Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.com
Cập nhật: 16:19 GMT - chủ nhật, 17 tháng 2, 2013
Hình : Một bảo vệ toan tháo các dòng chữ tưởng niệm đã bị
quay phim và đưa lên mạng xã hội
"Dân ta
phải học sử ta, nếu mà không học thì tra google," là câu được truyền miệng
từ vài năm nay khi Việt Nam ngày càng kết nối chặt chẽ vào mạng toàn cầu.
Số người Việt
dùng internet được cho là đã lên tới hơn 30 triệu, chiếm một phần ba dân số, và
họ có thể tiếp cận những thông tin hiếm thấy trên không gian chính thống.
Đợt kỷ niệm 34
năm ngày Trung Quốc đưa hàng vạn quân tràn qua sáu tỉnh biên giới gây thương
vong cho hàng vạn người ở cả hai phía càng cho thấy khả năng thông tin có thể
lan tỏa qua mạng xã hội và mạng toàn cầu nói chung.
Ít nhất ba video
đã xuất hiện trên YouTube trong ngày 17/2 về chuyện các cựu quan chức và trí
thức không được vào đặt vòng hoa để đánh dấu ngày này tại đài tưởng niệm ở
trung tâm Hà Nội và ở Gò Đống Đa.
Vài giờ sau đã có hàng trăm người xem
các video này trong khi nhiều video về chủ đề cuộc chiến 1979 được hàng vạn
người xem:
Trên mạng xã hội
Facebook, trang Hoa Sim Ngày 17-2 vừa được lập
ra để tưởng nhớ những người đã ngã xuống cũng được sự hưởng ứng của hơn 100
người.
Khi dùng từ khóa
'cuộc chiến biên giới 1979' trên trang google.com, trang đầu tiên trong danh
sách kết quả là trang viết trên Wikipedia
về cuộc xung đột với những thông tin khái quát.
Cũng trong trang
đầu của các kết quả tìm kiếm là sự tái hiện lực lượng hùng hậu của phía Trung
Quốc với hàng loạt xe tăng, trọng pháo và số đông quân tham chiến qua một video
có thuyết minh bằng tiếng Đức.
'Thiếu sót lớn'
Ngoài ra một
diễn đàn về cuộc chiến biên giới với gần 60 trang thông tin bắt đầu từ hồi
năm 2008 có mặt tại vị trí số sáu trong các kết quả.
Các bài viết
trên trang của BBC, VOA và RFA đều nằm ở trang đầu tiên của hơn
một triệu kết quả mà Google đưa lại.
Sự góp mặt duy
nhất của truyền thông trong nước trong trang kết quả tìm kiếm đầu tiên là bài '
Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979'
của báo Thanh Niên được đăng vào sáng sớm ngày 17/2/2013.
Báo này phỏng
vấn Tướng Lê Văn Cương, người nói rằng việc nhà nước không kỷ niệm sự kiện này
trong nhiều năm qua là một "thiếu sót lớn" và nói thêm:
"Trong khi chúng ta im lặng thì
những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của
TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung
giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN".
"Có thông tin cho rằng hiện tại
có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt
biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả."
'Chịu lép vế'
Mặc dù truyền
thông chính thống ít có những cố gắng để ghi lại cuộc chiến đẫm máu cách đây 34
năm và các trận đánh lớn nhỏ trong suốt 10 năm sau đó, nhiều công dân mạng đã
có những nỗ lực của riêng họ.
Một số blogger
đã có những cố gắng để tìm lại những người đã trực tiếp chống lại quân Trung
Quốc và đưa lên blog cũng như YouTube.
Trong một video,
Tướng Lê Duy Mật, một trong các tư lệnh của các trận đánh lớn trong những năm
giữa thập niên 1980, cáo buộc chính quyền Hà Nội bị Trung Quốc "áp
đảo" và đã "chịu lép vế" (ở phút thứ 4 trong
Trong số kết quả
tìm kiếm cũng có video phỏng vấn
Đại tá Quách Hải Lượng, người nói rằng Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nói với một số sỹ
quan Việt Nam về chuyện sẽ phải đối phó với quân đội Trung Quốc từ tháng
8/1978.
Vị Đại tá cũng
đưa ra thông tin rằng Bộ trưởng Quốc phòng Văn Tiến Dũng trong khi đó có vẻ vẫn
tin vào chuyện Trung Quốc "sẽ tốt" với Việt Nam.
Những video phi
chính thống này cũng đã bị một số người chỉ trích nói rằng các nhân vật được
phỏng vấn "bất mãn" với chế độ hay một số thông tin có liên quan
không chính xác.
Nhưng trong môi
trường thông tin chính thống trống vắng, những thông tin phi chính thống đã trở
thành các nguồn gần như độc nhất cho các công dân mạng muốn tìm hiểu về lịch sử
Việt Nam đương đại.
Các bài liên quan :
No comments:
Post a Comment