Friday 5 May 2017

NHẬN ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CỐ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU (Lâm Vĩnh Thế)




Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017

Sau ngày 30-4-1975, và trong một thời gian khá dài, có lẽ đến 10-15 năm, phần đông người Việt ở hải ngoại đều có một nhận định chung không tốt về cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu như sau: một nhà lãnh đạo hèn nhát, đào ngũ, bỏ rơi đồng đội và đồng bào, và là người lãnh đạo chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự sụp đổ quá nhanh của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Nhận định này, mặc dù phổ biến, và dựa vào một số sự việc đã xảy ra trong các tháng 3-4/1975, chỉ là do cảm tính, không dựa vào bất cứ tài liệu khả tín nào cả. Gần như ai cũng biết và nhớ câu nói nổi tiếng của ông “Ðừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm,” nhưng hình như đó cũng là sự đánh giá duy nhứt của nhân dân Miền Nam về sự nghiệp chính trị của ông. Nhưng dần dà sau đó, với sự ra đời của một số sách và bài báo ngày càng nhiều, cả Việt ngữ lẫn Anh ngữ, của một số tác giả nghiêm túc, và dựa trên những tài liệu mật của Chính phủ Hoa Kỳ đã được giải mật, nhận định của người Việt hải ngoại về ông đã có phần thay đổi. Bài viết này cố gắng đưa ra một đánh giá trung thực, khách quan về vị nguyên thủ quốc gia này của VNCH. Tiêu chuẩn mà người viết sử dụng trong việc đánh giá lại nhân vật lịch sử này gồm 3 yếu tố: 1) Quá trình đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn; 2) Cách ứng xử, quyết định và hành động; và 3) Khả năng chính trị và cầm quyền. Việc đánh giá này tập trung trong 3 giai đoạn quan trọng trong cuộc đời chính trị của nhân vật này: 1) Trước cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963, 2) Từ sau cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 cho đến ngày 30-10-1967; và 3) Từ ngày 1-11-1967 cho đến khi ông từ chức Tổng Thống VNCH vào ngày 21-4-1975.


*
*
Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Giai Đoạn Từ Khi Trở Thành Tổng Thống VNCH Cho Đến Khi Từ Chức 
Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu đã đảm nhận trọng trách Tổng Thống VNCH gần trọn 2 nhiệm kỳ (mỗi nhiệm kỳ, theo Hiến Pháp ban hành ngày 1-4-1967, là 4 năm), trong một khoảng thời gian chính xác là 7 năm, 5 tháng và 21 ngày, từ ngày 31-10-1967 đến ngày 21-4-1975.
Người viết sẽ nhận định và đánh giá những việc ông đã làm với tư cách Tổng Thống VNCH trong 3 lãnh vực: chính trị, quân sự, và kinh tế – xã hội.  Người viết sẽ sử dụng hệ thống điểm như sau: A (Xuất sắc = 4), B (Giỏi = 3), C (Khá = 2), D (Kém = 1), và F (Thất bại, không đạt yêu cầu = 0).
Trước khi tiến hành công việc đánh giá này, chúng ta cần nhận định rõ hai điều sau đây về Tổng Thống Thiệu để có thể thật sự công bằng trong việc đánh giá những việc làm của ông: 1) Ông đã có được một thời gian hơn 2 năm (từ ngày 13-6-1965 đến ngày 30-10-1967) tập sự cầm quyền với tư cách là Chủ Tịch UBLĐQG, tức Quốc Trưởng; 2) Trọn thời gian làm Tổng Thống gần 8 năm của ông, VNCH là một quốc gia trong thời chiến với những khó khăn về mọi mặt, và còn phải chịu rất nhiều áp lực từ phía quốc gia cung cấp các phương tiện chiến đấu là Đồng Minh Hoa Kỳ. 


