Friday, 15 February 2013

ĐÀN ÁP hay CẢI CÁCH - VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU? (Rodion Ebbighausen - báo Deutsche Welle)





16-2-2013

22 thành viên của một hiệp hội tôn giáo tại Việt Nam đã bị kết án tù nặng nề.

Trường hợp này cho thấy những căng thẳng trong nước tăng cao và chính quyền tiếp tục gia tăng đàn áp.

"Bản án đó gây sốc và vượt quá mức mà chúng tôi e ngại." Phil Robertson để lộ sự bức xúc trong cuộc phỏng vấn dành cho DW. Giám đốc Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền nói mức án do một tòa án tỉnh miền trung Việt Nam (04.02.2013) áp đặt lên 22 thành viên của một hiệp hội chính trị tôn giáo hoàn toàn quá mức.

Người cầm đầu của nhóm bị 21 năm tù, những người còn lại bị án tù từ 10 đến 17 năm kèm theo 5 năm quản chế. Lý do bị kết án: tuyên truyền nói xấu và âm mưu lật đổ chính quyền. Theo thông tấn xã Việt Nam AVI nhóm này có khoảng 300 thành viên, được thành lập trong thập niên 1960 và bị cấm từ năm 1975. Không rõ nhóm này theo đuổi mục tiêu gì, phải chăng trước hết là một hội tôn giáo đạo Phật, một hội chính trị hay là bảo vệ thiên nhiên. Có một điểm mà truyền thông nhà nước đều loan tin giống nhau: nhóm này không dùng bạo lực. Sự kiện thực tế này khiến không ai có thể hiểu đuợc tại sao bản án quá nặng nề. "Thật khó mà nói phiên toà thực sự xử cái gì, bởi vì nó hoàn toàn mù mờ thiếu minh bạch".

Áp bức càng ngày càng tăng

Robertson cũng đồng quan điểm với Gerhard Will của Quỹ nghiên cứu Khoa Học và Chính Trị tại Berlin khi chỉ ra tính chất cảnh cáo của bản án. "Một bản án khắc nghiệt luôn luôn là một cảnh cáo cho tất cả những người khác" ông Will nói. Ông còn nói rằng khi chọn xử một nhóm có ít liên kết trong nước và trên mặt quốc tế không ai biết thì chính quyền Việt Nam không sợ bị nhiều tai tiếng trên trường quốc tế. Đó là một lời cảnh cáo trong nước: đảng kiểm soát được hết và sẽ trừng phạt những ai lên tiếng nói ý kiến khác.

Cả ông Robertson lẫn ông Will đều nhận ra ở đây sự tiếp tục một chính sách kìm kẹp hà khắc từ một hai năm nay. "Sự đàn áp ngày càng tăng và có hệ thống hơn", ông Robertson nói. Mới hồi tháng Giêng, 14 người bất đồng chính kiến trong đó có tín đồ công giáo, blogger, sinh viên và nông dân đã bị kết án nặng tương tự với cùng một lý do buộc tội.

Nguyên uỷ của chính sách kìm kẹp này là những căng thẳng đang tăng lên trong xã hội Việt Nam, nhất là khi một nước trước đây có nhiều triển vọng bây giờ đang trong tình trạng kinh tế đầy khó khăn. Tính chính đáng của chính quyền trước đây được xây dựng trên một thỏa hiệp đơn giản: "Chúng tôi cho mọi người được hưởng tăng trưởng kinh tế và mức sống cao hơn, ngược lại chúng tôi dành quyền cai trị một mình. Nhưng thoả hiệp này đã gẫy đổ", ông Will nói. "Khủng hoảng kinh tế và lạm phát phi mã làm cho chính quyền lo sợ".

Những bè cánh trong giới cầm quyền chính trị

Ý kiến khác biệt không phải chỉ có từ các nhóm đối lập mà nẩy ra ngay trong tầng lớp thống trị. Ngày 19 tháng giêng, 72 trí thức và cựu quan chức cao cấp như nguyên bộ trưởng tư pháp Nguyễn Đình Lộc và nguyên bộ trưởng khoa học và kỹ thuật Nguyễn Quang A đã ký một thỉnh nguyện thư đòi hỏi thay đổi hiến pháp. Những người ký tên đòi hỏi phải ghi vào hiến pháp quyển con người, tam quyền phân lập cũng như nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ đất nước. Cho đến nay nhiệm vụ của quân đội trước tiên là bảo vệ đảng rồi sau đó mới đến đất nước.

Sáng kiến suy nghĩ về một hiến pháp mới do chính quyền đưa ra kêu gọi dân chúng góp ý trong vòng ba tháng. Điều này cho thấy "chính quyền không thống nhất vì có nhiều bè cánh" ông Will nói. Những nhóm đó có quan điểm khác nhau về cách đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng .

Trong khi những người ký thỉnh nguyện thư hy vọng vào sự thay đổi và cởi mở đất nước thì cánh lê nin nít trong chính quyền lại chủ trương bành trướng sự kiểm soát của nhà nước, công an và tư pháp phải ứng xử cứng rắn hơn nữa. "Tôi có cảm tưởng rằng trong đảng đang có một thế lực mạnh chủ trương hoàn toàn áp bức. So với một hai năm trước đây cánh này hiện nay mạnh hơn nhiều". Bản án vừa xảy ra ở Phú Yên là một bằng chứng.




