Định An
Tác
giả gửi tới Dân Luận
10/05/2017
Trong tất cả nguyên nhân của gây nên những nổi đau,
bất hạnh ở xã hội này, sự rườm rà, phức tạp của thủ tục hành chính là một trong
những điều tệ hại nhất. Ngay ông Nguyễn Sinh Hùng khi đang đương chức Chủ tịch
Quốc hội cũng phải thốt lên “Thủ tục hành chính cay độc, độc ác lắm” thì dân
đen chỉ biết kêu trời.
Có lẽ, không ở đâu có nhiều thủ tục hành chính như xứ
ta, nó hành dân, hành doanh nghiệp và thậm chí là, hành cả những kẻ đẻ ra nó. Dẫn
chứng, ông Thứ trưởng bộ Tư pháp bị làm khó khi khai sinh cho cháu. Nói nhiều,
phản ánh cũng nhiều, hậu quả thấy cũng nhiều nhưng tại sao không thay đổi?
Đấy, chỉ vì cái thủ tục nhập khẩu rờm rà, nhiều
khâu, nhiều cấp, mất thời gian ấy: 20.000 ngàn viên thuốc đặc trị ung thư ở Bệnh
viện Truyền máu và huyết học đã bị tiêu hủy vì quá hạn sử dụng; 267 viên thuốc
Nexavar ở Bệnh viện Ung bướu TPHCM hết hạn sử dụng bị tiêu hủy (giá hơn 1 triệu
đồng/viên). Trong khi bệnh nhân không có thuốc điều trị.
Bất cứ ai đọc những thông tin trên cũng giật mình,
đau lòng, phẩn nộ. Hàng chục ngàn viên thuốc đặc trị đó nếu được sử dụng sẽ kéo
dài sự sống được biết bao nhiều người bệnh.
Phải có ai đó chịu trách nhiệm về những sự việc
trên, nhưng ai bây giờ: Chính quyền thành phố, Bộ y tế, Sở y tế, Sở tài chính,
Hải quan, Bệnh viện hay là thằng giao thuốc?
Hãy đọc lời giải thích của Bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám
đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM trên báo lao động để hiểu sự cay đắng.
"Vào ngày 26.11.2013, bệnh viện mới nhận được bộ
chứng từ để đi làm các thủ tục xin phép cơ quan chức năng bao gồm: Sở Y tế
TPHCM, Liên hiệp Hữu nghị, UBND TPHCM, Cục Quản lý dược, Sở Tài chính. Và phải
đến gần 8 tháng sau, ngày 21.7.2014, BV mới nhận được văn bản đồng ý của Sở Tài
chính và báo Cty Novartis chuyển thuốc về Việt Nam.
Một tuần sau thuốc về đến sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy
nhiên, Hải quan TPHCM không đồng ý cho BV nhập thuốc về với lý do… hạn dùng dưới
12 tháng (theo quy định là thuốc phải có hạn sử dụng trên 12 tháng mới được nhập).
BV phải gửi công văn trình Sở Y tế rồi Bộ Y tế và Cục Hải quan để được hỗ trợ.
Sau nhiều lần đề xuất, cuối cùng, Cục Hải quan mới đồng ý cho BV nhập thuốc về
để “kịp thời cho người bệnh”. "
Vậy là sau một quy trình thủ tục lằng nhằng, gần 12
tháng sau, vào ngày 13.8.2014, BV mới được nhập thuốc về. Đến thời điểm này, hạn
sử dụng của lô thuốc chỉ còn 10 tháng: “Đã
có 5 - 10 bệnh nhân nằm trong chương trình tử vong trong thời gian chờ nhập thuốc
về”.
Còn đây là giải thích của dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc
Dung - cố vấn khoa Dược, Bệnh viện Ung bướu TPHCM:
"Đầu tiên, BV dựa vào tình hình sử dụng thuốc
để lên kế hoạch dự trù số lượng thuốc mới nhập về. Sau đó, BV gửi đề nghị cho Cục
Quản lý dược phê duyệt. Khi Cục Quản lý dược phê duyệt thì BV làm công văn gửi
Sở Y tế đồng thời báo với phía Cty dược lên kế hoạch sản xuất thuốc. Trong lúc
đó, Sở Y tế lại phải làm một số công văn gửi Hội Liên hiệp. Hội Liên hiệp thông
qua rồi gửi UBND TP chấp thuận hàng tài trợ. Khi UBND TP chấp thuận thì BV báo
cho phía Cty dược chuyển thuốc về Việt Nam. Khi thuốc về đến cửa khẩu hải quan
thì BV lại phải xin Sở Tài chính cho nhập hàng viện trợ và làm thủ tục lãnh
hàng tại hải quan. Cuối cùng, Sở Tài chính được mời xuống hải quan để kiểm kê
lô thuốc nhập về. Hoàn thành các thủ tục trên thì thuốc mới tới tay bệnh nhân."
