về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (mà vừa được đại diện nhóm trí thức khởi xướng trao cho Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào ngày 4/2/2013). Trước đó chúng tôi đã giới thiệu bản Kiến nghị về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nay xin trân trọng giới thiệu vơi bạn đọc bản Dự thảo Hiến pháp năm 2013 đăng trên trang Boxitvn.net.”
Như vậy có thể tạm hình dung “kịch bản” là: cố tình không đăng bản Dự thảo Hiến pháp 2013 đi kèm bản “Kiến nghị 72″, bất chấp một điều quá dễ hiểu là tuy được coi như tài liệu tham khảo, nhưng nó hết sức quan trọng để độc giả đánh giá tinh thần bản Kiến nghị, thái độ trách nhiệm và phương pháp làm việc khoa học của những người khởi xướng, và nhiều điều nữa, trong đó có việc nó phục vụ người đọc rất nhiều về kiến thức pháp luật, hiến pháp. “Cùng viết Hiến pháp” đã cố tình như vậy, để tới nay mới tung ra bản Dự thảo Hiến pháp 2013 đó, để bên cạnh một bản “dự thảo” khác, được cho là cọp lại rất nhiều nội dung của Dự thảo Hiến pháp 2013 của các nhân sĩ trí thức. Lại còn nói là “theo chúng tôi biết …”, ra vẻ rất vô tư, như thể việc bản Dự thảo Hiến pháp 2013 đi kèm “Kiến nghị 72″ là chuyện “bí mật”, họ biết qua nguồn thông tin riêng thôi, chứ không phải ai ai cũng đã biết cả rồi, không phải là họ đã cố tình cắt xén một tài liệu quan trọng đến vậy, theo kiểu khuất tất vậy. Lại còn “tinh tế” (hoặc kém tinh tế?) tới độ cuối bản Dự thảo Hiến pháp 2013, họ đã không để đường dẫn (link) tới bản gốc, đi kèm bản Kiến nghị, trên trang chủ Bauxite Việt Nam.
Còn câu hỏi rằng việc họ cắt xén tài liệu, rồi giờ sắp xếp phần bị giấu nhẹm đi đó bên cạnh một bản “nhái” là để nhằm những mục đích gì, thì xin được tạm bỏ ngỏ ở đây.
Tuy nhiên, để thận trọng hơn cho những đánh giá có tính nghi vấn cao của chúng tôi ở trên, xin mời những người khởi xướng và điều hành trang “Cùng viết Hiến pháp” trả lời. Cũng xin lưu ý, để tránh gây hiểu lầm từ việc trang “Cùng viết Hiến pháp” có thể làm để “sửa sai” bằng cách lặng lẽ thêm nội dung vào, chỉnh sửa lại câu chữ sau khi đã đăng bài, không một lời thông báo, mà nhiều báo điện tử trong đó có VNN từng làm, chúng tôi đã tải xuống, lưu lại toàn bộ các bài trên, kể cả trang chủ sáng nay với 2 bản “dự thảo” bên cạnh nhau.
Bổ sung, hồi 10h35′: muốn hiểu rõ hơn vụ việc trên, thậm chí đề phòng có kẻ bên trong Ban biên tập trang “Cùng viết Hiến pháp” đã thao túng, gây dư luận không tốt và chia rẽ, chúng tôi đã nhờ người liên lạc với các thành viên BBT trang này. Một vị cho biết không rõ tác giả “Nguyễn Phi Anh” hay “Dương Phi Anh” là ai và cả việc có hay không người này đã sao chép “cơ học” nhiều nội dung trong bản Dự thảo Hiến pháp 2013 (đi kèm “Kiến nghị 72″) mà không ghi chú rõ ràng.
Bổ sung, hồi 12h25′: trên trang “Cùng viết Hiến pháp” vừa có bổ sung một số nội dung mới nhất cuối buổi sáng nay của cả BBT lẫn tác giả bài viết. Chúng tôi sẽ xin bình luận về vấn đề này vào sáng mai.
- Phan Châu Thành – Thịnh vượng và rác (Dân Luận). “Đến khi có Tư duy Thịnh vượng tôi hiểu rằng chính quyền này sẽ không bao giờ xử lý được rác – một việc đơn giản nhất mà mọi chính quyền có thể làm, vì chính họ đã là rác rồi, họ chấp nhận rác trong ý thức hệ rồi, nên họ sẽ không thể mang lại cho dân sự thịnh vượng được”.
- Phỏng vấn bọ Lập: Trí thức trùm chăn rất đáng khinh bỉ (Đào Tuấn). – Phỏng vấn nhà thơ Hải Như: Nhà văn: Xin đừng tự trói buộc mình (TVN). – Nguyễn Thanh Hà khai bút: THỨC THỜI VÀ THỜI THỨC (Phạm Viết Đào).
13h45′:
- ĐẢNG ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN? (William Truong). “Đảng đã không lo được cho dân thì cũng đừng ngăn cản người dân tự lo lấy. Đảng đã không cho dân được mùa Xuân thì cũng đừng ngăn cản mùa Xuân về theo quy luật tự nhiên. Đảng đã không đủ tài năng, thiện tính và can đảm viết nên một bản Hiến Pháp văn minh cho dân tộc thì chớ nên ngăn cản trái tim và khối óc của hàng triệu con người. Dòng thời gian luôn chảy và bánh xe lịch sử luôn quay-đó là điều không một ý chí cá nhân nào cản nổi”. – Sức mạnh lòng dân – bài học không bao giờ cũ (ĐT).
- PHẢN ỨNG CỦA MỘT DƯ LUẬN VIÊN VỀ BÀI “NIỀM TIN” CỦA ÔNG HÀ ĐĂNG (TSYG). “Thật tình tôi cho rằng chỉ có ông Trời mới biết ông có ý định ngầm ví von, so sánh điều gì đó hay không khi dùng niềm tin của một tên trộm để mở đầu cho bài viết vể chủ đề cực kỳ nghiêm túc và vô cùng thiêng liêng là niềm tin về Đảng?
- Lâm Lễ Trinh NGÀN GIỌT LỆ RƠI – A THOUSAND TEARS FALLING của Đặng Mỹ Dung (TNM).
- Nguyễn Văn Thạnh: QUYỀN ĐƯỢC SỐNG AN TOÀN (Huỳnh Ngọc Chênh).
20h30′:

KINH TẾ

13h45′:
- TS Lê Xuân Nghĩa: Ổn định để sống sót (ĐTCK).
20h30′:

VĂN HÓA-THỂ THAO

- Buồn vui ngày giáp Tết (Diễn Đàn).
- Giám đốc Ban Việt Ngữ RFA chúc Tết khán thính giả (RFA). Nguyễn Khanh, Giám đốc Ban Việt Ngữ RFA =>
- Nguyễn Tùng: Mừng anh Lê Thành Khôi 90 tuổi (Diễn Đàn). – Phan Huy Lê: Hai chứng từ về Lê Thành khôi (Diễn Đàn).
- Hoàng Xuân Hãn: Đoàn Tử Quang (Diễn Đàn).
- Đứa con ngoài giá thú (Nguyễn Tường Thụy).
- Lê Xuân Quang: Thiến sót (Nguyễn Tường Thụy).
- Nguyễn Thị Từ Huy: Tinh thần tiểu thuyết (Diễn Đàn).
- Đặng Đình Cung: Công nghệ phở – II (Diễn Đàn).
- Vũ Quý Hạo Nhiên: Rắc rối chuyện đồng tính diễu hành (BBC).
- Nguyễn Quang Riệu: Từ thế giới lượng tử đến vũ trụ bao la (Diễn Đàn).
- Tết ở Mỹ và Super Bowl (Bùi Văn Phú).
13h45′:
- Sự khôi hài của người Việt (Nguyễn Thế Thịnh).
- Chúc Thọ (Nguyễn Vĩnh).
- Trần Mộng Tú: Chim Kêu Vượn Hú (DĐTK).
- HOA DỌC ĐƯỜNG XUÂN (Mai Thanh Hải).
- Đạo diễn nổi tiếng từ chối tước hiệu Hiệp sĩ (ANTG/PLTP). Ông này giống đạo diễn Kim Chi, từ chối làm hồ sơ nhận bằng khen có chữ ký của “đồng chí X”: “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân”.
20h30′:

GIÁO DỤC-KHOA HỌC

- Cái tựa ngồ ngộ: GS Toán rời rạc bàn chuyện tiền cho giáo dục (TP). Để mấy chữ “Toán rời rạc” trong dấu móc kép thì tốt hơn.
<- Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm: Càng khó khăn, tinh thần hiếu học càng phát triển mạnh mẽ (DT).
13h45′:
- Tết thầy (Tin tức).
20h30′:

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

13h45′:
- Trần Mộng Tú: Sông Mã êm đềm (DĐTK).
20h30′:

QUỐC TẾ

13h45′:
20h30′:
* RFA: + Sáng 10-02-2013
* RFI: 10-02-2013







No comments:

Post a Comment

View My Stats