Thursday, 29 September 2022

TÔN GIÁO THÁNG 8/2022 : CAO BẰNG DỠ BÀN THỜ NHÀ DÂN THEO ĐẠO DƯƠNG VĂN MÌNH, THAY BẰNG ẢNH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (Thái Thanh / Luật Khoa)

 



Tôn giáo tháng 8/2022 : Cao Bằng dỡ bàn thờ nhà dân theo đạo Dương Văn Mình, thay bằng ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thái Thanh  -  Luật Khoa

29/09/2022

https://luatkhoa.org/2022/09/ton-giao-thang-8-2022-cao-bang-do-ban-tho-nha-dan-theo-dao-duong-van-minh-thay-bang-anh-chu-tich-ho-chi-minh%ef%bf%bc/

 

Hình : https://i0.wp.com/luatkhoa.org/wp-content/uploads/2022/09/478397489327483297432.png?resize=1200%2C676&ssl=1

 

[Bàn tay chính quyền]

 

Chính quyền Cao Bằng phá hoại nhà tang lễ, xông vào nhà dân dỡ bàn thờ

 

Các tín đồ Dương Văn Mình cho biết công an huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã phá hoại các điểm sinh hoạt của các tín đồ ở đây vào ngày 2/8/2022. [1]

 

Cụ thể, vào 3 giờ sáng, tám điểm nhóm sinh hoạt bất ngờ bị chính quyền cho người đến dỡ bỏ các nhà tang lễ, tịch thu các vật dụng tôn giáo.

Sau khi phá dỡ các nhà tang lễ, các tín đồ cho biết công an còn cử lực lượng xông vào nhà một số hộ dân để tiếp tục dỡ bỏ nơi thờ tự theo tín ngưỡng Dương Văn Mình, thay thế bằng ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

https://i0.wp.com/luatkhoa.org/wp-content/uploads/2022/09/e74c773a-557e-4a1d-bed6-62c1c5e205dc.png?w=768&ssl=1

Bàn thờ tại nhà người dân theo đạo Dương Văn Mình (trái) và sau khi bị công an đột nhập vào nhà để dỡ bỏ. Ảnh: RFA.

 

Người dân nói rằng chính quyền thông báo việc phá dỡ nhà tang lễ, xâm phạm gia cư được thực hiện theo văn bản và lệnh mật, không thể cho người dân xem được.

 

Chính quyền huyện đã xác nhận có bảy “nhà đòn” (nhà tang lễ) của người dân đã bị phá dỡ, ngăn chặn bốn điểm sinh hoạt tôn giáo hàng tuần. [2]


https://i0.wp.com/luatkhoa.org/wp-content/uploads/2022/09/b86568cc-4014-4a67-b748-aebefeb1d0f8.png?w=768&ssl=1

Nơi đặt nhà tang lễ của các tín đồ Dương Văn Mình chỉ còn là một bãi đất trống sau khi công an phá hoại vào rạng sáng ngày 2/8/2022. Ảnh: RFA.

 

Theo tin từ Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Cao Bằng, hoạt động chống đạo Dương Văn Mình của chính quyền huyện Bảo Lâm được thực hiện dựa trên kế hoạch đã ban hành vào tháng 6/2022 của Tỉnh ủy, tức Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng. [3]

 

Đến nay, chính quyền huyện Bảo Lâm công bố “có 36 hộ/181 nhân khẩu ký cam kết không theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình”.

 

Ngoài huyện Bảo Lâm, huyện Hà Quảng của tỉnh này cũng bắt đầu chống đạo Dương Văn Mình, dự kiến sẽ xóa bỏ đạo này vào năm 2024. [4]

 

Tỉnh Bắc Kạn cũng đang thực hiện đề án tương tự với mục tiêu xóa bỏ đạo Dương Văn Mình vào năm 2023 theo cách thức mà tỉnh Cao Bằng áp dụng. [5]

 

Không loại trừ khả năng kế hoạch trấn áp tín đồ Dương Văn Mình tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn nằm trong Đề án 78 của Chính phủ về “Đấu tranh, ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình”.

 

Ngoài hai tỉnh này, tỉnh Tuyên Quang cũng gia tăng trấn áp để xóa bỏ đạo Dương Văn Mình từ đầu năm 2022, sau khi nhà sáng lập đạo là ông Dương Văn Mình qua đời.

 

Đọc thêm: Ai đang nói dối bạn về đạo Dương Văn Mình: công an hay bộ đội?

 

 

Sáu thành viên Tịnh Thất Bồng Lai kháng cáo sau khi bị tuyên án hơn 23 năm tù

 

Tính đến ngày 21/8/2022, sáu thành viên Tịnh Thất Bồng Lai đã gửi đơn kháng cáo đến Tòa án Nhân dân tỉnh Long An. [6]

 

Sáu người đều cho rằng mình vô tội, và không chấp nhận bản án sơ thẩm vào tháng 7/2022 với tổng hình phạt lên đến 23 năm tù giam.

 

Trong sáu người bị kết án, ông Lê Tùng Vân, 90 tuổi, được cho là chủ mưu, cầm đầu những người còn lại vi phạm Điều 331, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.Theo báo VietNamNet, ông Lê Tùng Vân đã viết trong đơn kháng cáo rằng: “Tôi già nua, không ra khỏi nhà, suốt ngày nằm võng, kể cả lúc khách tới thăm. Tôi không biết bấm điện thoại, không biết sử dụng mạng xã hội, chỉ lo dạy bảo con cháu cùng tu tập, không lợi dụng dân chủ gì cả, nên không có xâm phạm lợi ích Nhà nước hay tổ chức, cá nhân nào”. [7]

 

https://i0.wp.com/luatkhoa.org/wp-content/uploads/2022/09/20220630_0830201.jpeg?resize=768%2C509&ssl=1

Hai trong sáu thành viên (áo xanh) trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vào tháng 7/2022. Ảnh: Báo Long An.

 

Bà Cao Thị Cúc, 62 tuổi, một trong sáu thành viên bị kết án, kháng cáo với lý do: “Việc tổ chức quay phim mà tòa án kết tội là hoàn toàn không đúng sự thật. Tôi là người nội trợ, nấu cơm cho nên tôi không biết sự việc trên”. [8]

 

Những năm gần đây, nhiều người đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 331 do sử dụng mạng xã hội để nêu quan điểm của mình về tình hình chính trị, xã hội.

 

Hiện nay, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ đã đưa sáu thành viên tịnh thất vào danh sách các nạn nhân của việc đàn áp tự do tôn giáo và tín ngưỡng trên toàn thế giới. Danh sách này tại Việt Nam có 76 người. [9]

 

Chính quyền lấy ý kiến cho hai nghị định quan trọng về tôn giáo

 

Vào ngày 9/8/2022, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức hội nghị với nhiều ban ngành nhà nước, chuyên gia để lấy ý kiến cho hai dự thảo liên quan đến tôn giáo. [10]

 

Đó là dự thảo thay thế Nghị định 162/2017/NĐ-CP về việc thi hành một số điều của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo và dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

 

Hai dự thảo này có ảnh hưởng rất lớn đối với các tổ chức tôn giáo nếu được thông qua.

Ngoài ra, nó sẽ cho chính quyền nhiều công cụ hơn để kiểm soát các tổ chức tôn giáo như xử phạt hành chính, khắc phục theo quy định của nhà nước, quy định về việc sinh hoạt tôn giáo trực tuyến, đình chỉ toàn bộ hoạt động của tổ chức tôn giáo.

 

Trước đó, vào cuối tháng 7/2022, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức một hội nghị dành cho các chức sắc để góp ý trực tiếp về hai dự thảo này. Một số ý kiến tán đồng nhưng cũng có ý kiến đề nghị xem xét lại hai dự thảo. [11]

 

Việc lấy ý kiến các chức sắc tôn giáo đối với hai dự thảo nói trên đến nay vẫn chưa được tổ chức trực tiếp và rộng rãi ở các tỉnh, thành.

 

Vừa qua, ngoài Ban Tôn giáo Chính phủ, chỉ có Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội tổ chức lấy ý kiến về hai nghị định này[12][13]

 

Hiện nay, việc góp ý trực tuyến đối với hai bản dự thảo nghị định trên website của Bộ Nội vụ đã hết thời hạn. [14]

 

Xem tóm tắt về hai dự thảo này ở bản tin Tôn giáo tháng 6/2022.