*
*
Thứ Năm, 4 tháng 5, 2017

Ông đến Sài Gòn với tinh thần lạc quan đó. Nhưng mọi việc đã diễn ra không phải như ông mong đợi. Hai phái đoàn Hoa Kỳ và VNCH bắt đầu họp từ ngày 19-10-1972. Việc đầu tiên Kissinger làm là trình cho Tổng Thống Thiệu lá thư riêng của Tổng Thống Nixon viết cho ông, với nội dung chính là khuyên Tổng Thống Thiệu chấp nhận bản thỏa hiệp, trong đó có câu sau đây: “I believe we have no reasonable alternative but to accept this agreement.” 54 (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: Tôi tin rằng chúng ta không có giải pháp nào hợp lý hơn là chấp nhận bản thỏa hiệp này”).  Ông Thiệu đọc xong không bình luận gì cả và bắt đầu phiên họp ngay.

Phía Hoa Kỳ gồm có: Cố Vấn Kissinger, Đại sứ Bunker và phụ tá là ông Charles Whitehouse, ông William Sullivan của Bộ Ngoại Giao, ông Winston Lord của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và thông dịch viên David Engel.  Phía VNCH gồm có: Tổng Thống Thiệu, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Ngoại Trưởng Trần Văn Lắm, Phụ Tá Đặc Biệt Nguyễn Phú Đức, ông Trần Kim Phượng, Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ, ông Phạm Đăng Lâm, Trưởng Phái Đoàn VNCH tại Hòa Đàm Paris, và ông Hoàng Đức Nhã với tư cách thông dịch viên.  Sau khi nghe ông Kissinger trình bày về thỏa hiệp, phía VNCH đã đặt một số câu hỏi. Cuối phiên họp Tổng Thống Thiệu bảo ông Kissinger là phía VN cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng bản thỏa hiệp. Sáng ngày 21-10-1972, phía VNCH yêu cầu phía Hoa Kỳ sửa lại bản thỏa hiệp tất cả 23 chổ trong văn bản. Một phiên họp tại Dinh Độc Lập để thảo luận về 23 điểm này được ấn định vào lúc 2 giờ chiều.  Sau đó phiên họp được phía VNCH dời lại đến 5 giờ chiều mà không cho biết lý do.  Đến 5 giờ cũng không thấy động tịnh gì về phía VNCH cả. Đại sứ Bunker gọi điện thoại vào Dinh Độc Lập thì được báo cho biết là Tổng Thống Thiệu đang bận họp Hội Đồng Nội Các.  Nửa tiếng đồng hồ sau, ông Hoàng Đức Nhã gọi điện thoại đến báo cho phái đoàn Mỹ biết buổi họp đã được dời lại 8 giờ sáng hôm sau và sau đó cúp máy, không một lời giải thích.  Ngày hôm sau, Chúa Nhựt, 22-10-1972, lúc 8 giờ sáng, trong phiên họp chỉ có 4 người, Tổng Thống Thiệu và ông Hoàng Đức Nhã một bên, và Kissinger và Đại sứ Bunker một bên, Tổng Thống Thiệu cho biết ông không đồng ý rất nhiều điểm trong thỏa hiệp, nhưng quan trọng nhứt là 2 chuyện sau đây: 1) Bắc Việt không rút quân; và 2) Thành phần và hoạt động của HĐHGDT.   Ông cũng cho biết ông cần tham khảo Quốc Hội và chờ đợi báo cáo của các cố vấn của ông về phản ứng của Hoa kỳ đối với 23 điểm mà phía VNCH đã đề nghị sửa lại.  Và hẹn gặp lại Kissinger vào 5 giờ chiều để trả lời dứt khoát về bản thỏa hiệp.  Tại buổi họp lúc 5 giờ chiều, với thành phần giống như vào buổi sáng, Tổng Thống Thiệu, nói bằng tiếng Việt và ông Hoàng Đức Nhã dịch sang tiếng Anh, dứt khoát từ chối không ký thỏa hiệp.  Trong hồi ký của mình, Kissinger ghi lại là trong lúc trình bày, cả hai ông Thiệu và ông Nhã có lúc bật khóc.55 Mặc dù thất bại hoàn toàn trong việc thuyết phục Tổng Thống Thiệu, Kissinger vẫn giữ dự định ra Hà Nội để ký tắt thỏa hiệp với Bắc Việt, nhưng Tổng Thống Nixon không đồng ý56 và ra lệnh cho ông phải quay về Mỹ ngay.  Kissinger trở về Hoa Kỳ ngày 23-10-1972. Trước khi rời Sài Gòn, Kissinger đã đến Dinh Độc Lập gặp Tổng Thống một lần chót vào buổi sáng.  Phiên họp này diễn ra nhẹ nhàng hơn rất nhiều, nhưng Tổng Thống Thiệu vẫn khẳng định 3 điều: 1) Bắc Việt phải rút quân; 2) Khu Phi Quân Sự phải được tôn trọng; và 3) Thành phần của HĐHGDT phải được quyết định dựa trên kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý.  Kissinger hứa sẽ cố gắng thương thuyết trở lại với Bắc Việt những điểm này.  Chiều hôm đó Tổng Thống Thiệu ra trước lưỡng viện Quốc Hội, đọc một bài diễn văn (có trực tiếp truyền hình cho cả nước), trình bày mọi việc và được Quốc Hội hoan hô và ủng hộ rất mạnh. Phụ Tá Đặc Biệt Nguyễn Phú Đức đề nghị và Tổng Thống Thiệu đồng ý thực hiện: cử các cố vấn của ông đi trình bày và giải thích quyết định của Chính phủ VNCH cho các nước bạn và đồng minh trong vùng để tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của họ đối với lập trường của VNCH về vấn đề hòa đàm.  Phụ Tá Nguyễn Phú Đức đi các nước Cam Bốt, Lào, Thái Lan, và Indonêxia. Đại sứ Trần Kim Phượng đi các nước Singapore, Mã Lai Á, Úc, và Tân Tây Lan.  Đại sứ Phạm Đăng Lâm đi các nước Phi Luật Tân, Đại Hàn, và Nhật Bản.57 


