Tiến sỹ Lê Sỹ Long
Đại học Houston,
Hoa Kỳ
Cập nhật: 11:28 GMT - thứ sáu, 22 tháng 2, 2013
Huy Đức đã mô tả cuốn sách của mình
như một "lịch sử thực sự của Việt Nam", tác phẩm đã giành được nhiều
khen ngợi từ các nhà sử học cho rằng đây là một "cuốn sách trung
thực" đem lại những hiểu biết mới mẻ mà không một học giả nào quan tâm tới
Việt Nam trong thời kỳ thống nhất có thể bỏ qua.
Trước khi đánh
giá cuốn “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức, tôi xin lưu ý rằng tôi thuộc bên
"thua cuộc," gia đình tôi vượt biên bằng thuyền vào cuối năm 1981, và
tôi vẫn còn có người thân ở Việt Nam bị đối xử như là những công dân "hạng
hai" vì họ là bên đứng sai trong cuộc chiến.
Trên thực tế,
tôi đã cố tình lựa chọn để nghiên cứu và giảng dạy các quan điểm phi cộng sản
Việt Nam trước, trong và sau cuộc chiến Việt Nam.
Lý do tôi làm
như vậy vì kinh nghiệm của miền Nam Việt Nam đã và đang tiếp tục bị “xuyên tạc” dưới thể chế Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tại Mỹ,
lịch sử của Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) đã chịu thiệt thòi vì sự nhấn mạnh
quá áp đảo về chủ đề "bài học" từ "kinh nghiệm của Mỹ trong
chiến tranh”.
Hơn nữa, nhiều
học giả người Mỹ gốc Việt của thế hệ chúng tôi đang chuyển đổi mục tiêu chính
của các nghiên cứu Hoa Kỳ về Việt Nam vượt qua tiếp cận "nỗi ám ảnh chống
cộng" của thế hệ cũ đối với cuộc chiến này.
Đối với tôi, sự
thất vọng là có nhiều tác phẩm sâu sắc của cả giới "tinh túy" và
“bình dân” của người Việt Nam được liên kết với Việt Nam Cộng hòa sẽ không bao
giờ được sử dụng trong các trường trung học và đại học ở Hoa Kỳ.
Liên quan đến
nỗi thất vọng này là khi các tác phẩm liên kết với bên thắng cuộc được công bố,
cho dù như của Bùi Tín và Huy Đức, đã không có sự đánh giá lại các công trình
giá trị được viết bởi những người không phải là Cộng sản Việt Nam từng sống và
trải nghiệm trong giai đoạn trước và sau 1975.
Chẳng hạn, Bùi
Tín lập luận rằng sự thịnh vượng và ổn định thực sự cho Việt Nam chỉ có thể đến
từ một nền dân chủ và Huy Đức kêu gọi các lãnh đạo hiện nay học hỏi (hoặc thừa
nhận) các "sai lầm" của Đảng trong giai đoạn giải phóng, là những gì
đang tạo nên cốt lõi của hệ tư tưởng và khát vọng của bên những người Việt Nam
phi cộng sản.
Câu hỏi khi đó
sẽ là liệu cái mới của các ông Bùi Tín và Huy Đức có đi xa hơn việc chỉ được
coi là đóng góp của "người bên trong hệ thống" nhằm bổ sung cho
những gì mà "những người bên ngoài" đã biết về phe thắng cuộc.
Và cũng không
rõ liệu ông Bùi Tín và ông Huy Đức có thể có một tác động trong cuộc tranh
luận về cách lãnh đạo có trách nhiệm - tức là giới chức không việc gì phải sợ
việc nhìn nhận, ghi nhận và trình bày các sự kiện vì lợi ích chung- khi sách
của họ phải xuất bản ở Paris và Boston.
‘Công dân làm
báo'
Một câu hỏi đặt
ra nữa là liệu cuốn “Bên Thắng Cuộc” có phải là về những công dân đang làm
chuyển đổi diễn trình chính trị - xã hội của Việt Nam?
Trong nỗ lực để
đánh giá khách quan cuốn sách của Huy Đức, tôi quyết định xem xét câu chuyện kể
của tác giả thông qua lăng kính của một nhà báo công dân, trong đó Huy Đức nhấn
mạnh rằng ông đang đưa ra sự thật, từ đó, xem xét xem công dân làm báo có thể
tác động ra sao đến các lĩnh vực lịch sử và chính trị. Điều này có nghĩa là với
sự xuất hiện của một xã hội dân sự chính trị và công nghệ trực tuyến toàn cầu,
công dân làm báo ở Việt Nam đã truyền cảm hứng cho mọi người thảo luận và hành
động trong kết nối với các hoạt động chính trị - xã hội.