 

Thuyên chuyển chức sắc Phật giáo: Chính quyền quyết định, Giáo hội phê duyệt

 

Vào ngày 23/8/2022, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình – ông Trần Đức Thủy cho biết chính quyền tỉnh này vừa ra quyết định thuyên chuyển một chức sắc Phật giáo về tỉnh này, và được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt. [15]

 

Thông tin trên đã làm công chúng dấy lên thắc mắc về việc chính quyền thuyên chuyển chức sắc, chức việc giống như là cán bộ của chính quyền.

 

Một tuần sau, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình đã đính chính rằng việc thuyên chuyển chức sắc, chức việc là “công việc nội bộ của Giáo hội – do Giáo hội lựa chọn và thực hiện. Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình và Ban Tôn giáo tỉnh này không thực hiện việc thuyên chuyển, phê chuẩn, bổ nhiệm như một số thông tin lan truyền”. [16]

 

Tuy nhiên, thông tin đính chính này cũng không chính xác, bởi theo Điều 35, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016, chính quyền cấp tỉnh giữ thẩm quyền chấp nhận hay từ chối việc thuyên chuyển chức sắc, chức việc tôn giáo từ nơi khác đến.

 

Một chức sắc Phật giáo nói với RFA rằng trên thực tế lãnh đạo Giáo hội và chính quyền cùng quyết định xem việc bổ nhiệm chức sắc, chức việc vào những vị trí nào, tùy theo mức độ hợp tác của họ đối với chính quyền. [17]

 

Chính quyền Việt Nam đang can thiệp rất lớn vào công việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo, trong đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam bị can thiệp nặng nề nhất.

 

Đọc thêm: Khi nhà nước làm hư nhà sư

 

 

[Tôn giáo 360]

 

Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin

 

Từ ngày 19 đến 20/8/2022, các tín đồ đạo Cao Đài Chơn Truyền và các nhóm Tin Lành độc lập đã kỷ niệm “Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin”.Trang Facebook của BPSOS cho biết buổi lễ được các tín đồ Cao Đài độc lập tổ chức tại các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long và Bình Dương. [18] Trong đó, một buổi lễ tại An Giang bị chính quyền yêu cầu giải tán, bắt chủ hộ nơi tổ chức buổi lễ ký cam kết không tổ chức lễ kỷ niệm này.

 

https://i0.wp.com/luatkhoa.org/wp-content/uploads/2022/09/300948953_1548774712207108_5408675951437236343_n.jpeg?resize=768%2C576&ssl=1

Một lễ kỷ niệm do các tín đồ Cao Đài độc lập tổ chức tại xã Long Hựu, huyện Cần Đước, tỉnh Long An vào ngày 22/8/2022. Ảnh: Trang Facebook “BPSOS – Đề Án Dân Quyền Việt Nam”.

 

Ở Tây Nguyên, trang Người Thượng vì công lý cho hay các nhóm Tin Lành độc lập tại tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lễ kỷ niệm vào ngày 22/8. [19]

 

Cũng nhân dịp này, các phái đoàn ngoại giao của Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây “lên án các hành vi bạo lực đang tiếp tục diễn ra nhắm vào các cá nhân vì tôn giáo hoặc tín ngưỡng, bao gồm cả những người thuộc các nhóm tôn giáo thiểu số”. [20]

 

 

[Tôn giáo mới]

 

Chính quyền Bến Tre tịch thu tài liệu Pháp Luân Công của người dân

 

Theo báo Đồng Khởi, ngày 18/8/2022, Công an huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với một người dân liên quan đến các tài liệu Pháp Luân Công. [21]

 

Công an đã thu giữ 67 tài liệu Pháp Luân Công tại nhà của người này ở ấp Định Thọ, xã Tường Đa, huyện Châu Thành.

 

Chưa rõ các tài liệu trên đã được phân phát hay chưa, và bằng cách nào công an phát hiện ra vụ việc.

 

https://i0.wp.com/luatkhoa.org/wp-content/uploads/2022/09/47893274892374.png?resize=768%2C522&ssl=1

Công an làm việc với người bị xử lý vì tàng trữ tài liệu Pháp Luân Công. Ảnh: Báo Đồng Khởi. Luật Khoa đã làm mờ nhân vật.

