Barry Eichengreen | DCVOnline
Posted on May
17, 2017 by editor — 0
Comments
http://dcvonline.net/2017/05/17/trung-quoc-la-ben-thang-cuoc-trong-thoa-thuan-thuong-mai-voi-hoa-ky/
Thỏa thuận thương mại Mỹ và Trung Quốc công bố vào
tuần trước không dễ đánh giá; nó liên quan đến tất cả mọi thứ, từ thịt bò và
gia cầm đến khí đốt hoá lỏng. Washington và Bắc Kinh ca ngợi nó như là một bước
đột phá quan trọng, nhưng giới bình luận hoài nghi đã coi đó chỉ là một sự đóng
gói lại những cam kết hiện có.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Chủ tích TQ Tập Cận Bình. Nguồn: Caixin
Điều quan trọng nhất cần nói đến về thỏa thuận đó là
nó đã ngăn ngừa được một tai hoạ lớn. Một dấu hiệu cho thấy sau cuộc họp thượng
đỉnh Mar-a-Lago, Chủ tịch Xi Jinping và Tổng thống Donald Trump muốn hợp tác với
nhau. Thành công của họ trong việc ký kết một thỏa thuận, tuy khiêm tốn, đã
mang lại lý do để hy vọng có thể tránh một cuộc chiến tranh thương mại.
Một dấu hiệu tích cực khác là thỏa thuận này đòi hỏi
hai bên cam kết có hạn để tiếp tục mở rộng thị trường của họ. Một cách khác Hoa
Kỳ có thể đòi Trung Quốc tự áp hạn chế xuất khẩu nhôm và thép, theo cách Hoa Kỳ
đã yêu cầu giới sản xuất xe hơi Nhật Bản vào những năm 1980. Để giữ thể diện,
Trung Quốc sẽ yêu cầu Hoa Kỳ, tự hạn chế xuất cảng hàng nông sản và dịch vụ tài
chính. Nhưng thay vì hạn chế thương mại, hai chính phủ đã cùng cam kết mở rộng
thị trường của mình.
Chắc chắn, những người chỉ trích nhấn mạnh việc đóng
gói lại những cam kết đã có trước đây là hữu lý. Gần một thập kỷ trước Trung Quốc
đã đồng ý cho các công ty thẻ tín dụng nước ngoài vào hoạt động ở TQ. Tháng 9 vừa
rồi TQ đã cam kết loại bỏ lệnh cấm nhập cảng thị bò Mỹ. Và mặc dù thống nhất về
nguyên tắc cho phép giới cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử nước ngoài nhập
vào thị trường trong nước, Hoa Kỳ đã kiện và thắng ở Tổ chức Thương mại Thế giới
về vấn đề này.
Những nhượng bộ khác mới hơn. Trung Quốc đồng ý cho
phép các cơ quan xếp hạng tín dụng của Hoa Kỳ tham gia vào thị trường nội địa
và để đẩy nhanh sự chấp thuận các hạt giống được tạo ra bằng kỹ thuật. Hoa Kỳ
đã đồng ý giảm hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên hoá lỏng sang Trung Quốc và
bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm gia cầm đã nấu chín. Mặc dù đây không phải
là những nhượng bộ ghê gớm, nhưng ít nhất chúng cũng chuyển sang hướng tự do
hóa.
Vậy bên nào đã tiến xa hơn trong việc đạt được các mục
tiêu căn bản? Chắc chắn phần quan trọng nhất của thoả thuận, quan trọng hơn cả
thịt gà hay thẻ tín dụng, là Trump đồng ý gửi một phái
đoàn chính thức tới Hội nghị Thượng đỉnh Vành đai và Xa lộ ở Bắc Kinh.
