Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có Tăng thống mới
Ngọc
Lan, Tuấn Khanh, RFA tiếng Việt
5/09/22
Liệu
Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất có được nhà nước Việt Nam nhìn nhận ?
Ngọc Lan, VNTB, 05/09/2022
Nếu căn
cứ vào Hiến pháp và Luật tín ngưỡng, tôn giáo, thì về nguyên tắc, Nhà nước Việt
Nam phải nhìn nhận tổ chức tôn giáo có tên là Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống
nhất.
https://live.staticflickr.com/65535/52337404240_b54e16b1df.jpg
Tổ chức tôn giáo không chịu sự định hướng ý
thức hệ
Ngày
1/9/2022, trên trang web Hội đồng Hoằng Pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
nhất, ở chuyên mục "Thông tri – Điều hành", có phát hành thông tri
"Hội đồng Giáo phẩm Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Viện
Tăng Thống trân trọng công bố" (*), trong đó có đoạn rất đáng quan tâm khi
đặt trong bối cảnh chính trị đơn nguyên ở Việt Nam :
"Giáo
hội Phật giáo Việt Nam không phải là một hiệp hội thế tục, do đó, không tự đặt
mình dưới sự chỉ đạo của bất cứ quyền lực thế tục, không là công cụ bảo vệ sự tồn
tại của bất cứ xu hướng chính trị, của bất cứ tổ chức thế tục nào ; không hành
đạo, hoằng đạo theo bất cứ định hướng ý thức hệ nào ; duy chỉ một định hướng
duy nhất : Thập phương Bạc-già-phạm nhất lộ Niết-bàn môn ; một cứu cánh duy nhất
là giải thoát.
Các thành
viên trong hàng giáo phẩm không là thành viên của bất cứ tổ chức, đoàn thể thế
tục nào. Cộng đồng đệ tử Phật duy nhất là cộng đồng Bốn Chúng, được thiết lập bởi
Đức Thích Tôn bằng Pháp và Luật thiện thuyết".
Nội dung
trên cho thấy có sự khác biệt rất rõ khi so với tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt
Nam hiện tại đã lựa chọn phương châm "Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội"
để định hướng cho mọi hoạt động của mình.
Ngoài ra
còn có điểm khác biệt nữa, là nếu như tổ chức Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống
nhất nhấn mạnh, "Các thành viên trong hàng giáo phẩm không là thành viên của
bất cứ tổ chức, đoàn thể thế tục nào. Cộng đồng đệ tử Phật duy nhất là cộng đồng
Bốn Chúng, được thiết lập bởi Đức Thích Tôn bằng Pháp và Luật thiện thuyết",
thì với Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện không chỉ là thành viên của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, mà hàng giáo phẩm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng là thành
viên chuyên trách của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp địa phương, nơi có tổ chức
Tỉnh hội/ Thành hội của Hội Phật giáo Việt Nam.
Vì sao cần phải có "Chủ nghĩa xã hội"
Tổ chức
Giáo hội Phật giáo Việt Nam có biện giải như sau về phương châm "Chủ nghĩa
xã hội" được đặt sau cùng so với "Đạo pháp – Dân tộc", trích :
"Đặt
mệnh đề này trong phương châm hoạt động của Giáo hội, Phật giáo Việt Nam một lần
nữa muốn khẳng định, tinh thần ‘nhập thế", "khế lý khế cơ" luôn
luôn được theo đuổi và thực hiện một cách triệt để của mình. Đó là, không chỉ
luôn đồng hành, gắn bó, mà Phật giáo luôn luôn kề vai sát cánh với dân tộc, với
nhân dân trong bất kể thời kỳ nào, giai đoạn phát triển nào của đất nước, miễn
là làm cho nhân dân được sống trong hòa bình và an lạc, quốc thái dân an (dân
giàu nước mạnh).
Hơn nữa,
những mục tiêu của xã hội xã hội chủ nghĩa với không hề xa lạ hay đối lập với mục
tiêu xây dựng cõi Cực lạc ở nhân gian của Đạo Phật.
Vấn đề ở
đây phải trên tinh thần "vô úy vô ngại", tìm ra và vận dụng những
pháp môn thiện xảo thích hợp, trong muôn vàn pháp môn, để thực hiện cho được mục
tiêu.
Như vậy,
phương châm "Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội" mà Giáo hội Phật
giáo Việt Nam đề ra có 3 thành tố, những thành tố ấy đã hòa quyện, gắn bó với
nhau để tạo thành một khối thống nhất không thể tách rời. Đó là sự kết hợp hài hòa
lợi ích giữa tôn giáo (Phật giáo) với lợi ích của dân tộc, của nhân dân Việt
Nam" (dừng trích).
Với cách
nhìn nhận vấn đề trên nên hoàn toàn không ngạc nhiên khi đại diện chính phủ đã
có lời tán dương tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ
2017- 2022, về việc Phật giáo Việt Nam đã làm tốt yêu cầu của Nghị quyết Đảng –
trích (**) :
"Thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
giai đoạn 2016-2020, cùng với toàn Đảng và toàn dân, tăng ni, tín đồ Phật giáo
Việt Nam đã và đang đóng góp nhiều công sức, trí tuệ với những việc làm lợi đạo,
ích đời, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động phát
triển kinh tế xã hội, giúp đỡ người già cả, neo đơn, trẻ tàn tật, mồ côi, người
khó khăn… thực hiện các chương trình tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm
nghèo bền vững, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ…".
Ý thức hệ chính trị là quyền lực thế tục
Với tổ chức
Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất, đưa ra lời biện giải về chuyện
"không phải là một hiệp hội thế tục, do đó, không tự đặt mình dưới sự chỉ
đạo của bất cứ quyền lực thế tục, không là công cụ bảo vệ sự tồn tại của bất cứ
xu hướng chính trị, của bất cứ tổ chức thế tục nào ; không hành đạo, hoằng đạo
theo bất cứ định hướng ý thức hệ nào", như sau – trích :
"Cộng
đồng bốn chúng đệ tử Phật, trong hiện tại, hành đạo và hoằng đạo giữa các cộng
đồng dân tộc trong một thế giới đang bị bao phủ trong hận thù, nghi kỵ, điên đảo
tranh chấp quyền lực, danh vọng, lợi dưỡng.
Trong một
thế giới đảo điên, với sự phổ biến chóng mặt của các phương tiện truyền thông
toàn cầu ; xoay vần giữa những nhiễu loạn thông tin, trí ngu đồng đẳng, thực giả
khó phân, chánh kiến tà kiến không phân biệt, Phật thuyết, ma thuyết đồng giá.
Và, trong
một đất nước trải qua 20 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn, dù được biện minh
hay lý giải bằng bất cứ lý luận gì : vì một xã hội tiến bộ được định hướng theo
ý thức hệ gì, duy tâm, duy vật hay duy linh các thứ, thì thực tế không thể phủ
nhận đối với ai còn đủ lương tri để nhìn lại lịch sử dân tộc, hòa bình và thống
nhất đã đẩy dân tộc dấn sâu vào hận thù, nghi kỵ kéo dài trên nửa thế kỷ vẫn
chưa có dấu hiệu hòa dịu.
Trong một
thế giới như vậy, một đất nước như vậy, chúng đệ tử Phật, trực tiếp hoặc gián
tiếp, có ý thức hay không ý thức, dễ bị cuốn hút trong vòng xoáy của danh vọng
và lợi dưỡng, đã minh giải những giá trị chân thật được tác thành bởi Minh và
Hành xuất thế bằng những giá trị thế tục ; từ nơi đó khoét sâu và làm vỡ cộng đồng
hòa hiệp mà đức Thích Tôn đã thiết lập bằng Pháp và Luật thiện thuyết".
Như vậy, từ
cách nhìn có phần khác nhau về thế sự, song nếu căn cứ về quyền hiến định và Luật
tín ngưỡng, tôn giáo hiện tại, thì tổ chức Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất
không có vi phạm gì để nhà nước Việt Nam hạn chế quyền tôn giáo của tổ chức hiệp
hội không thế tục này.
Ngọc
Lan
Nguồn :
VNTB, 05/09/2022
Chú
thích :
**********************
Vì
sao Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ bước ra nhận Phật sự, lại được ủng hộ?
Bình luận
của blogger Tuấn Khanh
2022.09.04
***********************
Giáo
Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có lãnh đạo tối cao mới
RFA
03-09-2022
No comments:
Post a Comment