Trong những năm
gần đây, các chủ đề đã được nhiều công dân bàn luận trên mạng bao gồm chủ quyền
quốc gia, quyền lao động, các quyền về đất đai, dân chủ, và cải thiện quản lý
để làm giảm tham nhũng và quyền lực độc đoán, mặc dù lãnh đạo Đảng vẫn muốn
kiểm soát và quyết định dòng chảy của dân làm báo.
Với bối cảnh
trên, có lẽ những điểm mạnh và điểm yếu trong cuốn sách của Huy Đức có thể được
phân tích một cách khách quan hơn. Đối với tôi, đổi mới và sự tươi mới của cuốn
sách của Huy Đức đến từ khả năng vận dụng báo chí của ông để tường thuật một sự
kiện chính trị mà đi kèm là các yếu tố về "tính khả tín" và "độ
tin cậy", dựa vào các sự kiện lịch sử có sẵn, các phóng sự, hồi ức và các
cuộc phỏng vấn.
Tránh sử dụng
một số nguyên tắc báo chí cầu toàn, Huy Đức tiết lộ lý do tại sao ông viết cuốn
sách và dường như ông có được sự độc lập trong suy nghĩ và cởi mở trước các chỉ
trích.
Quan trọng hơn,
tác phẩm của Huy Đức công khai đưa ra những quan điểm, kinh nghiệm, và sự thật
vốn thiếu vắng trong những công bố công khai của chính quyền Việt Nam, như chỉ
ra việc các tướng Việt Nam Cộng Hòa tuẫn tiết vì tinh thần dân tộc mà họ đặt
niềm tin; nói về những kinh nghiệm của những "kẻ thua cuộc," những
người phải trải qua các trại cải tạo, các chiến dịch đánh tư sản, và xóa bỏ văn
hóa cũ của Sài Gòn, miêu tả cuộc đời bi thảm của nhiều thuyền nhân vượt biên,
cùng với những người phụ nữ bị cướp biển hãm hiếp.
Tuy nhiên, tôi
không nhìn công trình của Huy Đức như một công trình sử học, bởi vì ngay từ
đầu, nó đã không đề cập những mối quan tâm về quá khứ - xét lại, sửa chữa, hoặc
tái tạo lại quá khứ như nó vốn có. Thay vào đó, Huy Đức có vẻ chọn lọc và sáng
tạo trong việc sử dụng quá khứ để minh họa cho các mối quan tâm đương đại.
Điều này bao gồm
việc giải quyết các những tấn bị kịch hậu 1975 theo một cách thức hầu dĩ tránh
được những sai lầm trong tương lai, để có thể hòa giải với phía "thua
cuộc" bằng cách tìm kiếm sự thật, và để thống nhất những người Việt Nam
bằng cách "ghi nhớ" Hoàng Sa và Trường Sa cùng cuộc giải phóng chế độ
Pol Pot. Tuy nhiên, vì tác phẩm của Huy Đức không phải để viết sử theo nghĩa
truyền thống, nó đích thị là lý do tại sao tôi nghĩ rằng cuốn sách là một sự
kiện gây "xúc động" mạnh.
Bằng việc xuất
bản cuốn sách trực tuyến mà không có bất kỳ một nhà xuất bản lớn nào đứng đằng
sau nó, người Việt Nam có thể quyết định xem liệu tác phẩm của Huy Đức có phù
hợp với quan điểm chính trị - xã hội cần có của đất nước họ hay là không.
'Ai "giải
phóng" ai?'
Nếu điểm mạnh
của cuốn sách của Huy Đức về đất nước Việt Nam thời kỳ thống nhất chỉ mang tính
“thúc đẩy, sắp xếp lại một số điều chứ không phải là vượt hẳn qua giới tuyến,”
tôi tin rằng đây cũng là điểm yếu của cuốn sách.
Ví dụ, một luận
điểm ngầm của tác phẩm của Huy Đức có vẻ là về "thuyết vĩ nhân", với
các quan chức như Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, và ông Lê Đăng Doanh đã sử dụng
ảnh hưởng chính trị của họ để đưa ra một con đường cải cách hầu sửa “sai” thành
“đúng” trong tư duy.
