15-2-2013
Bạn email hỏi (và trách): chuyện Mậu Thân đã mấy mươi năm rồi, lôi
lại những hận thù làm gì!? Hãy hướng về tương lai và cho quá khứ yên nghỉ...
Entry này xin được thay thế cho câu trả lời. Mời bạn nghe vài khúc Hát trên
những xác người của chế độ mà bạn đang "cùng đồng hành để
hướng về tương lai."
Khúc hát sau đây do Lê Phong Lan
trình bày. Ca sĩ hát trên những xác người này cũng là đạo diễn bộ phim tài liệu
Mậu Thân 1968 dài 12 tập do Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Hãng phim
truyền hình Bản sắc Việt sản xuất.
Đạo diễn Lê Phong Lan và phim tài liệu “Mậu Thân
1968”: Làm phim với sự thôi thúc của lương tâm
Trích:
- Bởi vì tôi yêu lịch sử dân tộc
mình, càng tìm hiểu thì tôi càng thấy cha ông mình vĩ đại. Lịch sử là vấn đề
quan trọng của nước nhà, nếu bạn hướng tâm vào đó, bạn sẽ thấy nó vô cùng hào
hùng, những mất mát lớn lao, những hy sinh vô bờ bến... Khi tôi hiểu rõ lịch sử
dân tộc tôi, tôi sẽ kiêu hãnh hơn về quá khứ của ông cha mình và có thêm can
đảm để bước tới tương lai. Tôi làm phim với sự thôi thúc của lương tâm, phải
nói ra sự thật.
- Tôi chia sẻ hết những thứ tôi có,
đó là một câu chuyện thấm đẫm xương máu hy sinh và những mất mát ở Huế mùa xuân
năm 1968. Bom đạn, pháo Mỹ từ Hạm đội 7 ngoài
khơi Thái Bình Dương bắn vào, 80% thành Huế đổ nát và bị san phẳng như một bãi
chiến trường, nhưng tuyệt nhiên, không có một vụ thảm sát nào do quân đội phía
ta gây ra như một tiểu thuyết tâm lý chiến của phía Việt Nam cộng hòa đã dựng
lên. Nhiều người nói bộ phim như một
cuốn tiểu thuyết, nhưng toàn bộ là sự thật và chỉ có sự thật...
*
Và đây, Lê Phong Lan vừa soạn nhạc, vừa ca, vừa làm phim khẳng định vấn đề thảm sát tại Huế là một sự bịp bợm. “Đó là những thường dân bị chết do những trận bom pháo Mỹ san bằng TP Huế.”
Và đây, Lê Phong Lan vừa soạn nhạc, vừa ca, vừa làm phim khẳng định vấn đề thảm sát tại Huế là một sự bịp bợm. “Đó là những thường dân bị chết do những trận bom pháo Mỹ san bằng TP Huế.”
Huế: 45 năm - một cuộc “chiến tranh tâm lý”
Đạo diễn Lê Phong Lan - Trong Mậu Thân 1968, quân và dân Thừa Thiên-Huế đã
làm nên chiến công trong 26 ngày đêm giữ thành, được tặng thưởng tám chữ vàng
“Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”, góp phần tạo “cơn địa chấn” của sự
kiện Mậu Thân đối với chính quyền Mỹ và chế độ Sài Gòn. Nhưng sự khốc liệt của
mặt trận này cũng kéo theo đòn “chiến tranh tâm lý” hết sức cay nghiệt suốt mấy
mươi năm sau Mậu Thân 1968.
Trong trận này, lính Mỹ đã phải trả
một cái giá rất đắt về nhân mạng. Và, cũng chính khối lượng bom đạn khổng lồ mà
họ trút xuống để tái chiếm lại thành phố này là nguyên nhân dẫn đến những tổn
thất ghê gớm của quân và dân ta. “Tổn thất của xuân 1968 rất lớn, ác liệt một cách
khủng khiếp. Xung quanh thành đỏ hết. Bom đạn hai bên đánh nhau đỏ chói, khói
ngùn ngụt, nhà cửa bom pháo san bằng hết” - ông Nguyễn Văn Quang, nguyên Bí thư
Thành ủy TP Huế, nguyên Đội trưởng Đội Công tác chính trị vũ trang quận 1 năm
1968, nhớ lại.
Để khỏa lấp thất bại nặng nề tại mặt
trận Huế, đồng thời tìm lý do biện minh cho những thiệt hại khủng khiếp về
thường dân do những trận bom pháo Mỹ gây ra, Mỹ và chính quyền Sài Gòn dựng lên
cái gọi là cuộc thảm sát tại Huế để đổ vấy cho quân giải phóng và từ đó đánh
lừa dư luận.
GS Noam Chomsky, người có nhiều
hoạt động chống lại chiến tranh của Mỹ ở VN và sau này ở Iraq, khẳng định vấn đề thảm sát tại Huế là một sự bịp bợm. “Đó
là những thường dân bị chết do những trận bom pháo Mỹ san bằng TP Huế. Rồi sau
đó khi Mỹ và VNCH phản kích trả thù lại thời kỳ hậu Mậu Thân cũng giết chóc rất
nhiều. Thứ nữa là lực lượng quân giải phóng đã hy sinh trong lúc chiến đấu. Tất
cả đều là người Việt với nhau và họ gộp vô hết. Tất cả cái đó họ dựng thành một
vụ thảm sát tưởng tượng” - GS Noam
Chomsky khẳng định.
Đạo diễn Lê Phong Lan
*
“Mậu Thân 1968” lên phim
Trích:
"Qua bộ phim “Mậu Thân 1968”,
đạo diễn Lê Phong Lan muốn chuyển tải tới người xem khát vọng của ông cha ta:
Độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Lịch sử là tương lai của bản thân mỗi
con người sinh ra trên đất nước Việt Nam, hiểu được lịch sử, hiểu được dòng
tộc, cha mẹ, anh em, bạn bè và kể cả những người phía bên kia sẽ vững tâm hơn
trên con đường đi của mình.
Ông Nguyễn Hà Nam, Trưởng ban Thư
ký biên tập, Đài Truyền hình Việt Nam đánh giá, “Mậu Thân 1968” đã tái hiện vô
cùng sinh động, với khối tư liệu đồ sộ được ê kíp làm phim tập hợp trong hành
trình gần 10 năm với tâm trí hết sức nghiêm túc, hy vọng mang đến cho khán giả một cái nhìn toàn diện về lịch sử vĩ
đại và đáng tự hào của dân tộc ta.
Phim bắt đầu phát sóng vào 20 giờ 5
phút ngày 25-1 trên kênh VTV1."
*
Lần đầu tiên khai mở bí mật về Mậu Thân 1968
Tất cả các nhân chứng mà đạo diễn
Phong Lan gặp, trong đó có nguyên
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã khẳng định không có một vụ thảm sát nào. Các nhà báo quốc tế yêu cầu được tiếp cận với những hố
chôn người tập thể như cáo buộc của chính quyền Việt Nam cộng hòa nhưng họ cũng
bị từ chối. Một nhân chứng đạo diễn Phong Lan đã gặp và phỏng vấn là nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn cho biết, quân đội Bắc Việt Nam vô
cùng nghiêm túc, kỷ luật, không hề có chuyện thảm sát.
(Các bạn xem bài - Kỷ vật Mậu Thân để có thêm dữ kiện khác về "nhân chứng" Trịnh Công Sơn - ghi chú của Dân Làm Báo)
Đạo diễn Phong Lan cho biết: “Tôi chỉ muốn tìm hiểu và đưa đến cho mọi
người một cái nhìn minh bạch, rõ ràng dưới ánh mặt trời những thông tin liên
quan đến sự kiện Mậu Thân 1968, vì lịch sử là tương lai của bản thân tôi. Nếu
tôi hiểu cha mẹ tôi, gia tộc tôi, những người liên quan đến tôi thì tôi sẽ có
bệ phóng vững chắc để đi vào tương lai. Tìm hiểu để thấy ông cha tôi vĩ đại vô
cùng, họ đã nguyện hiến dâng cả gia sản, cả tính mạng bản thân, cả gia đình,
tất cả để giữ cho bằng được độc lập tự do của dân tộc. Có người hỏi tôi làm
phim tài liệu lịch sử có công bằng không, tôi xin trả lời, tôi phải công bằng
vì đó là nghề nghiệp, là thanh danh của tôi, tôi đặt tinh thần độc lập thống
nhất và hòa hợp dân tộc của tôi lên hàng đầu”.
Ông Nguyễn Hà Nam- Trưởng Ban thư
ký biên tập của VTV cho biết: “Hướng ưu tiên tới đây của VTV là sẽ đầu tư cho những bộ
phim tài liệu truyền hình dài tập, với dạng phim
này, chúng tôi không đặt nặng doanh
thu trong khi đầu tư là rất tốn kém. Nguồn kinh phí sẽ lấy từ doanh thu quảng
cáo trong các chương trình giải trí để đưa sang, vì vậy rất mong khán giả thông
cảm cho việc có những chương trình ăn khách thì sao phải xem quảng cáo nhiều
thế. Tôi xin phép được bí mật về con số đầu tư cho mỗi tập phim “Mậu Thân 1968”, mặc dù rất
cao, cao hơn một tập phim truyện nhưng cũng chưa đủ bù đắp chi phí cho nhà sản
xuất. Cá nhân tôi thấy, đây là bộ phim
tài liệu mà khi đã xem, tôi bị cuốn hút tới mức không thể dứt ra được”.
*
Khúc "hát" kế tiếp là
khúc hát đứng đầu mục "Tin nhiều người đọc" trên trang web Quân đội
Nhân dân:
Tổ quốc, máu và hoa
QĐND - Trong những ngày giáp Tết
Quý Tỵ, các hoạt động kỷ niệm 45 năm Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu
Thân 1968 làm cho không khí chuẩn bị đón Xuân ở các tỉnh, thành phố phía Nam
thêm rộn rã, hấp dẫn. Một trong những hoạt động ấn tượng là Chương trình cầu
truyền hình “Bản hùng ca mùa xuân” do Bộ tư lệnh Quân khu 7, UBND và đài truyền
hình các tỉnh, thành: TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Thừa Thiên -– Huế phối hợp với
Báo Quân đội nhân dân tổ chức vào tối 2-2. Tham dự cầu truyền hình có đồng chí
Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng
chí đại diện cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố có điểm cầu truyền hình; lãnh đạo
Quân khu 4, Quân khu 7 và Quân khu 9; các Mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng
LLVTND, các cựu chiến binh đã từng tham gia chiến đấu trong cuộc Tổng tiến công
và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, cùng đông đảo bè bạn quốc tế và nhân dân tại các
điểm cầu.
...
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân
Mậu Thân 1968 là một sự kiện lịch sử, đưa cách mạng Việt Nam lên một tầm cao
mới, làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng
phải xuống thang chiến tranh. Đặc biệt, Tổng thống Mỹ Giôn – xơn phải tuyên bố
ngừng ném bom miền Bắc, Mỹ buộc phải ngồi vào bàn đám phán tại Hội nghị Pa-ri
để bàn việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Từ cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968 đến Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ
trên không” tháng 12-1972, Mỹ buộc phải ký kết Hiệp định Pa-ri về chấm dứt
chiến tranh ở Việt Nam, rút hết quân về nước. Đó chính là những “Bản hùng ca mùa
xuân” để quân và dân ta làm nên chiến thắng trong cuộc Tổng tiến công mùa xuân
năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, giờ đây
Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ… và cả miền Nam đã thay da đổi
thịt rất nhiều. Những chiến trường xưa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân
Mậu Thân 1968, nay đã là những đô thị sầm uất, hiện đại, những khu chế xuất -
khu công nghiệp tầm cỡ khu vực, góp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Bạn Vũ Thị Mỹ Lan - sinh viên năm
thứ hai Trường Đại học Hoa Sen, quê ở Trà Vinh tâm sự: “Rất hiếm khi chúng em
có cơ hội được tham dự một cầu truyền hình trực tiếp tại trung tâm Thành phố. Em rất khâm phục thế hệ cha anh đi trước, hy sinh tất cả
cho giải phóng và thống nhất đất nước”.