Cứu người như cứu hỏa mà thuốc nhập về đường đi lòng
vòng như lạc vào mê cung hỏi sao khi về đến bệnh viện thuốc chẳng sắp hết hạn sử
dụng. Ai cũng thấy đó là bất cập, là độc ác với người bệnh, nhất lại là những
người đang phải giành sự sống từng ngày, từng giờ. Nhưng chẳng ai chịu hiểu, chịu
hành động. Không lẽ các vị vô tâm, vô cảm đến vậy.
Chẳng phải Đảng luôn nói rằng, Xây dựng nền hành
chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo đảm quản lý thống nhất, thông suốt,
hiệu lực, hiệu quả; lấy phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất
- kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân là mục tiêu chủ yếu trong hoạt
động của mình (Trích tạp chí cộng sản, ngày 14/3/2013).
Vậy, tại sao lại có những sự việc trái khoái như thế?
Đừng có nhắm mắt làm ngơ cho những sai phạm, để rồi
tiếp tục reo rắc nổi đau. Có khó gì đâu, sai phạm là cho nghĩ việc, nghiêm trọng
thì truy tố, không có rút kinh nghiệm, hay kiểm điểm gì. Đừng sợ không có người
làm việc, ngoài kia vẫn còn hàng trăm ngàn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp hãy cho
họ cơ hội.
Nhưng đó chưa phải là tất cả, còn một nguyên nhân nữa
dẫn đến thuốc hết hạn sử dụng phải tiêu hủy: Nhiều bệnh nhân không đủ tiền để tự
mua thuốc dẫn đến chuyện BV dư thuốc, phải tiêu hủy khi hết hạn. Xin nói thêm,
đây là thuốc nằm trong trương trình viện trợ của các đơn vị, tổ chức phi chính
phủ.
Cũng theo dược sĩ Dung: "Chương trình viện
trợ thuốc Nexavar nhiều năm trước đã đi vào ổn định. Tuy nhiên, từ tháng
1.2015, BHYT bắt đầu thay đổi chính sách chi trả. Trước đây, bệnh nhân được
BHYT thanh toán từ 80 - 100% giá thuốc. Từ năm 2015, loại thuốc này chỉ được
chi trả 50%, bệnh nhân phải chi 50% (giá khoảng 500.000 đồng/viên). 2/3 bệnh
nhân đã ngừng dùng loại thuốc này vì không đủ khả năng. Do lượng bệnh nhân giảm
nên xảy ra tình trạng dư thuốc và BV phải hủy thuốc vì hết hạn sử dụng: “Trước
khi hủy thuốc, BV đã gửi công văn cho nhà tài trợ để họ nắm tình hình và có
phương án chuyển thuốc qua BV khác cho bệnh nhân sử dụng. Tuy nhiên, đó là tình
hình chung, tại các BV khác cũng xảy ra tình trạng tương tự. Đây là lần đầu
tiên, BV phải hủy bỏ thuốc vì hết hạn”.
Đọc mà không tin đó là sự thật, 2/3 bệnh nhân ngưng
dùng thuốc vì không đủ tiền chi trả. Các bệnh viện khác cũng xảy ra trường hợp
tương tự. Họ thà để hết hạn rồi tiêu hủy chứ không bán rẻ cho dân.
Những lúc như thế này chính quyền đâu sao không can
thiệp, không lẽ nhà nước nghèo đến độ không thể bỏ ra vài trăm triệu để hộ trợ
cho người dân bệnh tật. Một cơ quan nhà nước chi 3,2 tỷ tiếp khách, trong đó một
bữa ăn cả chục triệu (Gia Lai) thì nhẹ tựa lông hồng, vậy mà bỏ ra vài trăm triệu
hộ trợ tiền thuốc cho dân sao mà nặng nề, khó khăn. Vậy mà suốt ngày ra rả, lặp
đi lặp lại nhà nước do dân, của dân, vì dân.
Các vị lãnh đạo có chế độ chăm sóc y tế riêng, có
bác sĩ riêng, nằm viện cũng có khu vực riêng. Có ai đi khám, hay nằm điều trị
như người dân nghèo đâu mà thấu hiểu nổi khổ của họ. Nên các vị đâu cần phải
lo, cứ kệ “sống chết mặc dân”. Rồi đây, khi phí dịch y tế tăng, sẽ còn biết bao
nhiều người chết vì không có tiền chữa bệnh?
Không biết, trước những thông tin trên Bộ trưởng Tiến
có lên tiếng, chỉ đạo gì không, hay là bà đang bận tập hát để chuẩn bị cho ngày
thầy thuốc năm sau?
Định
An
No comments:
Post a Comment