Ở đây, vấn đề là
tài liệu cho thấy các ông Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt đã được giao nhiệm
vụ và đã theo đuổi chính sách loại bỏ chủ nghĩa tư bản ở miền Nam cùng văn
hóa 'tân thuộc địa của Mỹ'.
Có một mức độ
đạo đức giả nhất định khi những người hăng hái nhất chứng minh lỗi lầm trong
quá khứ của họ, cũng như ông Linh và ông Kiệt, và sau đó chính họ lại đòi lại
sự lãnh đạo như những người cổ súy, chủ trương các cải cách "đổi mới"
như một chân lý mới. Tuy nhiên, nói chung, cả hai ông Linh và Kiệt đều chỉ dám
nói lên sự thật khi họ đang tìm kiếm quyền lực hoặc đã không còn nắm giữ quyền
lực nữa.
Dựa trên các tác
phẩm sử dụng các nguồn và lý giải trước đây đăng tải trên các báo Sài Gòn Giải
Phóng, Nhân Dân và Tuổi Trẻ, điều có vẻ giống sự thật hơn được thấy là các hoạt
động của những công dân không tuân thủ ở nhiều địa phương là những lý do cho
một sự thay đổi trong định hướng quốc gia một cách có hệ thống.
Các tác phẩm
loại này bao gồm “Việt Nam dưới chế độ cộng sản, 1975-1982 của Nguyễn Văn Canh
(1983) và “Những mảnh vỡ của Hiện tại: Nghiên cứu đương đại về Việt Nam Cộng
hòa” của Philip Taylor (2001).
Như thế, tôi tin
rằng các công dân Việt Nam, những người đã dám bất tuân các chính sách mà họ
cho là "sai lầm" từ 1975-1986 chính là những người đã thực sự cứu
quốc gia không sa chân sâu hơn nữa vào thảm họa.
Tôi không quan
tâm quá nhiều về việc liệu Đảng lãnh đạo có thể thừa nhận "những lỗi lầm
lịch sử,"hơn là việc đảng sẽ thừa nhận những "sai lầm"để mà
không để có bất cứ điều gì xảy ra với chính họ.
'Một sự biến
đổi?'
Một thiếu sót
khác là khi Huy Đức kể về việc giải phóng của chế độ Pol Pot, mà không giải
thích quan điểm của những người tị nạn Campuchia.
Tuy nhiên, từ
những gì tôi đã đọc được, người tị nạn Campuchia có vẻ nhìn nhận nghiêng hơn về
quan điểm cho rằng sự can thiệp quân sự của Việt Nam tại Campuchia là một cuộc
"tấn chiếm," là "cơ hội", hơn là một hành động "cứu
sống nhưng hà khắc".
Đối với các học
giả Mỹ gốc Campuchia, một số người đã thừa nhận rằng việc tiếp quản quân sự của
Việt Nam tại Campuchia có thể được xem như là "giải phóng", chứ không
phải là một "cuộc xâm lược". Tuy nhiên, đối với các học giả đó, việc
"giải phóng" khỏi Khmer Đỏ đi kèm với "những di sản lịch
sử" mà người Campuchia phải tiếp tục trả giá và chung sống.
Mặc dù vậy, tôi
nghĩ rằng cho dù cuốn sách của Huy Đức là 'bình cũ rượu mới,' thì nó vẫn mở ra
một câu hỏi.
Đó là, chính
quyền sẽ có cho phép Huy Đức đi tiếp những khát vọng của ông tại Việt Nam sau
khi kết thúc học bổng tại Đại học Harvard?
Đồng nghiệp của
ông tại Việt Nam liệu sẽ có thể hỗ trợ để cuốn sách của ông có thể có mặt trên
các giá sách ở các cửa hàng sách hay không?
Liệu các giáo
viên lịch sử hay các giáo sư tiến bộ tại Việt Nam sẽ có thể sử dụng cuốn sách
của Huy Đức trong lớp học của họ hay không?
Và rằng liệu
công dân Việt Nam ở Việt Nam có thể bắt đầu viết blog về kinh nghiệm cá nhân
hoặc kinh nghiệm của gia đình họ trong thời kỳ đất nước thống nhất hay không?
Đối với tôi, nếu
một số câu trả lời là có, thì cách tiếp cận của Huy Đức kể lại về Bên Thắng
Cuộc có thể được xem như là sự biến đổi.
Bài viết thể
hiện quan điểm riêng của tác giả, đang làm việc ở C.T. Bauer College of
Business, Đại học Houston, Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment