18/05/2017
Đang trong chuyến đi vận động quốc tế ở châu Âu và
trao thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa, Giám mục Giáo phận Vinh Phaolo Nguyễn
Thái Hợp nói với VOA rằng ông đau lòng khi phải thực hiện một chuyến đi mà lẽ
ra là của những người cầm quyền.
“Đây là chuyến đi ngoài dự phóng cũng như chuyên môn
của chúng tôi vì thực sự chúng tôi không được đào tạo để thực hiện những chuyến
đi như vậy. Chúng tôi là những người làm mục vụ. Đáng lẽ những chuyến đi như vậy
phải là của những người cầm quyền”.
Giám Mục Nguyễn Thái Hợp trao petition đến cựu thị trưởng Geneva, Michel
Rosetti, trong buổi tiếp tân do đương kim thị trưởng Guillaume Barazzone và các
chính khách khác cùng tổ chức.
Từ chối
giúp đỡ của quốc tế
Trong chuyến đi kéo dài hai tuần tới Na Uy, Đức, Bỉ
và Thụy Sĩ, phái đoàn của Giáo phận Vinh đã có những cuộc tiếp xúc với Liên Hiệp
Quốc, Liên Hiệp Châu Âu, một số Bộ Ngoại giao, các tổ chức thuộc Giáo Hội Công
Giáo và các tổ chức xã hội dân sự.
Chia sẻ với VOA về kết quả chuyến đi, Giám mục Nguyễn
Thái Hợp nói các cuộc tiếp xúc với các tổ chức quốc tế càng khiến ông thêm đau
lòng.
“Buồn vì cách xử sự của những người cầm quyền, của những người đại diện của
dân. Chẳng hạn, một điều cụ thể mà chúng tôi nhận thấy, khi ở Việt Nam tôi cũng
đã nghe, là một số nước muốn đến để giúp đỡ cho Việt Nam, giúp cho Việt Nam có thể
nghiên cứu tìm ra nguyên nhân của thảm họa và nhất là xử lý thiên nhiên đã bị
thảm họa đó bằng những phương pháp khoa học, kỹ thuật hiện đại để trả lại vùng
biển miền Trung, và cho người dân biết thảm họa đến bao nhiêu, thảm họa kéo dài
bao nhiêu, bao giờ có thể ăn cá được, bao giờ có thể đi ra biển được v.v..
Không những nhà nước đã từ chối một số nước, mà ngay cả cơ quan của Liên Hiệp
Quốc cũng đã có những đề nghị đó mà không hiểu tại sao những người đại diện của
dân cũng từ chối đề nghị của cơ quan Liên Hiệp Quốc. Điều đó khiến tôi cảm thấy
đau lòng”.
Mị dân
và vô trách nhiệm
Hơn một năm sau khi xảy ra thảm họa môi trường lịch
sử, Giám mục Nguyễn Thái Hợp nói những câu hỏi rất căn bản của người dân như
nguyên nhân của thảm họa, tác hại của nó thế nào, kéo dài bao lâu, khi nào biển
miền Trung được khôi phục trở lại… vẫn chưa được trả lời thỏa đáng.
“Cho tới hôm nay, tôi thấy rằng chúng tôi chỉ gặp được những câu trả lời
một cách rất mị dân và vô trách nhiệm. Chẳng hạn có những quan chức, khi thảm họa
xảy ra ít lâu, đã xuống biển tắm để nói với dân rằng ‘Tắm đi!’. Có những người
trả lời một cách vô trách nhiệm rằng biển miền Trung cũng như dân tộc Việt Nam
oai hùng nên nó tự có thể tẩy xóa được thảm họa, những chất độc trở lại tình trạng
ban đầu”.
Phái đoàn của Giáo phận Vinh trong chuyến đi vận động quốc tế và trao thỉnh
nguyện thư về thảm họa Formosa.
Những
“cuộc xung đột đau lòng”
Kể từ khi xảy ra thảm họa môi trường ở vùng biển miền
Trung hồi tháng 4/2016, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại địa phương và trên
khắp các tỉnh thành đòi chính quyền và Formosa phải minh bạch thông tin về thảm
họa và bồi thường xứng đáng cho người dân.
Mặc dù phía chính quyền nói đã phân phối số tiền đền
bù 500 triệu đôla của Formosa tới các nạn nhân trực tiếp của thảm họa, nhưng
nhiều người dân không đồng tình với cách giải quyết của chính quyền. Gần đây,
các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra, đặc biệt tại tỉnh Nghệ An.
“Nguyên nhân sâu xa vẫn là chưa đền bù xứng đáng. Có những người lẽ ra phải
được đền bù xứng đáng thì vẫn chưa được vào danh sách [đền bù]. Có những người
không liên quan gì đến thảm họa môi trường, không phải là nạn nhân thì đã được
đền bù. Tại sao vậy? Phải chăng vì tham nhũng, vì lợi ích nhóm?”, Giám mục Nguyễn Thái Hợp đặt câu hỏi.
Tỉnh Nghệ An vốn không được chính quyền xếp vào danh
sách bồi thường của thảm họa Formosa, nhưng nhiều người dân địa phương nói họ
đã mất nguồn sinh kế, lâm vào cảnh nợ nần vì ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa.
Giám mục Nguyễn Thái Hợp cho biết ông đã hai lần làm
việc với chính quyền tỉnh Nghệ An và được chính quyền tỉnh cho biết đã đề đạt
ra trung ương để đưa một số khu vực ở Nghệ An vào danh sách nạn nhân cần được bồi
thường. Tuy nhiên cho tới nay, ông vẫn chưa nhận được câu trả lời cho vấn đề
này. Theo ông, chính sự phẫn uất của người dân đã dẫn đến những "cuộc xung
đột đau lòng" giữa người dân và chính quyền.
“Chuyện này đáng lẽ giải quyết một cách êm thắm giữa người dân và chính
quyền, mà cuối cùng không được giải quyết, đưa đến những cuộc xung đột. Những
cuộc xung đột đó thật sự rất đau lòng. Càng đau lòng hơn khi người dân bị đánh
đập trong khi họ là những nạn nhân cần được đền bù xứng đáng”.
Người dẫn đầu phái đoàn của Giáo phận Vinh cho biết
chuyến đi vận động lần này là một chuyến đi “tiếp cận”, giúp cho các thành viên
biết cách nghiên cứu, sắp xếp và đề đạt các thỉnh nguyện của người dân một cách
cụ thể hơn để gửi tới nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế khác nhau, với mong muốn
giúp cho các nạn nhân của Formosa sớm tìm được câu trả lời cho những băn khoăn
của họ và được đền bù thỏa đáng.
Tính
đến sáng 18/5, thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa trên trang www.thamhoaformosa.com đã có
trên 195.000 người ký tên.
Giáo phận Vinh có quyết định thành lập Ban Hỗ trợ
các nạn nhân thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung vào tháng 9/2016, 5
tháng sau khi bắt đầu xảy ra hiện tượng hải sản chết hàng loạt, khiến đời sống
kinh tế trong khu vực gần như tê liệt.
---------------------------
TIN
LIÊN QUAN
UB
Hỗ trợ nạn nhân biển GP Vinh
Khía
cạnh pháp lý và môi trường của Formosa để vận dụng vào những cuộc đấu tranh sắp
tới
Triều
Giang
Nhóm
phóng viên tường trình từ Việt Nam
No comments:
Post a Comment