Chính quyền của Tổng thống Obama đã từ chối không tham gia vào Ngân hàng Đầu tư
Cơ sở Hạ tầng Châu Á, có liên kết chặt chẽ với Dự án Vành đai và Xa lộ, vì sợ
Trung Quốc sẽ sử dụng ngân hàng và Dự án Vành đai và Xa lộ để định hình quan hệ
kinh tế ở châu Á và châu Phi có lợi cho họ. Nhưng chính quyền Obama đã có một
chiến lược khác – đó là Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhằm thúc đẩy sự hội
nhập châu Á với Tây Bán cầu. Bằng cách gạt bỏ TPP ngay từ đầu, chính quyền
Trump đã đóng con đường này lại. Và bây giờ, cho dù có công nhận ra hay không
công nhận, Mỹ đã xác nhận đương ủng hộ con đường để Trung Quốc sẽ có tiếng nói
mạnh nhất.
Ưu tiên khác của Bắc Kinh, ngoài việc hình thành việc
hội nhập khu vực, là việc bảo đảm an ninh năng lượng. Và việc vận động Mỹ nâng
trần xuất khẩu khí đốt tự nhiên hoá lỏng là một thành tựu quan trọng.
Chính quyền Trump đã đạt được những gì? Xuất khẩu thịt
bò bít tết T-bone và các dịch vụ đánh giá tín dụng sẽ không đem việc làm sản xuất
về lại Mỹ. Các biện pháp tự do hóa thị trường hạn chế này sẽ không làm giảm
thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản hiện hành của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ hiện bị
thâm hụt tài khoản vãng lai vì tiết kiệm ít hơn đầu tư. Một thỏa thuận thương mại
với Trung Quốc, ngay cả một thoả hiệp nhiều tham vọng cũng không thể làm gì để
thay đổi sự kiện căn bản này.
Một yếu tố quyết định thay đổi quan trọng hơn đối với
những thâm hụt thương mại trong tương lai chắc chắn sẽ thay đổi trong ngân sách
liên bang. Và nếu ngân sách đó thâm hụt hơn nữa – nếu chính phủ tiết kiệm ít
hơn nữa – thì thâm hụt bên ngoài sẽ tệ đi hơn là cải thiện. Đây chính là kết quả
do những đề nghị về chính sách thuế của chính quyền Trump gần đây. Bộ trưởng
thương mại Wilbur Ross khẳng định tuần trước rằng một sự cải thiện về thâm hụt
thương mại của Mỹ phải được thể hiện rõ “vào cuối năm”. Hãy đợi đến mùa thu, cử
tri của chính phủ của ông bắt ông ta phải chịu trách nhiệm về lời hứa này.
Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ trong giao dịch với Trung Quốc. Nguồn: https://economics.stackexchange.com
Động cơ thúc đẩy của chính quyền Trump rõ ràng là để
có được sự hợp tác của Trung Quốc về vấn đề Bắc Hàn. Theo quan điểm của Trump,
Trung Quốc hiện đã có một cam kết ngầm để giải quyết vấn đề này. Nhưng muốn Bắc
Hàn hạn chế các cuộc thử hoả tiễn và đồng ý để kiểm tra các cơ sở hạt nhân của
họ sẽ mất nhiều năm, ngay cả khi Bắc Kinh áp dụng tất cả các áp lực sẵn trong
tay. Trump thiếu kiên nhẫn. Trong tương lai không quá xa, ông sẽ thiếu kiên nhẫn
vì không thấy tiến bộ về mặt Bắc Hàn và về sự thất bại không cân bằng được cán
cân thương mại của Mỹ. Vào lúc đó, Trung Quốc có thể sẽ trở thành mục tiêu của
sự giận dữ của ông ta.
*
Barry Eichengreen là giáo sư kinh tế và khoa học
chính trị George C. Pardee và Helen N. Pardee tại Đại học California, ở
Berkeley.
© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ
DCVOnline.net
-----------------------
Nguồn: Opinion: China Emerges as Winner in Trade Agreement With U.S. Barry
Eichengreen. Caixin Global (Tai Tân Toà cầu), May 16, 2017.
No comments:
Post a Comment