Còn Trung tướng Phạm Văn Dỹ - Chính ủy Quân khu 7 thì nói rằng: “Ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân Mậu Thân 1968 vẫn còn nguyên giá trị. Đó là động lực mạnh mẽ để chúng ta
sống và làm việc sao cho xứng đáng với truyền thống vẻ vang của dân tộc, của
những người đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp mọi nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc giỏi
Tiến lên, toàn thắng ắt về ta”.
Lời thơ chúc Tết của Bác Xuân Mậu
Thân 1968 vẫn còn vang vọng đến tận hôm nay và mai sau. Đó là lời kêu gọi hiệu
triệu, cổ vũ cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phấn đấu xây dựng đất nước
Việt Nam ngày càng giàu mạnh, phát triển, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,
bảo vệ chế độ XHCN trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
*
TP.HCM xây khu tưởng niệm liệt sỹ Tết Mậu Thân 1968
Lễ khởi công xây dựng Khu tưởng
niệm liệt sĩ Tết Mậu Thân 1968. (Ảnh: Thế Anh/TTXVN)
Ngày 1/2, Ủy ban Nhân dân huyện
Bình Chánh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức
khởi công xây dựng Khu tưởng niệm liệt sỹ Tết Mậu Thân 1968 nhân dịp kỷ niệm 45
năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968.
...
Theo Ủy ban Nhân dân huyện Bình
Chánh, công trình thể hiện sâu sắc tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của quân và
dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung tri ân những người đã
ngã xuống giành độc lập tự do cho dân tộc. Khi hoàn thành sẽ là địa chỉ đỏ, về nguồn của nhiều thế hệ người Việt Nam nhằm giữ gìn,
phát huy truyền thống đấu tranh anh dũng của cha anh.
*
Lật lại những câu chuyện lịch sử “nhạy cảm” trong
chiến dịch Mậu Thân 1968
(Dân trí)- Đã có nhiều nguồn tin trái chiều về những cuộc thảm
sát trả thù đẫm máu bên trong thành Huế sau khi Quân Giải phóng miền Nam Việt
Nam chiếm được cố đô. Chính sự đẫm máu thảm khốc, trong một thời gian dài,
người ta né tránh nhắc đến chiến dịch Mậu Thân năm 1968.
...
Tuy nhiên, trong suốt một thời gian
dài, nhiều nguồn thông tin nhiễu loạn đã khiến chiến dịch Mậu Thân năm 1968 trở
thành câu chuyện lịch sử nhạy cảm, ít được nhắc đến. Những thông tin về các
ngôi mộ tập thể được tìm thấy ở Huế, thông tin về những cuộc thảm sát đẫm máu
mang tính trả thù cá nhân sau khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm được
thành Huế… được lan truyền một cách ẩn ức trong dư luận suốt một thời gian.
Khi câu chuyện về chiến dịch Mậu
Thân năm 1968 vẫn tồn tại như một câu chuyện lịch sử nhiều bí ẩn, một nữ đạo
diễn Việt Nam đã âm thầm chuẩn bị tài liệu trong suốt 10 năm để lật lại, để
truy tìm sự thật, để nói đến tận cùng về những câu chuyện “nhạy cảm” năm 1968.