*
*
Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

Nội Dung Của Lệnh

Về mặt nội dung, lệnh của Tổng Thống Thiệu gồm 2 phần: 1) Bỏ Pleiku-Kontum, rút toàn bộ quân chủ lực của Quân Ðoàn II về vùng duyên hải; và 2) Tổ chức lại lực lượng để phản công tái chiếm Ban Mê Thuột.  Quân Ðoàn II chỉ thực hiện được phần 1 của lệnh này; phần 2 của lệnh này không bao giờ được thực hiện vì, trên thực tế, sau cuộc triệt thoái, Quân Ðoàn II không còn hiện hữu nữa.  Lệnh của Tổng Thống Thiệu, như đã nói ở trên, là: “rút nhanh, gọn để bảo toàn sự bất ngờ,” nhưng hoàn toàn không có nói gì hết về khung thời gian, như vậy có thể được xem như giao toàn quyền cho Tướng Phú quyết định về khía cạnh này.  Và Tướng Phú, trong cuộc họp với các sĩ quan cao cấp tại Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn II của ông vào đêm 14-3-1975, đã quyết định bắt đầu ngay cuộc triệt thoái vào sáng ngày 16-2-1975, nghĩa là chỉ sau có 1 ngày chuẩn bị (15-3-1975) mà thôi, nghĩa là, trên thực tế, có thể xem như là không có chuẩn bị gì cả, một điều gần như không có thể nào tưởng tượng được cho một cuộc hành quân ở cấp quân đoàn. Một điều cũng không bình thường là ngay cả lệnh hành quân trên giấy tờ mà lẽ ra Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn phải gửi cho các đơn vị trực thuộc Quân Ðoàn cũng không có luôn.







No comments:

Post a Comment

View My Stats