 

Tương tự như nhiều vụ xử phạt liên quan đến Pháp Luân Công, biên bản vi phạm hành chính được lập theo Nghị định số 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

 

Theo đó, người này được cho là đã vi phạm quy định của nhà nước khi tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm “không có hóa đơn, chứng từ, tài liệu thể hiện nguồn gốc hợp pháp”.

 

Nhiều năm qua, Pháp Luân Công là một trong các tôn giáo mà chính quyền địa phương, báo chí nhà nước gọi là “tà đạo”, nhắc nhở người dân không tham gia.

 

Tuy nhiên, Việt Nam chưa có quy định nào liên quan đến cấm tuyên truyền các tôn giáo bị cho là “tà đạo”. Pháp luật cũng không có quy định về “tà đạo”.

 

Đọc thêm: Pháp Luân Công ở Việt Nam: Vì sao cho tập nhưng cấm phổ biến

 

-----------

Chú thích

 

1. Sơn T. (2022, August 9). Hàng loạt điểm nhóm của đạo Dương Văn Mình tại Cao Bằng bị bố ráp trong đêm. Radio Free Asia. Retrieved September 17, 2022, from https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/a-number-of-houses-under-duong-van-minh-church-raided-at-night-08092022093521.html

 

2. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Triệu Đình Lê làm việc tại huyện Bảo Lâm. (n.d.). Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Cao Bằng. Retrieved September 17, 2022, from https://web.archive.org/web/20220903150414/http:/caobangtv.vn/tin-tuc-n52931/pho-bi-thu-thuong-truc-tinh-uy-trieu-dinh-le-lam-viec-tai-huyen-bao-lam.html

 

3. Xem [2].

 

4. Quyết tâm xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình trên địa bàn huyện Hà Quảng trước năm 2024. (n.d.). Retrieved September 17, 2022, from https://web.archive.org/web/20220920013830/https://congan.caobang.gov.vn/1345/33828/81785/877660/chong-dien-bien-hoa-binh-khoa-hoc-quan-su/quyet-tam-xoa-bo-to-chuc-bat-hop-phap-duong-van-minh-tren-dia-ban-huyen-ha-quang-truoc-nam-2024

 

5. Trường, T. (2022, August 18). Tôn giáo tháng 7/2022: Chính quyền gia tăng trấn áp các nhóm Tin Lành độc lập, xét xử vụ án Tịnh Thất Bồng Lai. Luật Khoa Tạp Chí. Retrieved September 17, 2022, from https://luatkhoa.org/2022/08/ton-giao-thang-7-2022-chinh-quyen-gia-tang-tran-ap-cac-nhom-tin-lanh-doc-lap-xet-xu-vu-an-tinh-that-bong-lai/

 

6. VTC News. (2022, August 21). Lý do 6 bị cáo vụ án ‘Tịnh thất Bồng Lai’ đồng loạt kêu oan? Báo Điện Tử VTC News. Retrieved September 16, 2022, from https://web.archive.org/web/20220821020731/https:/vtc.vn/ly-do-6-bi-cao-vu-an-tinh-that-bong-lai-dong-loat-keu-oan-ar695789.html

 

7. News, V. (2022). Lý do khiến 6 bị cáo vụ án “Tịnh thất Bồng Lai” đồng loạt kêu oan. VietNamNet News. 

https://web.archive.org/web/20220929034746/https://vietnamnet.vn/ly-do-khien-6-bi-cao-vu-an-tinh-that-bong-lai-dong-loat-keu-oan-2051728.html

 

8. Xem [6].

 

9. USCIRF. (n.d.). Freedom of Religion or Belief Victims List. Retrieved August 2022, from https://www.uscirf.gov/victims-list/prisoner/8064

 

10. BTGCP. (2022, August 15). Hội nghị góp ý kiến đối với 02 Dự thảo Nghị định về tín ngưỡng, tôn giáo – Tin hoạt động của Ban Tôn giáo Chính phủ | Ban Tôn giáo Chính Phủ. BTGCP. 

https://web.archive.org/web/20220908085451/http:/btgcp.gov.vn/tin-hoat-dong-cua-ban-ton-giao-chinh-phu/hoi-nghi-gop-y-kien-doi-voi-02-du-thao-nghi-dinh-ve-tin-nguong-ton-giao-post0qzEgypZ.html

 

11. Xin ý kiến chức sắc, chức việc các tỉnh thành phía Bắc về hai dự thảo Nghị định liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo – Tin hoạt động của Ban Tôn giáo Chính phủ | Ban Tôn giáo Chính Phủ. (2022, July 29). Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Retrieved September 16, 2022, from https://web.archive.org/web/20220916023048/http://btgcp.gov.vn/tin-hoat-dong-cua-ban-ton-giao-chinh-phu/xin-y-kien-chuc-sac-chuc-viec-cac-tinh-thanh-phia-bac-ve-hai-du-thao-nghi-dinh-lien-quan-den-tin-nguong-ton-giao-postZm8QMB4r.html

 

12. Báo đại đoàn kết. (2022, July 15). Góp ý một số quy định trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. 

https://web.archive.org/web/20220910055137/http://daidoanket.vn/gop-y-mot-so-quy-dinh-trong-linh-vuc-tin-nguong-ton-giao-5691397.html

 

13. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. (2022, July 20). Chuyên gia, chức sắc góp ý 2 dự thảo tín ngưỡng, tôn giáo. 

https://web.archive.org/web/20220910051124/https:/xaydungchinhsach.chinhphu.vn/ha-noi-gop-y-2-du-thao-nghi-dinh-ve-tin-nguong-ton-giao-119220720160953928.htm

 

14. Danh sách văn bản dự thảo đã hết hạn. (n.d.). Bộ Nội Vụ. Retrieved September 20, 2022, from https://moha.gov.vn/van-ban-du-thao.html?state=0

 

15. Báo Tuổi Trẻ. (2022 August, 25). Trưởng Ban Tôn giáo Quảng Bình phủ nhận phát ngôn của mình về đại đức Thích Trúc Thái Minh. 

https://web.archive.org/web/20220825114749/https://tuoitre.vn/truong-ban-ton-giao-quang-binh-phu-nhan-phat-ngon-cua-minh-ve-dai-duc-thich-truc-thai-minh-20220825085857866.htm

 

16. Phúc H. (2022, August 24). Quảng Bình lên tiếng về thông tin sai trong việc thuyên chuyển Đại đức Thích Trúc Thái Minhhttps://nld.com.vn. Retrieved September 16, 2022, from https://web.archive.org/web/20220916031826/https://nld.com.vn/thoi-su/quang-binh-len-tieng-ve-thong-tin-sai-trong-viec-thuyen-chuyen-dai-duc-thich-truc-thai-minh-20220824214121121.htm

 

17. Tranh cãi quanh chuyện Thích Trúc Thái Minh được bổ nhiệm làm chức sắc Quảng Bình. (2022, August 28). Radio Free Asia. 

https://web.archive.org/web/20220828035137/https:/www.rfa.org/vietnamese/in_depth/controversy-about-monk-thich-truc-thai-minh-appointed-as-quang-binh-dignitary-08272022231041.html

 

18. BPSOS. (2022 August, 23). HAI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI BỊ SÁCH NHIỄU VÌ TỔ CHỨC TƯỞNG NIỆM NGÀY 22 THÁNG 8. 

https://www.facebook.com/488837998200790/posts/1548006395617273/

 

19. Người Thượng vì công lý. (2022, August 23).

https://www.facebook.com/101304018317786/posts/609711004143749/

 

20. VOA, (2022, August 23). Phái bộ Mỹ, phương Tây tại VN ra tuyên bố về Ngày nạn nhân bị bạo hành tôn giáo. 

https://www.voatiengviet.com/a/phai-bo-my-phuong-tay-tai-vn-ta-tuyen-bo-chung-ve-ngay-nan-nhan-bi-bao-hanh-ton-giao/6712944.html

 

21. Báo Đồng Khởi. (2022, August 19). Phạt hành chính đối tượng tuyên truyền trái phép Pháp luân công. 

https://web.archive.org/web/20220905170753/https://baodongkhoi.vn/phat-hanh-chinh-doi-tuong-tuyen-truyen-trai-phep-phap-luan-cong-19082022-a104256.ht





No comments:

Post a Comment

View My Stats