...
12 tập phim tài liệu với tựa đề
“Mậu Thân- 1968” là sự nhìn nhận, đánh giá của chính những người trong cuộc sau
độ lùi 45 năm thời gian. Tính đến thời điểm hiện tại, 2/3 số nhân vật được
phỏng vấn trong 12 tập phim tài liệu của đạo diễn Lê Phong Lan đã ra đi. 10 năm
không mệt mỏi để một nữ đạo diễn bươn chải, tìm cho bằng được những sự thật về
“Mậu Thân-1968”.
Và với những gì tìm được, nữ đạo
diễn trả lời, “Tôi đã gặp những nhà báo Mỹ, những
người lính bên kia chiến tuyến, họ đã nói, tất cả những thông tin về vụ thảm
sát năm 1968 tại Huế chỉ là sự vu cáo của Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa
đổ lên đầu Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Để khỏa lấp cho sự thất bại nặng
nề, phía Mỹ và Việt Nam cộng hòa đã phát động những tin đồn nhảm gây nhiễu loạn
như một cuộc chiến tranh tâm lý, và nó đã kéo dài trong một thời gian. Nhưng sự
thật là sự thật. Chiến dịch Mậu Thân trải qua thời gian càng khẳng định là bản
anh hùng ca vĩ đại của quân dân Việt Nam”.
*
Những khúc, đoạn trên chỉ là một vài khúc hát trong toàn
bộ màn hợp tấu đồng ca của tuyên giáo đảng. Họ tiếp tục hát trên những xác
người, chối bỏ tội ác, đổ thừa tội phạm, chà đạp lịch sử để tự vinh danh những
kẻ sát nhân lẫn một chế độ sát nhân.
*
Và vì thế những tang thương
quá khứ đành phải lật lại vì sự thật của lịch sử:
- Lê Phong Lan và bộ phim: “Chạy tội cho CSVN”
- Mậu Thân 1: Đòn đánh nhá của Tướng Giáp
- Mậu Thân 2: Độc thủ của Bác
- Kỷ vật Mậu Thân
- Nỗi đau Tết Mậu Thân chưa có phút nào nguôi!
- Phim Mậu Thân 1968 - một canh bạc bịp
- 45 năm sau Mậu Thân - Máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế
- Mậu Thân trong tâm khảm một nhà thơ
- Nghệ thuật dối trá
- Những sự thật không thể chối bỏ (phần 14) - Ai làm cho Huế đau thương?
- Hãy nói trước ngày chết
- Mậu thân Huế - Câu chuyện của Nguyễn Thị Thái Hòa
_________________________________
(*) Chiều đi lên Bãi Dâu
Hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy
Trên con đường
Người ta bồng bế nhau chạy trốn
Chiều đi lên Bãi Dâu
Hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy
Những hố hầm
Ðã chôn vùi thân xác anh em... - Trịnh Công Sơn
- Mậu Thân 1: Đòn đánh nhá của Tướng Giáp
- Mậu Thân 2: Độc thủ của Bác
- Kỷ vật Mậu Thân
- Nỗi đau Tết Mậu Thân chưa có phút nào nguôi!
- Phim Mậu Thân 1968 - một canh bạc bịp
- 45 năm sau Mậu Thân - Máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế
- Mậu Thân trong tâm khảm một nhà thơ
- Nghệ thuật dối trá
- Những sự thật không thể chối bỏ (phần 14) - Ai làm cho Huế đau thương?
- Hãy nói trước ngày chết
- Mậu thân Huế - Câu chuyện của Nguyễn Thị Thái Hòa
_________________________________
(*) Chiều đi lên Bãi Dâu
Hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy
Trên con đường
Người ta bồng bế nhau chạy trốn
Chiều đi lên Bãi Dâu
Hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy
Những hố hầm
Ðã chôn vùi thân xác anh em... - Trịnh Công Sơn
No comments:
Post a Comment