Tuesday, 27 September 2022

BÃO NORU TRÀN VÀO MIỀN TRUNG, HÀNG CHỤC NGÀN NGƯỜI DÂN PHẢI SƠ TÁN (RFA)

 



 

Bão Noru tràn vào miền Trung, hàng chục ngàn người dân phải sơ tán

RFA

27.09.2022

https://www.rfa.org/vietnamese/news/storm-noru-near-da-nang-collapses-houses-09272022085140.html

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/storm-noru-near-da-nang-collapses-houses-09272022085140.html/@@images/fed88f73-6efa-4d71-b1d2-cf521cf9acf3.jpeg

Bão Noru đổ vào Philippines hôm 25/9/2022.  AP

 

Vào chiều ngày 27/9, bão số 4 có tên gọi quốc tế là Noru đã tràn vào các tỉnh miền Trung Việt Nam, tàn phá nhà cửa. Hàng chục ngàn người dân đã phải di tản để tránh bão.

 

Vào khoảng 5 giờ chiều ngày 27/9, bão số 4 vẫn còn cách bờ biển miền Trung 200 km nhưng đã khiến nhiều nhà bị sụp, theo báo Nhà nước.

 

Vào chiều ngày 27/9, mưa lớn xảy ra ở các tỉnh từ Thừa Thiên – Huế đến Quảng Nam và khu vực Tây Nguyên.

 

Đà Nẵng và Quảng Ngãi là hai nơi được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão.

 

Bão số 4 được dự báo có cường độ rất mạnh, sức tàn phá lớn. Bão này đã đi qua Philippines hôm 25/9 và khiến ít nhất sáu người thiệt mạng.

 

Thông tin từ truyền thông Nhà nước cho biết, tại Huế, hơn 2.500 gia đình với 9.500 người ở vùng bị ảnh hưởng của bão đã phải di tản.

 

Tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi, và Bình Định, hơn 70.000 người di tản.

 

Từ sáng ngày 27/9, Phòng Tác chiến Bộ Tư lệnh Quân khu 5 ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã huy động 53.000 quân cùng 108 xe đặc chủng, xe lội nước tham gia chống , theo báo Nhà nước.

 

Mười sân bay tại khu vực miền Trung và Tây nguyên đã phải đóng cửa từ ngày 27 đến ngày 28/9 do bão.

 

=================================================

.

.

Căng mình trong bão    

Vũ Ngọc Bảo

Luật gia

Thứ ba, 27/9/2022, 19:23 (GMT+7)

https://vnexpress.net/cang-minh-trong-bao-4516491.html

 

Trận bão lớn đầu tiên quật tôi choáng váng xảy ra năm tôi lên 8-9 tuổi.

 

Nhà tôi nằm ngoài đê ven sông Hồng, thường xuyên đối diện với gió bão và mưa lụt nên bố tôi rất cẩn thận, thường chuẩn bị kỹ. Trong nhà luôn có sẵn chiếc thuyền nan tre, trám kín bằng vỏ cây sắn - loài cây trồng phổ biến thời ấy ở các tỉnh phía Bắc.

 

Trước mùa mưa lũ, bố tôi thường gọi họ hàng, người quen tập hợp thành một nhóm tới giúp từng nhà chuyển đồ đạc và thóc gạo lên các căn gác cao, gia cố chắc chắn. Còn với gia súc, ông làm sẵn chiếc bè bằng thân chuối, đóng lan can vây quanh để vận chuyển khi nước lũ dâng lên. Vài ngày trước những cơn bão, bố tôi và đàn ông trong vùng trèo lên nhà, chằng dây ngang mái ngói, neo giữ cửa sổ, cửa đi lại, làm kín những ô thoáng, chắn gió lùa vào.

 

Những năm 1980, thông tin dự báo không đầy đủ và cập nhật thường xuyên như bây giờ. Chúng tôi dựa cả vào chiếc loa phóng thanh của xã và các bản tin trên Đài Tiếng nói Việt Nam.

 

Buổi tối trước trận bão hôm đó, chị em chúng tôi được nhắc nhở đi ngủ sớm. Đang ngủ tôi choáng váng vì bị vật gì đó đập mạnh vào đầu trong tiếng hét thất thanh của bố. Ông đã lao đến, đè lên người tôi nhưng chỉ ngăn được một phần thanh xà gồ. Tôi bị thương ở trán. Bố cũng đau vì xà gồ đập ngang người.

 

Gió rít ầm ầm, mưa dội xuống ướt sũng chiếc giường ngủ. Bố kéo mấy chị em tôi ra khỏi giường, đẩy xuống tràng kỷ rồi cố hết sức kéo chiếc thuyền chụp lên phía trên. Trong bóng tối, bố xé chiếc áo đang mặc, lần sờ băng bó vết máu trên đầu tôi. Ngoài kia, tiếng đồ vật bị gió nhấc lên, rơi xuống, đập vào nhà cửa, vào cả chiếc thuyền tạo thành những âm thanh kinh hoàng.

 

Gió bớt giật khi trời đã gần sáng. Nước bắt đầu lên mấp mé sân. Căn nhà chúng tôi, đã được chằng chống kỹ lưỡng, vẫn bay mái, trống hoác. Chỉ có căn gác không mấy suy suyển, vẫn giữ được những thực phẩm cần thiết. Con lợn và đàn gà đã được neo lại trên bè chuối.

Thiệt hại với nhà tôi đỡ hơn cả. Hàng xóm nhiều nhà sập hoàn toàn. Bố cùng đàn ông, thanh niên trong vùng hối hả đưa những người bị thương đi cấp cứu. Xong việc, bố về đón chúng tôi. Mấy chị em cùng đàn lợn gà được "lùa" lên thuyền, đẩy đến nơi tập trung là trường học.

 

Lớn lên, tôi vào Nam lập nghiệp và gặp trận bão lớn thứ hai dù, không làm gia đình tôi thiệt hại quá nhiều. Đó là trận bão Durian quét qua thành phố Vũng Tàu năm 2006. Năm đó, dự báo cho biết, Durian có thể đi qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tối hôm trước bão, trăng sáng vằng vặc. Mặc dù đã chằng buộc các cửa rồi chờ đợi nhưng đến tận nửa đêm, tôi chủ quan nghĩ chắc dự báo sai, nên mở bớt cửa cho đỡ ngột ngạt.

 

Tuy vậy, gần sáng, cơn bão quét qua dải bờ biển rất nhanh. Nhiều người đang đi thể dục ngoài đường thì gặp bão. Năm đó thống kê cho thấy nhiều thuyền bè bị trôi dạt. Nhiều nhà bị bay mái, trong đó có nhà tôi.

 

Sáng nay, khi nhìn hình ảnh người dân miền Trung căng mình chằng buộc chống bão, trong đó có cảnh những gia đình xếp xoong nồi, chậu nhựa và cả ngói xi măng đè lên mái tôn, lòng tôi quặn lên nỗi xót xa, lo lắng. Những trang bị chống bão thô sơ đó dễ dàng bị gió cuốn bay, thậm chí gây nguy hiểm cho các ngôi nhà liền kề hoặc người đi đường.

 

Tới chiều tối 27/9, Noru, cơn bão được đánh giá mạnh nhất trong 20 năm qua đã ập vào Đà Nẵng, Quảng Ngãi, giật đổ, tốc mái nhiều ngôi nhà. Từng trải qua hai lần khiếp sợ trong những ngôi nhà bị bão giật tốc mái, tôi ước gì người dân, đặc biệt là những hộ nghèo, yếu thế, được hỗ trợ chuẩn bị tốt hơn.

 

Nằm ở rốn bão lũ, người dân miền Trung không thiếu kinh nghiệm chống chọi với thiên tai để biết những điều đơn giản như: đè chắn mái nhà bằng các bao cát sẽ an toàn hơn chậu nhựa, xoong nồi. Và miền Trung vốn cũng không thiếu cát. Điều họ thiếu có lẽ là sức người và vật dụng, nên đành có gì chống nấy. Có những gia đình neo đơn, chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ em. Họ sẽ cần đến sự hỗ trợ tận tay của chính quyền hoặc các nhóm cộng đồng thay vì các hướng dẫn bằng loa hoặc văn bản.

 

Ngoài việc hỗ trợ chằng chống nhà cửa, "combo" chống bão chuẩn bị cho các hộ gia đình theo tôi bao gồm, nhưng không giới hạn, các loại thuốc, đồ sơ cứu, nhu yếu phẩm. Các nhóm gia đình có thể cần chuẩn bị sẵn xuồng cứu sinh trong trường hợp nước lụt dâng lên.

 

Trong kinh tế, có một khái niệm đặc biệt gọi là "vốn xã hội"(social capital). Kinh tế gia người Mỹ Lyda Judson Hanifan đưa ra khái niệm này vào năm 1916, dùng để chỉ tình thân hữu, sự thông cảm, giúp đỡ và sẻ chia lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn và cả những rủi ro, kinh nghiệm chống chọi với khó khăn, để vươn lên trong nghịch cảnh. Những gắn kết của xã hội Việt Nam vốn đã đan xen trong lũy tre làng và luôn trỗi dậy tự nhiên, mạnh mẽ trong khó khăn.

 

Bão đã ập đến. Bây giờ là lúc "vốn xã hội" cần đóng vai trò của mình trong việc thúc đẩy sự yêu thương hỗ trợ nhau vượt qua giông bão bằng cách chia sẻ sức người, kinh nghiệm phòng chống cũng như cứu trợ trước và sau bão.

 

Vũ Ngọc Bảo

 

================================

 

Hơn 1.6 triệu trẻ em gặp nguy hiểm trước cơn bão Noru

Trong thông báo gửi cho các cơ quan thông tấn báo chí, Quĩ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết có hơn 1.6 triệu trẻ em có khả năng…

·         An Bình-

·         27 tháng 9, 2022

 

.

Mái che sân trường bị đổ sập ‘do ảnh hưởng bão Noru’!

PGS.TS Phạm Hoàng Quân – hiệu trưởng Trường đại học Sài Gòn – xác nhận về nguyên nhân mái che sân trường bị sập vào trưa ngày 26 Tháng Chín.

·         Tường Vy-

·         26 tháng 9, 2022

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats