Sunday,
February 24, 2013 5:32:36 PM
NAM ÐỊNH (NV) - Hàng ngàn người đến đền Trần ở thành phố Nam Ðịnh như một tục lệ
mới rộ lên những năm gần đây để xin “ấn” tức một tờ giấy màu vàng trên có một
số chữ nho hình một cái triện mà người ta tin sẽ giúp thăng quan tiến chức.
6 giờ sáng nay, đền Trần bắt đầu phát ấn. Nhưng để có được một
lá ấn, người dân phải trả ít nhất 15,000 đồng và theo quy định mỗi người chỉ
được mua 1-2 lá. (Hình: VNExpress)
Ðền
Trần là nơi thờ các vua nhà Trần và các quan của triều đình nằm ở con đường có
tên là Trần Thừa thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Ðịnh, sát với quốc lộ
10.
Hàng
năm, một lễ hội kéo dài 3 ngày được tổ chức bắt đầu từ giờ tý (giữa đêm) ngày
13 đến ngày 15 Tháng Giêng âm lịch, mở đầu bằng lễ “khai ấn.”
Mấy
năm qua, lượng người háo hức đến xin ấn vô cùng đông đảo, thậm chí phải chen
lấn, giành giật vô cùng hỗn độn. Người ta tin rằng cái tờ ấn đó đem đến thăng
quan tiến chức. Trước kia thì tờ ấn phát không nhưng năm nay tin tức cho hay
được bán với giá 15,000 đồng (hay khoảng 71 xu Mỹ). Quy định đặt ra là mỗi
người chỉ được mua một tới hai tờ nhưng có người mua được cả xấp rồi bán lại
cho những người ở vòng ngoài, không chen vào nổi.
“Hàng
ngàn du khách thập phương đã chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để mua bằng
được cánh ấn lộc, tạo nên một khung cảnh hết sức hỗn độn, xô bồ tại Ðền Trần,”
theo sự tường thuật của báo Người Lao Ðộng.
Tuy
thông báo của ban tổ chức, đến 7 giờ sáng 24 Tháng Hai mới tiến hành phát ấn
nhưng ngay từ 3 giờ sáng, hàng nghìn người đã xếp hàng ở khu vực 3 nhà Giải Vũ,
nơi sẽ tiến hành phát ấn. Ở khắp nơi trong khu vực Ðền Trần, hàng trăm người
ngủ vạ vật để chờ trời sáng, theo NLÐ kể.
Trong
khi nhiều người phải chen lấn trong đền mua với giá chính thức, thì ở ngoài
cổng đền Trần, nhiều người khác đã mua lại tờ ấn với giá là 50,000 đồng đến
100,000 đồng (tức khoảng $2.38 đến $4.76).
Thay
vì đúng 7 giờ sáng mới phát ấn, “nhưng do lượng người đổ về quá đông, ban tổ
chức đã phải quyết định tiến hành phát ấn cho nhân dân vào lúc 6 giờ 15.”
Tuy nhiên, những người vô tổ chức cũng nhiều không kém. Cả ba
khu vực phát ấn là Giải Vũ, Thiên Trường và Bố Trạch đều có hiện tượng trèo qua
đầu người khác để xông vào đòi mua ấn trước. (Hình: VNExpress)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/162283-VN-AnDenTran-TreoQuaDau-VNX-022413-400.jpg
“Lập
tức, các khu nhà Giải Vũ náo loạn bởi vì tình trạng hàng nghìn người đùn đẩy,
chen lấn với mong muốn lấy được cánh ấn đầu tiên. Nhiều người trèo cả lên đầu
người khác, tiếng la thét khắp nơi, có nhiều phụ nữ, bà già bị xô đẩy xuống đất
ngã dúi dụi,” báo Người Lao Ðộng kể.
Trong
cảnh chen lấn lộn xộn ấy, nhiều người đã bị mất cắp, rạch túi, mất tiền mất đồ
đạc và nhất là mất những tờ ấn cố công đến lấy.
Có 50,000 tờ ấn được
phát ra.
Trước
cả sự lộn xộn giành giật mua tờ ấn, khi cửa đền bắt đầu mở cho mọi người ùa vào
lúc nửa đêm thì cảnh hỗn loạn “như những năm trước” đã bắt đầu.
Khi
lễ rước kiệu các vua Trần diễn ra quanh đền, “Người đi lễ ném tiền vào kiệu,
tranh nhau nhặt tiền, đứng trên cửu đỉnh, hòm công đức, bờ tường của đền... Một
số cánh cửa của đền bị phá hỏng, rơi rụng. Ðồ lễ trong đền bị người dân lao vào
cướp.” báo Tiền Phong kể.
Chữ gì được khắc
trên bản ấn?
Theo
lời giải thích của Thạc Sĩ Phạm Văn Ánh, một chuyên viên Hán học thuộc Viện Văn
Học, trên tờ Thanh Niên, “Các bản ấn năm 2010 chính giữa có bốn chữ ‘Trần miếu
tự điển,’ nghĩa là: ‘Ðiển lễ tế tự ở miếu Trần,’ viền phía dưới khắc bốn chữ
‘Tích phúc vô cương,’ nghĩa là ‘Ban phúc vô bờ.’ Tuy nhiên, chữ ‘cương’ (trong
‘Tích phúc vô cương’), phần bên phải khắc thiếu hẳn một nét ‘nhất,’ phần bên
trái khắc thiếu hẳn bộ ‘thổ.’ Cho nên ‘Tích phúc vô cương’ nghĩa là ‘ban phúc
vô bờ’ thành “tích phúc vô cường,’ nghĩa là ‘ban phúc không mạnh’ (!).”
Thanh niên đứng bên phải đang bán lại một số ấn cậu vừa mua
được. (Hình: VNExpress)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/162283-VN-AnDenTran-BanKiemLoi-VNX-022413-400.jpg
Theo ông Ánh, bản ấn năm 2011 đã có đủ nét “Tích phúc vô cương” ở
viền, nhưng những nét đậm lại bị mảnh và ngắn lại.
Vẫn theo nhận xét của ông, “Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định việc
đóng, phát ấn ở đền Trần không thấy sử sách nào ghi lại cả. Kiểu đóng ấn ra
giấy, hay vải phát, bán cho nhiều vạn người chỉ diễn ra ở đền Trần Nam Ðịnh
trong thời gian gần đây thôi. Cứ cho là quả ấn xịn đi, là loại ‘ấn báu,’ ‘ấn
vua ban’ (như quảng bá), là tục từ xưa đi, nhưng nếu vậy, chắc chắn nó cũng chỉ
khuôn trong phạm vi hẹp mà thôi. Người ta làm ra cái ấn là để đóng vào chiếu
lệnh, bằng sắc, công văn, sách vở, tác phẩm... Có ai làm ra cái ấn để đóng
suông vào cái chả có nội dung gì. Lại còn từ ‘lá ấn,’ ‘ấn lộc’ tôi thấy nó rất
lạ tai! Ngày xưa có ai nói đến từ ấn lộc, ấn vua ban không? Có bao giờ đem ‘ấn
vua ban,’ đóng phát, bán cho hàng nhiều vạn người không? Ngay thời loạn, thời
mạt cũng chưa thấy sử sách ghi nhận có chuyện đó.”
Ông Trung cùng vợ từ TP HCM ra đây xin ấn. Vợ ông bị rạch túi
trong đám đông và may mắn không bị mất tiền, chỉ mất cuộn ấn mới xin được.
(Hình: VNExpres)
No comments:
Post a Comment