Repression oder Reform - wohin steuert Vietnam?
Rodion Ebbighausen
Deutsche Welle
04.02.2013

22 Mitglieder einer religiösen Vereinigung wurden in Vietnam zu hohen Haftstrafen verurteilt. Der Fall zeigt: Die Spannungen im Land wachsen und die Regierung setzt zunehmend auf Repression.
"Das Urteil ist schockierend und übertrifft alle Befürchtungen." Phil Robertson ist die Empörung beim Interview mit der DW anzuhören. Der Direktor von Human Rights Watch in Asien hält die Haftstrafen, die ein Gericht in der zentralvietnamesischen Provinz (04.02.2013) gegen 22 Angehörige einer politisch-religiösen Vereinigung verhängt hat, für vollkommen unangemessen.
Der Führer der Gruppe wurde zu 21 Jahren Gefängnis, weitere Mitglieder zu zehn bis 17 Jahren verurteilt. Die Anklage lautet: Verunglimpfung der Regierung und Untergrabung der Staatsgewalt. Die Gruppe, die laut der vietnamesischen Nachrichtenagentur AVI rund 300 Mitglieder hat, ist in den 60er Jahren gegründet worden und seit 1975 verboten. Es ist nicht ganz klar, welche Ziele sie verfolgt, ob es sich in erster Linie um eine buddhistisch-religiöse, eine politische Vereinigung oder um Umweltschützer handelt. Nur in einem Punkt sind sich die vietnamesischen Staatsmedien einig: Die Gruppe verfolgt ihre Ziele gewaltfrei. Angesichts dieser Tatsache erscheinen die hohen Haftstrafen nicht nachvollziehbar. "Es ist schwer zu sagen, worum es in dem Prozess wirklich ging, da er vollkommen intransparent war."

Repression weitet sich aus

Robertson verweist deswegen ähnlich wie Gerhard Will von der Stiftung Wissenschaft und Politik in Berlin auch auf den exemplarischen Charakter der Verurteilung. "Ein hohes Strafmaß ist immer auch eine Warnung an alle andere", sagt Will. Er vermutet außerdem, dass die vietnamesische Regierung eine international vergleichsweise unbekannte und wenig vernetzte Gruppe drakonisch bestraft, um ein innenpolitisches Signal zu senden, ohne befürchten zu müssen, ein allzu großes internationales Echo zu erzeugen. Die Warnung ans Inland besagt: Wir haben die Kontrolle und bestrafen jeden, der eine abweichende Meinung äußert.

Sowohl Robertson als auch Will sehen in dem aktuellen Fall eine Fortsetzung der seit ein bis zwei Jahren zunehmend restriktiven Politik in Vietnam. "Die Repression wird systematischer und umfassender", so Robertson. Erst im Januar waren 14 Dissidenten, unter ihnen Katholiken, Blogger, Studenten und Bauern, mit der gleichen Begründung wie im jetzigen Fall zu mehrjährigen Haftstrafen verurteilt worden.

Ursache der Repression sind wachsende Spannungen innerhalb der vietnamesischen Gesellschaft, die vor allem auf die schwierige Wirtschaftslage des einstigen Boomlandes zurückzuführen sind. Die Legitimität der Regierung beruhte in den letzten Jahren auf einem einfachen Deal: "Wir geben euch wirtschaftliches Wachstum und verbessern euren Lebensstandard. Dafür beanspruchen wir die politische Alleinherrschaft. Aber der Kompromiss, auf den sich das Land lange gestützt hat, ist zerbrochen", sagt Will. "Die ökonomische Krise und die Hyperinflation machen die Regierung nervös", so Robertson.

Fraktionen im politischen Establishment

Widerspruch kommt nicht mehr ausschließlich von oppositionellen Gruppen, sondern auch vom politischen Establishment. Am 19. Januar unterzeichneten 72 vietnamesische Intellektuelle und ehemalige hochrangige Politiker wie der frühere Justizminister Nguyen Dinh Loc und der frühere Minister für Wissenschaft und Technik Nguyen Quang A eine Petition, die eine Veränderung der Verfassung fordert. Die Unterzeichner verlangen unter anderem die Verankerung der Menschenrechte, die Einführung der Gewaltenteilung und die Verpflichtung der Armee, das Land zu schützen. Bislang ist es die Aufgabe der Armee zuerst die Kommunistische Partei und dann das Land zu schützen.

Die Initiative für das Nachdenken über eine neue Verfassung ist von der Regierung selbst ausgegangen, die in einem dreimonatigen Referendum die Meinung der Bürger erbeten hat. Das zeige, so der Asienexperte Will, "dass die Regierung nicht monolithisch ist, dass es da verschiedene Fraktionen gibt." Diese Fraktionen vertreten unterschiedliche Ansichten darüber, wie das Land aus der Krise zu führen ist.

Während die Unterzeichner der Petition auf Veränderung und Öffnung des Landes setzen, ist der leninistische Flügel der Regierung für die Ausweitung der staatlichen Kontrolle durch ein rigoroses Vorgehen von Polizei und Justiz. "Ich habe den Eindruck, dass es starke Kräfte in der Partei gibt, die ganz klar auf die Karte der Repression setzen. Diese Fraktion ist sehr viel stärker, als sie es noch vor ein oder zwei Jahren war." Das gerade in Phu Yen vollstreckte Urteil ist dafür ein Beleg.



Bản tiếng Việt:






No comments:

Post a Comment

View My Stats